UCAV CH-4 từng được coi là phiên bản Trung Quốc của UCAV Mỹ MQ-1 Predator phát triển bởi General Atomics, tuy nhiên truyền thông nước này luôn khẳng định rằng CH-4 vượt trội hơn về mọi mặt.Chiếc CH-4 có trọng lượng khi cất cánh 1.330 kg, mang được tối đa 345 kg vũ khí trang bị, bay được đến độ cao 8.000 m và làm việc liên tục trong 38 giờ với quãng đường bay dài nhất là 3.500 km.Loại máy bay không người lái vũ trang này có thể đảm nhiệm tốt cả hai vai trò trinh sát chiến trường lẫn yểm trợ hỏa lực trực tiếp từ trên không cho bộ binh.CH-4 có khả năng khai hỏa tên lửa không đối đất từ độ cao 5.000 m, do đó chiếc UCAV này luôn ở ngoài tầm bắn hiệu quả của hầu hết các loại súng, pháo phòng không bộ binh.Tuy nhiên mới đây trang Avia đã công bố thông tin một tên lửa R-27ET có nguồn gốc từ thời Liên Xô đã bắn hạ một máy bay không người lái chưa xác định, nhưng nhiều khả năng đây là loại CH-4B do Trung Quốc sản xuất.Theo trang Avia, các mảnh vỡ được phát hiện cho thấy thực tế đây là biến thể R-27ET, phiên bản này được đưa vào biên chế từ năm 1990, tức là ngay trước khi Liên Xô sụp đổ.Ngoài trang Avia, các hãng thông tấn khác của khu vực Trung Đông cũng đưa tin một chiếc UCAV đã bị phá hủy ở biên giới Saudi Arabia - Yemen, lực lượng vũ trang Houthi tuyên bố đã bắn hạ nó bằng một tên lửa không đối không phóng từ dưới đất.Đánh giá về đống đổ nát của chiếc máy bay không người lái, các chuyên gia đến từ trang Avia đã khẳng định đây là chiếc UCAV CH-4B Rainbow hiện đang phục vụ trong không quân hoàng gia Saudi Arabia.Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại Riyadh vẫn không đưa ra bình luận chính thức nào về thông tin máy bay không người lái tối tân của mình đã bị phiến quân bắn hạ.Cần lưu ý rằng tên lửa R-27ET chưa từng được xuất khẩu chính thức sang Yemen, điều này đặt ra nhiều câu hỏi về nguồn gốc vũ khí, có khả năng Iran đã âm thầm tuồn cho đồng minh.Nhưng nói về hiệu quả của việc sử dụng tên lửa này, các chuyên gia quân sự Nga lưu ý rằng nó sẽ hứa hẹn sẽ là vũ khí hữu ích trong ít nhất 10 - 15 năm nữa.Việc lực lượng vũ trang Houthi hoán cải tên lửa không đối không vốn dành trang bị cho máy bay chiến đấu để triển khai từ mặt đất đã mang lại hiệu quả đến mức không thể ngờ nổi.Nhờ được trang bị đầu dò hồng ngoại, tên lửa R-27ET có thể phóng đi một cách độc lập mà không bị phụ thuộc quá nhiều vào radar cảnh giới cũng như radar điều khiển hỏa lực.Tuy rằng tầm bắn rất ngắn nhưng vũ khí trên vẫn tỏ ra đặc biệt hiệu quả khi chống lại trực thăng hoặc máy bay không người lái có khả năng tự bảo vệ thấp và sức cơ động không cao.Theo thông kê trong vừa năm qua, ít nhất 30 UCAV của Mỹ và Saudi Arabia đã bị tiêu diệt trong vùng kiểm soát của phiến quân Houthi tại Yemen.
UCAV CH-4 từng được coi là phiên bản Trung Quốc của UCAV Mỹ MQ-1 Predator phát triển bởi General Atomics, tuy nhiên truyền thông nước này luôn khẳng định rằng CH-4 vượt trội hơn về mọi mặt.
Chiếc CH-4 có trọng lượng khi cất cánh 1.330 kg, mang được tối đa 345 kg vũ khí trang bị, bay được đến độ cao 8.000 m và làm việc liên tục trong 38 giờ với quãng đường bay dài nhất là 3.500 km.
Loại máy bay không người lái vũ trang này có thể đảm nhiệm tốt cả hai vai trò trinh sát chiến trường lẫn yểm trợ hỏa lực trực tiếp từ trên không cho bộ binh.
CH-4 có khả năng khai hỏa tên lửa không đối đất từ độ cao 5.000 m, do đó chiếc UCAV này luôn ở ngoài tầm bắn hiệu quả của hầu hết các loại súng, pháo phòng không bộ binh.
Tuy nhiên mới đây trang Avia đã công bố thông tin một tên lửa R-27ET có nguồn gốc từ thời Liên Xô đã bắn hạ một máy bay không người lái chưa xác định, nhưng nhiều khả năng đây là loại CH-4B do Trung Quốc sản xuất.
Theo trang Avia, các mảnh vỡ được phát hiện cho thấy thực tế đây là biến thể R-27ET, phiên bản này được đưa vào biên chế từ năm 1990, tức là ngay trước khi Liên Xô sụp đổ.
Ngoài trang Avia, các hãng thông tấn khác của khu vực Trung Đông cũng đưa tin một chiếc UCAV đã bị phá hủy ở biên giới Saudi Arabia - Yemen, lực lượng vũ trang Houthi tuyên bố đã bắn hạ nó bằng một tên lửa không đối không phóng từ dưới đất.
Đánh giá về đống đổ nát của chiếc máy bay không người lái, các chuyên gia đến từ trang Avia đã khẳng định đây là chiếc UCAV CH-4B Rainbow hiện đang phục vụ trong không quân hoàng gia Saudi Arabia.
Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại Riyadh vẫn không đưa ra bình luận chính thức nào về thông tin máy bay không người lái tối tân của mình đã bị phiến quân bắn hạ.
Cần lưu ý rằng tên lửa R-27ET chưa từng được xuất khẩu chính thức sang Yemen, điều này đặt ra nhiều câu hỏi về nguồn gốc vũ khí, có khả năng Iran đã âm thầm tuồn cho đồng minh.
Nhưng nói về hiệu quả của việc sử dụng tên lửa này, các chuyên gia quân sự Nga lưu ý rằng nó sẽ hứa hẹn sẽ là vũ khí hữu ích trong ít nhất 10 - 15 năm nữa.
Việc lực lượng vũ trang Houthi hoán cải tên lửa không đối không vốn dành trang bị cho máy bay chiến đấu để triển khai từ mặt đất đã mang lại hiệu quả đến mức không thể ngờ nổi.
Nhờ được trang bị đầu dò hồng ngoại, tên lửa R-27ET có thể phóng đi một cách độc lập mà không bị phụ thuộc quá nhiều vào radar cảnh giới cũng như radar điều khiển hỏa lực.
Tuy rằng tầm bắn rất ngắn nhưng vũ khí trên vẫn tỏ ra đặc biệt hiệu quả khi chống lại trực thăng hoặc máy bay không người lái có khả năng tự bảo vệ thấp và sức cơ động không cao.
Theo thông kê trong vừa năm qua, ít nhất 30 UCAV của Mỹ và Saudi Arabia đã bị tiêu diệt trong vùng kiểm soát của phiến quân Houthi tại Yemen.