"Ba tới bốn tháng là một dự đoán cá nhân, nhưng tôi nghĩ hoàn toàn không điên rồ" ông Cancain cho biết trong một bài phỏng vấn với tờ Newsweek.Được biết, ông Cancain đã từng công tác 7 năm tại Văn phòng Quản lý và Công quỹ Bộ Quốc phòng Mỹ. Ông cho biết số lượng tên lửa Mỹ hiện đang sản xuất đang khá giới hạn.Ông cho biết, Mỹ đã sản xuất khoảng 50,000 tên lửa kể từ bắt đầu năm 2004 và sẽ mua thêm 5,800 tên lửa trong năm tài chính 2022.Ông dự đoán, Mỹ đã gửi sang một phần ba tổng số tên lửa HIMARS trong các kho dự trữ, con số tương tự với tên lửa chống tăng Stinger và Javelin.M142 HIMARS là loại pháo phản lực tự hành do tập đoàn Mỹ Lockheed Martin sản xuất. Với ưu điểm cơ động cao cùng khả năng khai hỏa liên tục, thứ vũ khi này đã gây ra không ít khó khăn cho Nga tại Ukraine.Lợi thế lớn nhất của HIMARS so với các hệ thống vũ khí khác là tầm bắn. Tầm bắn xa lên tới 80km giúp quân đội Ukraine có thể sử dụng HIMARS từ những địa điểm ở xa mà không lo ngại nhận phản kích từ Nga.HIMARS là hệ thống pháo phản lực tầm trung, được trang bị để phóng tất cả các loại đạn của pháo phản lực đa nòng.Đây là mẫu pháo phản lực phóng loạt tự hành đặt trên khung gầm bánh lốp, được phát triển từ tổ hợp M270 MLRS. Mỗi hệ thống HIMARS được vận hành chỉ bởi 3 người.HIMARS được trang bị 6 quả đạn M31 cỡ nòng 227mm với tầm bắn 70-80km. Lợi thế của hệ thống này là nó có khả năng tái nạp đạn rất nhanh.Pháo phản lực HIMARS có chiều dài 7 mét, chiều rộng 2,4 mét và chiều cao 3 mét. HIMARS nặng gần 18 tấn.Tổ hợp HIMARS sử dụng đạn phản lực dẫn đường cỡ 227 mm và thậm chí còn có khả năng bắn tên lửa dẫn đường vệ tinh, với tầm bắn lên tới hơn 200 km.HIMARS được xem là giải pháp chủ chốt trên chiến trường Ukraine khi lực lượng vũ trang nước này có thể áp dụng rất tốt chiến thuật "bắn - chạy" để tránh bị phản kích bởi hoả lực của phía Nga.
"Ba tới bốn tháng là một dự đoán cá nhân, nhưng tôi nghĩ hoàn toàn không điên rồ" ông Cancain cho biết trong một bài phỏng vấn với tờ Newsweek.
Được biết, ông Cancain đã từng công tác 7 năm tại Văn phòng Quản lý và Công quỹ Bộ Quốc phòng Mỹ. Ông cho biết số lượng tên lửa Mỹ hiện đang sản xuất đang khá giới hạn.
Ông cho biết, Mỹ đã sản xuất khoảng 50,000 tên lửa kể từ bắt đầu năm 2004 và sẽ mua thêm 5,800 tên lửa trong năm tài chính 2022.
Ông dự đoán, Mỹ đã gửi sang một phần ba tổng số tên lửa HIMARS trong các kho dự trữ, con số tương tự với tên lửa chống tăng Stinger và Javelin.
M142 HIMARS là loại pháo phản lực tự hành do tập đoàn Mỹ Lockheed Martin sản xuất. Với ưu điểm cơ động cao cùng khả năng khai hỏa liên tục, thứ vũ khi này đã gây ra không ít khó khăn cho Nga tại Ukraine.
Lợi thế lớn nhất của HIMARS so với các hệ thống vũ khí khác là tầm bắn. Tầm bắn xa lên tới 80km giúp quân đội Ukraine có thể sử dụng HIMARS từ những địa điểm ở xa mà không lo ngại nhận phản kích từ Nga.
HIMARS là hệ thống pháo phản lực tầm trung, được trang bị để phóng tất cả các loại đạn của pháo phản lực đa nòng.
Đây là mẫu pháo phản lực phóng loạt tự hành đặt trên khung gầm bánh lốp, được phát triển từ tổ hợp M270 MLRS. Mỗi hệ thống HIMARS được vận hành chỉ bởi 3 người.
HIMARS được trang bị 6 quả đạn M31 cỡ nòng 227mm với tầm bắn 70-80km. Lợi thế của hệ thống này là nó có khả năng tái nạp đạn rất nhanh.
Pháo phản lực HIMARS có chiều dài 7 mét, chiều rộng 2,4 mét và chiều cao 3 mét. HIMARS nặng gần 18 tấn.
Tổ hợp HIMARS sử dụng đạn phản lực dẫn đường cỡ 227 mm và thậm chí còn có khả năng bắn tên lửa dẫn đường vệ tinh, với tầm bắn lên tới hơn 200 km.
HIMARS được xem là giải pháp chủ chốt trên chiến trường Ukraine khi lực lượng vũ trang nước này có thể áp dụng rất tốt chiến thuật "bắn - chạy" để tránh bị phản kích bởi hoả lực của phía Nga.