Ngày 21/7 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Anh, ông Ben Wallace đã đưa ra thông báo tiếp tục gửi gói viện trợ vũ khí tới Ukraine, bao gồm 36 khẩu pháo L119 cỡ 105mm.Trước đó, đã xuất hiện một số thông tin đồn đoán rằng Anh Quốc sẽ gửi pháo L118 tới Ukraine, tuy nhiên vì một số khác biệt trong vận hành, nước này đã quyết định gửi pháo L119.Mặc dù đều sử dụng đạn 105mm, pháo L118 lại sử dụng đạn tự nạp, trong khi pháo L119 sử dụng đạn bán cố định theo "tiêu chuẩn NATO."Do vậy, đạn pháo L118 chỉ có thể được xuất ra từ kho dự trữ của Anh Quốc, trong khi đạn pháo L119 có trữ lượng dồi dào hơn từ kho dự trữ các nước thành viên NATO đang sở hữu pháo cỡ 105mm.Pháo L119 có tốc độ khai hỏa ấn tượng: 6 viên/phút cho 2 phút đầu và 3 viên/phút để bắn liên tục trong 30 phútTầm bắn của loại đạn dược thông thường là 14km, tăng lên 19km nếu sử dụng đạn tăng tầm.Với trọng lượng chỉ hơn 2 tấn, pháo L119 có thể được dễ dàng vận chuyển bởi trực thăng, hoặc thậm chí có thể được kéo song hành cùng bộ binh bằng xe bọc thép.Dựa vào các thông số - đặc biệt là tầm bắn vượt trội - pháo L119 được Ukraine tuyên bố rằng sẽ là đối thủ "nặng ký" đối đầu với pháo D-30 và pháo 2S1 "Carnation" mà quân Nga đang sử dụng với cỡ nòng 122mm.Với lợi thế không cần đào hố chống giật, L119 có thể được khai hỏa và di chuyển ngay lập tức, giảm thiểu khả năng nhận phản kích. Tuy nhiên, điểm yếu của loại pháo nhẹ hơn này là đạn 105mm chứa được ít hơn từ 3kg đến 4kg chất nổ so với đạn pháo 122mm của Nga.Quân đội Mỹ và Anh trước đó chủ yếu sử dụng pháo L119 bắn yểm trợ cho bộ binh và các phương tiện trên không. Tương tự, lực lượng Ukraine cũng sẽ sử dụng loại pháo này trong vai trò hỗ trợ hỏa lực - chứ không phải loại vũ khí để tấn công chủ động đơn độc trên chiến trường.
Ngày 21/7 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Anh, ông Ben Wallace đã đưa ra thông báo tiếp tục gửi gói viện trợ vũ khí tới Ukraine, bao gồm 36 khẩu pháo L119 cỡ 105mm.
Trước đó, đã xuất hiện một số thông tin đồn đoán rằng Anh Quốc sẽ gửi pháo L118 tới Ukraine, tuy nhiên vì một số khác biệt trong vận hành, nước này đã quyết định gửi pháo L119.
Mặc dù đều sử dụng đạn 105mm, pháo L118 lại sử dụng đạn tự nạp, trong khi pháo L119 sử dụng đạn bán cố định theo "tiêu chuẩn NATO."
Do vậy, đạn pháo L118 chỉ có thể được xuất ra từ kho dự trữ của Anh Quốc, trong khi đạn pháo L119 có trữ lượng dồi dào hơn từ kho dự trữ các nước thành viên NATO đang sở hữu pháo cỡ 105mm.
Pháo L119 có tốc độ khai hỏa ấn tượng: 6 viên/phút cho 2 phút đầu và 3 viên/phút để bắn liên tục trong 30 phút
Tầm bắn của loại đạn dược thông thường là 14km, tăng lên 19km nếu sử dụng đạn tăng tầm.
Với trọng lượng chỉ hơn 2 tấn, pháo L119 có thể được dễ dàng vận chuyển bởi trực thăng, hoặc thậm chí có thể được kéo song hành cùng bộ binh bằng xe bọc thép.
Dựa vào các thông số - đặc biệt là tầm bắn vượt trội - pháo L119 được Ukraine tuyên bố rằng sẽ là đối thủ "nặng ký" đối đầu với pháo D-30 và pháo 2S1 "Carnation" mà quân Nga đang sử dụng với cỡ nòng 122mm.
Với lợi thế không cần đào hố chống giật, L119 có thể được khai hỏa và di chuyển ngay lập tức, giảm thiểu khả năng nhận phản kích. Tuy nhiên, điểm yếu của loại pháo nhẹ hơn này là đạn 105mm chứa được ít hơn từ 3kg đến 4kg chất nổ so với đạn pháo 122mm của Nga.
Quân đội Mỹ và Anh trước đó chủ yếu sử dụng pháo L119 bắn yểm trợ cho bộ binh và các phương tiện trên không. Tương tự, lực lượng Ukraine cũng sẽ sử dụng loại pháo này trong vai trò hỗ trợ hỏa lực - chứ không phải loại vũ khí để tấn công chủ động đơn độc trên chiến trường.