Không quân Ukraine vừa cho đăng tải lên trang mạng xã hội của mình một loạt hình ảnh về các loại máy bay không người lái (UAV) tự chế, đang được lực lượng này thử nghiệm.Trong những hình ảnh được đăng tải lên mạng xã hội, thậm chí có thể thấy các UAV của Ukraine có khả năng mang theo súng phóng lựu chống tăng.Giống như những gì đã xảy ra trong xung đột giữa Azerbaijan và Armenia, UAV vũ trang cũng được tận dụng triệt để trong xung đột Nga - Ukraine, nhưng với quy mô và số lượng lớn hơn rất nhiều.Cận cảnh hệ thống súng phóng lựu chống tăng được Ukraine gắn lên UAV. Khi tấn công, những khẩu súng chống tăng này sẽ bắn thẳng vào nóc xe tăng - nơi có giáp mỏng nhất và là điểm yếu chết người của mọi chiếc xe tăng.Theo thống kê của tờ BBC, Ukraine đang sở hữu khoảng 6000 UAV vũ trang. Tuy nhiên số lượng UAV dân sự được sử dụng cho hoạt động dân sự, là không thể đo đếm được.Phía Nga cũng tương tự, các nhà máy lắp ráp UAV quân sự của Moscow đang hoạt động 3 ca hết công suất, để đáp ứng đủ nhu cầu của chiến trường. Thậm chí phương Tây còn cáo buộc, Nga đã mua UAV từ Iran để sử dụng tại Ukraine.Ngoài việc được sử dụng như một loại vũ khí tấn công, các loại UAV dân sự cũng đóng góp rất lớn cho hoạt động tình báo, trinh sát pháo binh, cung cấp thông tin chiến trường theo thời gian thực,...Thậm chí, từng có báo cáo về việc UAV tự chế của Ukraine mang theo thuốc nổ đâm thẳng vào mục tiêu - một dạng của UAV cảm tử tự chế.Khác với các loại máy bay chiến đấu thông thường, UAV có kích thước rất nhỏ, bề mặt phản xạ radar thấp, khó bị hệ thống phòng không của đối phương phát hiện. Thậm chí ngay cả khi bị phát hiện, việc bắn hạ UAV bằng vũ khí thông thường cũng rất khó, do mục tiêu quá bé.Cách hữu hiệu nhất mà Nga có thể sử dụng để khắc chế UAV của Ukraine, là sử dụng các hệ thống áp chế, gây nhiễu điện tử, khiến máy bay không người lái của Ukraine "không bắn mà rơi".Mặc dù vậy, việc gây nhiễu điện tử trên một khu vực rộng lớn như ở Ukraine là điều khá khó khăn. Điều này khiến một số lượng lớn UAV của cả hai bên vẫn tiếp tục hoạt động với cường độ cao, mà không lo sợ bị khống chế.Điểm yếu duy nhất của các UAV dân sự khi sử dụng trong hoạt động quân sự, nằm ở độ ổn định khi hoạt động. Tuy nhiên, do có giá thành quá rẻ, các UAV này không nhất thiết phải tỏ ra quá bền bỉ trên chiến trường.
Không quân Ukraine vừa cho đăng tải lên trang mạng xã hội của mình một loạt hình ảnh về các loại máy bay không người lái (UAV) tự chế, đang được lực lượng này thử nghiệm.
Trong những hình ảnh được đăng tải lên mạng xã hội, thậm chí có thể thấy các UAV của Ukraine có khả năng mang theo súng phóng lựu chống tăng.
Giống như những gì đã xảy ra trong xung đột giữa Azerbaijan và Armenia, UAV vũ trang cũng được tận dụng triệt để trong xung đột Nga - Ukraine, nhưng với quy mô và số lượng lớn hơn rất nhiều.
Cận cảnh hệ thống súng phóng lựu chống tăng được Ukraine gắn lên UAV. Khi tấn công, những khẩu súng chống tăng này sẽ bắn thẳng vào nóc xe tăng - nơi có giáp mỏng nhất và là điểm yếu chết người của mọi chiếc xe tăng.
Theo thống kê của tờ BBC, Ukraine đang sở hữu khoảng 6000 UAV vũ trang. Tuy nhiên số lượng UAV dân sự được sử dụng cho hoạt động dân sự, là không thể đo đếm được.
Phía Nga cũng tương tự, các nhà máy lắp ráp UAV quân sự của Moscow đang hoạt động 3 ca hết công suất, để đáp ứng đủ nhu cầu của chiến trường. Thậm chí phương Tây còn cáo buộc, Nga đã mua UAV từ Iran để sử dụng tại Ukraine.
Ngoài việc được sử dụng như một loại vũ khí tấn công, các loại UAV dân sự cũng đóng góp rất lớn cho hoạt động tình báo, trinh sát pháo binh, cung cấp thông tin chiến trường theo thời gian thực,...
Thậm chí, từng có báo cáo về việc UAV tự chế của Ukraine mang theo thuốc nổ đâm thẳng vào mục tiêu - một dạng của UAV cảm tử tự chế.
Khác với các loại máy bay chiến đấu thông thường, UAV có kích thước rất nhỏ, bề mặt phản xạ radar thấp, khó bị hệ thống phòng không của đối phương phát hiện. Thậm chí ngay cả khi bị phát hiện, việc bắn hạ UAV bằng vũ khí thông thường cũng rất khó, do mục tiêu quá bé.
Cách hữu hiệu nhất mà Nga có thể sử dụng để khắc chế UAV của Ukraine, là sử dụng các hệ thống áp chế, gây nhiễu điện tử, khiến máy bay không người lái của Ukraine "không bắn mà rơi".
Mặc dù vậy, việc gây nhiễu điện tử trên một khu vực rộng lớn như ở Ukraine là điều khá khó khăn. Điều này khiến một số lượng lớn UAV của cả hai bên vẫn tiếp tục hoạt động với cường độ cao, mà không lo sợ bị khống chế.
Điểm yếu duy nhất của các UAV dân sự khi sử dụng trong hoạt động quân sự, nằm ở độ ổn định khi hoạt động. Tuy nhiên, do có giá thành quá rẻ, các UAV này không nhất thiết phải tỏ ra quá bền bỉ trên chiến trường.