Khẩu súng chống tăng SPG-9 hay còn có tên gọi tiếng Nga là Kopye - nghĩa là Ngọn Giáo lần đầu tiên được phục vụ trong biên chế quân đội Liên Xô từ năm 1962. Nguồn ảnh: Flickr.Đây là loại hỏa lực có cấu tạo đơn giản, sử dụng cơ cấu không giật với nhiệm vụ chính là chống tăng. Loại súng chống tăng này có cỡ nòng 73mm và được ra đời để thay thế cho phiên bản súng không giật B-10. Nguồn ảnh: Flickr.Cùng với khẩu súng chống tăng cá nhân RPG-7 và súng trường tấn công AK-47, khẩu súng chống tăng SPG-9 cũng được coi là một trong những loại vũ khí huyền thoại bậc nhất của Liên Xô trong quá khứ. Tới nay, loại vũ khí này vẫn tiếp tục được sử dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Nguồn ảnh: QDND.Nhiều năm kể từ khi được ra đời, SPG-9 luôn là khắc tinh của mọi loại xe tăng với khả năng xuyên phá cực tốt của mình khi sử dụng đạn HEAT. Thậm chí với các loại xe tăng hiện đại ngày nay, khẩu SPG-9 vẫn hoàn toàn đủ khả năng tiêu diệt chúng nếu tấn công đúng chỗ hiểm. Nguồn ảnh: Flickr.Đặc biệt, Việt Nam đã làm chủ và tự sản xuất được mọi thành phần của khẩu súng chống tăng này trong nước. Trong đó đặc biệt các thành phần quan trọng nhất của súng như nòng và đạn. Nguồn ảnh: QK5.Tại Việt Nam, súng chống tăng SPG-9 được sản xuất tại nhà máy Z125 thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng dưới tên gọi SPG-9T với một số cải tiến phù hợp điều kiện tác chiến tại khu vực miền núi, điều kiện môi trường nóng ẩm, tác chiến bộ binh mang vác,...Nguồn ảnh: QPVN.Thông số kỹ thuật của SPG-9T gần như được giữ nguyên bản với khẩu SPG-9 do Liên Xô sản xuất trước đây. Toàn bộ súng khi lắp theo giá 3 chân có trọng lượng 59,5 kg, chiều dài tổng cộng 2,11m; chiều rộng 99cm và chiều cao 88cm. Nguồn ảnh: QDND.Để đáp ứng được nhiều yêu cầu tác chiến khác nhau, khẩu SPG-9T của Việt Nam được trang bị hai loại đnạ bao gồm đạn nổ phá với khối lượng 5,5 kg được sử dụng để chống bộ binh hoặc phá hủy công trình của đối phương và đạn nổ lõm chống tăng khối lượng 4,4 kg. Nguồn ảnh: QDND.Riêng đối với viên đạn chống tăng, viên đạn của SPG-9T cũng được Việt Nam cải tiến để đảm bảo an toàn tối đa cho xạ thủ cũng như tăng hiệu quả tiêu diệt mục tiêu, sơ tốc đầu nòng của viên đạn chống tăng tối đa lên tới 700 mét/giây nhưng khi thoát khỏi nòng súng, liều phóng ban đầu chỉ có sơ tốc 435 mét/giây, tránh để xạ thủ bị ảnh hưởng. Nguồn ảnh: QPVN.Thậm chí, một vài cải tiến còn cho phép súng chống tăng SPG-9T được gắn trên các phương tiện cơ giới hiện đại khác, cung cấp khả năng cơ động cao cũng như hỏa lực mạnh, đảm bảo quá trình vận động trên chiến trường không bị ảnh hưởng do trọng lượng quá lớn của súng gây ra. Nguồn ảnh: Flickr.Mời độc giả xem Video: Cận cảnh hỏa lực đáng kinh ngạc của khẩu SPG-9.
Khẩu súng chống tăng SPG-9 hay còn có tên gọi tiếng Nga là Kopye - nghĩa là Ngọn Giáo lần đầu tiên được phục vụ trong biên chế quân đội Liên Xô từ năm 1962. Nguồn ảnh: Flickr.
Đây là loại hỏa lực có cấu tạo đơn giản, sử dụng cơ cấu không giật với nhiệm vụ chính là chống tăng. Loại súng chống tăng này có cỡ nòng 73mm và được ra đời để thay thế cho phiên bản súng không giật B-10. Nguồn ảnh: Flickr.
Cùng với khẩu súng chống tăng cá nhân RPG-7 và súng trường tấn công AK-47, khẩu súng chống tăng SPG-9 cũng được coi là một trong những loại vũ khí huyền thoại bậc nhất của Liên Xô trong quá khứ. Tới nay, loại vũ khí này vẫn tiếp tục được sử dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Nguồn ảnh: QDND.
Nhiều năm kể từ khi được ra đời, SPG-9 luôn là khắc tinh của mọi loại xe tăng với khả năng xuyên phá cực tốt của mình khi sử dụng đạn HEAT. Thậm chí với các loại xe tăng hiện đại ngày nay, khẩu SPG-9 vẫn hoàn toàn đủ khả năng tiêu diệt chúng nếu tấn công đúng chỗ hiểm. Nguồn ảnh: Flickr.
Đặc biệt, Việt Nam đã làm chủ và tự sản xuất được mọi thành phần của khẩu súng chống tăng này trong nước. Trong đó đặc biệt các thành phần quan trọng nhất của súng như nòng và đạn. Nguồn ảnh: QK5.
Tại Việt Nam, súng chống tăng SPG-9 được sản xuất tại nhà máy Z125 thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng dưới tên gọi SPG-9T với một số cải tiến phù hợp điều kiện tác chiến tại khu vực miền núi, điều kiện môi trường nóng ẩm, tác chiến bộ binh mang vác,...Nguồn ảnh: QPVN.
Thông số kỹ thuật của SPG-9T gần như được giữ nguyên bản với khẩu SPG-9 do Liên Xô sản xuất trước đây. Toàn bộ súng khi lắp theo giá 3 chân có trọng lượng 59,5 kg, chiều dài tổng cộng 2,11m; chiều rộng 99cm và chiều cao 88cm. Nguồn ảnh: QDND.
Để đáp ứng được nhiều yêu cầu tác chiến khác nhau, khẩu SPG-9T của Việt Nam được trang bị hai loại đnạ bao gồm đạn nổ phá với khối lượng 5,5 kg được sử dụng để chống bộ binh hoặc phá hủy công trình của đối phương và đạn nổ lõm chống tăng khối lượng 4,4 kg. Nguồn ảnh: QDND.
Riêng đối với viên đạn chống tăng, viên đạn của SPG-9T cũng được Việt Nam cải tiến để đảm bảo an toàn tối đa cho xạ thủ cũng như tăng hiệu quả tiêu diệt mục tiêu, sơ tốc đầu nòng của viên đạn chống tăng tối đa lên tới 700 mét/giây nhưng khi thoát khỏi nòng súng, liều phóng ban đầu chỉ có sơ tốc 435 mét/giây, tránh để xạ thủ bị ảnh hưởng. Nguồn ảnh: QPVN.
Thậm chí, một vài cải tiến còn cho phép súng chống tăng SPG-9T được gắn trên các phương tiện cơ giới hiện đại khác, cung cấp khả năng cơ động cao cũng như hỏa lực mạnh, đảm bảo quá trình vận động trên chiến trường không bị ảnh hưởng do trọng lượng quá lớn của súng gây ra. Nguồn ảnh: Flickr.
Mời độc giả xem Video: Cận cảnh hỏa lực đáng kinh ngạc của khẩu SPG-9.