Theo tờ Sina của Trung Quốc, sau khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, Ukraine không ngừng nhấn mạnh năng lực phòng không của họ; vũ khí phòng không mà Ukraine sở hữu bao gồm một số vũ khí phòng không cũ do Liên Xô sản xuất, trong đó có tên lửa phòng không S-300 do Liên Xô sản xuất và một số tên lửa phòng không tầm trung và tầm ngắn.Ngay trong những ngày đầu của cuộc chiến, những vũ khí phòng không của Ukraine do Liên Xô sản xuất đã bị Nga phá hủy với số lượng lớn, do Nga thường xuyên sử dụng tên lửa chống bức xạ Kh-31P để tiêu diệt nhiều radar phòng không Ukraine, khiến lực lượng phòng không còn lại khó hoạt động.Sau đó các nước phương Tây bắt đầu viện trợ quân sự cho Ukraine, trong đó có đủ loại vũ khí phòng không, thậm chí cả tên lửa phòng không Patriot PAC-3. Sau khi có được nhiều loại vũ khí phòng không của phương Tây, Ukraine liên tục thổi phồng rằng, họ có thể đánh chặn các loại tên lửa của Nga.Trong các bản tin chiến sự, Ukraine thường thông báo hiệu suất đánh chặn thậm chí đạt 100% với tên lửa của quân đội Nga. Công bố của Ukraine chỉ ra rằng, hầu như “không một tên lửa nào của Nga”, có thể xuyên thủng lưới lửa phòng không của họ.Trong khi Ukraine tiếp tục “phô diễn năng lực tác chiến phòng không” trên mạng, thì bất ngờ gần đây, phát ngôn viên của lực lượng phòng không, không quân Ukraine, Đại tá Yuriy Ignat thừa nhận trực tiếp rằng, phòng không Ukraine không thể ngăn chặn tên lửa hành trình Kh-22 của Nga. Theo lời Đại tá Yuriy Ignat, kể từ khi nổ ra xung đột Nga-Ukraine, Ukraine chưa từng đánh chặn được tên lửa hành trình Kh-22 nào của Nga, do loại tên lửa chống hạm này có khả năng xuyên phá cực mạnh. Tên lửa chống hạm Kh-22 do Liên Xô sản xuất, để đối phó với tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân của Hải quân Mỹ. Do quỹ đạo đường đạn và tốc độ bay của tên lửa chống hạm Kh-22, nên lực lượng phòng không Ukraine cho đến nay, vẫn chưa đánh chặn thành công bất kỳ tên lửa Kh-22 nào. Mặc dù Ukraine đã có tên lửa phòng không Patriot PAC-3 và Ukraine không ngừng quảng bá cho sức mạnh của loại tên lửa này. Cụ thể là tên lửa phòng không Patriot PAC-3 đã đánh chặn thành công tên lửa siêu thanh Kinzhal (Dagger) trên chiến trường Ukraine.Theo tính toán của các chuyên gia, tên lửa siêu thanh như loại Kinzhal của Nga, có tốc độ bay vượt quá Mach 10; điều này cũng cho thấy, việc phát hiện và đánh chặn loại tên lửa này là khá khó khăn. Tuy nhiên Ukraine đã nhiều lần tuyên bố, họ bắn hạ “cả loạt” tên lửa Kinzhal của Nga.Câu hỏi đặt ra là tại sao, tên lửa phòng không Patriot của Ukraine có thể “dễ dàng” đánh chặn tên lửa siêu thanh Kinzhal, nhưng lại không thể đánh chặn tên lửa chống hạm Kh-22? Rõ ràng, điều này cho thấy Ukraine đã “mâu thuẫn về thành tích” trước đây.Ukraine liên tục khẳng định rằng họ có trong tay tên lửa phòng không Patriot PAC-3. Vậy tại sao tên lửa chống hạm Kh-22 không phải tên lửa hành trình tàng hình, cũng không phải tên lửa siêu thanh; thậm chí đây là tên lửa “vừa to, vừa nặng” có từ thời Liên Xô, chắc chắn là dễ bắn hạ hơn tên lửa siêu thanh Kinzhal? Hiện nay tên lửa Kh-22 đã được Nga cải tiến, nâng cấp; nhưng hiện tại, Ukraine không có khả năng đánh chặn, điều này cũng cho thấy năng lực phòng không của Ukraine còn nhiều hạn chế. Đồng thời hiệu suất chiến đấu của tên lửa phòng không Patriot PAC-3 cũng không phải là quá “ghê gớm”. Raduga Kh-22 (tiếng Nga: Х-22; NATO AS-4 Kitchen) là một loại tên lửa chống hạm cỡ lớn, tầm xa được Liên Xô phát triển. Kh-22 được thiết kế nhằm đối phó với các tàu chiến cỡ rất lớn như tàu sân bay và nhóm tàu sân bay chiến đấu của hải quân Mỹ; do vậy nó có thể được trang bị cả đầu đạn hạt nhân.Tên lửa Kh-22 là một tên lửa hành trình chống hạm, có sức công phá lớn, nhưng cũng thuộc loại “to và nặng”; nên chỉ được trang bị trên máy bay ném bom chiến lược hạng nhất của Nga, điển hình là Tu-22M. Tên lửa Kh-22 từng được Tạp chí Australian Air Power miêu tả là "một vũ khí khủng khiếp ở mọi giới hạn". Sau khi được phóng đi khỏi máy bay Tu-22M, tên lửa Kh-22 có khả năng đạt tốc độ Mach 4 (gấp 4 lần vận tốc âm thanh) và đạt tầm bắn hơn 600km. Ở phiên bản nâng cấp (Kh-32) là gần 1.000km; cả hai phiên bản đều có thể mang đầu đạn hạt nhân, hoặc đầu đạn sức công phá mạnh.Theo một số thông tin, có thể phiên bản mà Nga sử dụng tấn công Ukraine vừa qua là Kh-32, được Nga nâng cấp từ tên lửa Kh-22. Kh-32 có thiết kế phức tạp hơn, với hệ thống dẫn đường hiện đại và tầm bắn xa hơn đáng kể (đạt 1.000km), nhưng hình dáng vẫn như Kh-22.Với công nghệ tiên tiến và độ chính xác cao hơn, Kh-32 giúp nâng cao khả năng chống hạm cho Hải quân Nga, tăng cường đáng kể chiến lược phòng thủ hải quân và thể hiện sức mạnh hàng hải của nước Nga. Nhưng trong cuộc xung đột Ukraine, nó còn thể hiện là vũ khí tấn công mặt đất nguy hiểm và không thể đánh chặn.
Theo tờ Sina của Trung Quốc, sau khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, Ukraine không ngừng nhấn mạnh năng lực phòng không của họ; vũ khí phòng không mà Ukraine sở hữu bao gồm một số vũ khí phòng không cũ do Liên Xô sản xuất, trong đó có tên lửa phòng không S-300 do Liên Xô sản xuất và một số tên lửa phòng không tầm trung và tầm ngắn.
Ngay trong những ngày đầu của cuộc chiến, những vũ khí phòng không của Ukraine do Liên Xô sản xuất đã bị Nga phá hủy với số lượng lớn, do Nga thường xuyên sử dụng tên lửa chống bức xạ Kh-31P để tiêu diệt nhiều radar phòng không Ukraine, khiến lực lượng phòng không còn lại khó hoạt động.
Sau đó các nước phương Tây bắt đầu viện trợ quân sự cho Ukraine, trong đó có đủ loại vũ khí phòng không, thậm chí cả tên lửa phòng không Patriot PAC-3. Sau khi có được nhiều loại vũ khí phòng không của phương Tây, Ukraine liên tục thổi phồng rằng, họ có thể đánh chặn các loại tên lửa của Nga.
Trong các bản tin chiến sự, Ukraine thường thông báo hiệu suất đánh chặn thậm chí đạt 100% với tên lửa của quân đội Nga. Công bố của Ukraine chỉ ra rằng, hầu như “không một tên lửa nào của Nga”, có thể xuyên thủng lưới lửa phòng không của họ.
Trong khi Ukraine tiếp tục “phô diễn năng lực tác chiến phòng không” trên mạng, thì bất ngờ gần đây, phát ngôn viên của lực lượng phòng không, không quân Ukraine, Đại tá Yuriy Ignat thừa nhận trực tiếp rằng, phòng không Ukraine không thể ngăn chặn tên lửa hành trình Kh-22 của Nga.
Theo lời Đại tá Yuriy Ignat, kể từ khi nổ ra xung đột Nga-Ukraine, Ukraine chưa từng đánh chặn được tên lửa hành trình Kh-22 nào của Nga, do loại tên lửa chống hạm này có khả năng xuyên phá cực mạnh.
Tên lửa chống hạm Kh-22 do Liên Xô sản xuất, để đối phó với tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân của Hải quân Mỹ. Do quỹ đạo đường đạn và tốc độ bay của tên lửa chống hạm Kh-22, nên lực lượng phòng không Ukraine cho đến nay, vẫn chưa đánh chặn thành công bất kỳ tên lửa Kh-22 nào.
Mặc dù Ukraine đã có tên lửa phòng không Patriot PAC-3 và Ukraine không ngừng quảng bá cho sức mạnh của loại tên lửa này. Cụ thể là tên lửa phòng không Patriot PAC-3 đã đánh chặn thành công tên lửa siêu thanh Kinzhal (Dagger) trên chiến trường Ukraine.
Theo tính toán của các chuyên gia, tên lửa siêu thanh như loại Kinzhal của Nga, có tốc độ bay vượt quá Mach 10; điều này cũng cho thấy, việc phát hiện và đánh chặn loại tên lửa này là khá khó khăn. Tuy nhiên Ukraine đã nhiều lần tuyên bố, họ bắn hạ “cả loạt” tên lửa Kinzhal của Nga.
Câu hỏi đặt ra là tại sao, tên lửa phòng không Patriot của Ukraine có thể “dễ dàng” đánh chặn tên lửa siêu thanh Kinzhal, nhưng lại không thể đánh chặn tên lửa chống hạm Kh-22? Rõ ràng, điều này cho thấy Ukraine đã “mâu thuẫn về thành tích” trước đây.
Ukraine liên tục khẳng định rằng họ có trong tay tên lửa phòng không Patriot PAC-3. Vậy tại sao tên lửa chống hạm Kh-22 không phải tên lửa hành trình tàng hình, cũng không phải tên lửa siêu thanh; thậm chí đây là tên lửa “vừa to, vừa nặng” có từ thời Liên Xô, chắc chắn là dễ bắn hạ hơn tên lửa siêu thanh Kinzhal?
Hiện nay tên lửa Kh-22 đã được Nga cải tiến, nâng cấp; nhưng hiện tại, Ukraine không có khả năng đánh chặn, điều này cũng cho thấy năng lực phòng không của Ukraine còn nhiều hạn chế. Đồng thời hiệu suất chiến đấu của tên lửa phòng không Patriot PAC-3 cũng không phải là quá “ghê gớm”.
Raduga Kh-22 (tiếng Nga: Х-22; NATO AS-4 Kitchen) là một loại tên lửa chống hạm cỡ lớn, tầm xa được Liên Xô phát triển. Kh-22 được thiết kế nhằm đối phó với các tàu chiến cỡ rất lớn như tàu sân bay và nhóm tàu sân bay chiến đấu của hải quân Mỹ; do vậy nó có thể được trang bị cả đầu đạn hạt nhân.
Tên lửa Kh-22 là một tên lửa hành trình chống hạm, có sức công phá lớn, nhưng cũng thuộc loại “to và nặng”; nên chỉ được trang bị trên máy bay ném bom chiến lược hạng nhất của Nga, điển hình là Tu-22M. Tên lửa Kh-22 từng được Tạp chí Australian Air Power miêu tả là "một vũ khí khủng khiếp ở mọi giới hạn".
Sau khi được phóng đi khỏi máy bay Tu-22M, tên lửa Kh-22 có khả năng đạt tốc độ Mach 4 (gấp 4 lần vận tốc âm thanh) và đạt tầm bắn hơn 600km. Ở phiên bản nâng cấp (Kh-32) là gần 1.000km; cả hai phiên bản đều có thể mang đầu đạn hạt nhân, hoặc đầu đạn sức công phá mạnh.
Theo một số thông tin, có thể phiên bản mà Nga sử dụng tấn công Ukraine vừa qua là Kh-32, được Nga nâng cấp từ tên lửa Kh-22. Kh-32 có thiết kế phức tạp hơn, với hệ thống dẫn đường hiện đại và tầm bắn xa hơn đáng kể (đạt 1.000km), nhưng hình dáng vẫn như Kh-22.
Với công nghệ tiên tiến và độ chính xác cao hơn, Kh-32 giúp nâng cao khả năng chống hạm cho Hải quân Nga, tăng cường đáng kể chiến lược phòng thủ hải quân và thể hiện sức mạnh hàng hải của nước Nga. Nhưng trong cuộc xung đột Ukraine, nó còn thể hiện là vũ khí tấn công mặt đất nguy hiểm và không thể đánh chặn.