Xung đột biên giới giữa Azerbaijan và Armenia nổ ra từ cuối tháng 9 và vẫn tiếp diễn bất chấp nhiều nỗ lực đàm phán. Hai bên đều đã chịu thiệt hại cực kỳ nặng nề cả về vũ khí, trang bị lẫn con người nhưng vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt căng thẳng, hơn thế lại càng tung thêm nhiều lực lượng chiến lược của mình hơn vào trận đánh. Ảnh: Xe tăng T-72 của Armenia bị bắn cháy bên đường.Theo số liệu công khai tổng hợp của quân đội hai nước thì cho đến nay đã có hơn 500 xe tăng - thiết giáp của đôi bên phá hủy. Đây là một thông tin cực kỳ sốc, dẫn đến nhiều nghi vấn rằng phải chăng xe tăng là thứ vũ khí đã lỗi thời trên chiến trường hiện đại. Ảnh: Một xe thiết giáp BMP-1 của Armenia bị bắn cháy trong chiến đấu.Và qua các video clip được chia sẻ rộng rãi trên mạng, người ta dễ dàng thấy được rằng các máy bay không người lái (UAV) vũ trang và cảm tử có thể tiêu diệt các xe tăng - thiết giáp của Armenia một cách không quá khó khăn, thậm chí là cả các hệ thống phòng không, sở chỉ huy hay các đơn vị bộ binh co cụm. Điều này cũng khiến cho ta thấy được rằng, UAV thực sự là một loại vũ khí vô cùng ghê gớm trong chiến tranh hiện đại. Ảnh: UAV vũ trang Hermes 900 của Azerbaijan do Israel chế tạo.Tuy nhiên trên chiến trường, người Armenia lại đang tiêu diệt các xe tăng - thiết giáp của Azerbaijan một cách hiệu quả và nhiều hơn rõ rệt so với số mà họ bị thiệt hại. Armenia không hề sử dụng các UAV mà thay vào đó là họ sử dụng các phương thức truyền thống như gài mìn chống tăng, sử dụng tên lửa hoặc súng chống tăng và dùng xe tăng của mình để tiêu diệt xe tăng đối phương. Điều này vẫn tạo một hiệu suất chiến đấu rất cao do khả năng tác chiến rất tốt của các binh sĩ Armenia. Ảnh: Đội hình xe tăng của Azerbaijan bị Armenia tấn công.Không những thế, địa hình ở Karabakh - nơi đang xảy ra chiến sự ác liệt giữa Armenia và Azerbaijan lại nhiều đồi núi, không hề phù hợp cho một cuộc tác chiến tăng quy mô lớn. Dẫu vậy, cả hai quốc gia này vốn đều từng thuộc Liên bang Xô Viết cũ, do đó vẫn còn bị ảnh hưởng rất nhiều bởi lối tác chiến truyền thống của quân đội này vốn đã lạc hậu từ sau Chiến tranh Lạnh. Việc triển khai quá nhiều xe tăng ở địa thế không phù hợp rất dễ bị đối phương triển khai hỏa lực tiêu diệt một cách dễ dàng. Ảnh: Xe tăng Azerbaijan dàn hàng ngang hành tiến trên địa hình trống trải.Cùng với đó là việc thiếu sự huấn luyện một cách bài bản, kỹ càng và chuyên nghiệp. Huấn luyện ở đây không chỉ nói về binh lính trực tiếp tác chiến trên chiến trường mà còn là các cấp chỉ huy chỉ đạo lối đánh của các đơn vị. Việc thường xuyên cho các đoàn xe thiết xa di chuyển theo hàng dọc hoặc ngang trên một địa hình cực kỳ trống trải mà lại thiếu các phương tiện phòng không tầm thấp làm ô che đầu cho đội hình khiến cho xe thiết giáp là một miếng mồi cực kỳ ngon cho UAV. Ảnh: Đoàn xe của Armenia bị UAV Azerbaijan phát hiện.Thực chất đối với việc ngăn chặn các UAV vũ trang, cảm tử tấn công đội hình là một điều không quá khó khăn. Vốn dĩ các UAV có kích thước khá nhỏ nhưng bay chậm hơn rất nhiều so với máy bay chiến đấu thông thường, trần bay cũng thấp nên có thể bị các loại pháo phòng không tiêu diệt. Ví dụ như pháo phòng không đa nòng Zsu-23-4 sử dụng 4 nòng pháo 23mm với tốc độ xả đạn cực cao, tạo mật độ hỏa lực dày có thể dễ dàng tiêu diệt nhiều UAV cảm tử cùng một lúc khi nó đang tiếp cận đội hình. Ảnh: Pháo phòng không Zsu-23-4 tác xạ tiêu diệt mục tiêu.Đối với các loại UAV vũ trang không cần tiếp cận đội hình quá gần, có thể kết hợp với cả các hệ thống phòng không tầm gần sử dụng tên lửa như Strela-1, Strela-10, Osa,… để tiêu diệt chúng từ sớm. Việc một quân đội được đầu tư và huấn luyện bài bản sẽ không lạ lẫm gì với ô phòng không lục quân tầng thấp, có thể tiêu diệt hiệu quả nhiều loại mục tiêu bay chứ đừng nói là các loại UAV. Do đó, tình hình chiến sự ở Karabakh không thể nói lên bất cứ điều gì về việc liệu xe tăng đã hết thời hay chưa. Ảnh: Pháo phòng không Zsu-23-4 tác xạ tiêu diệt mục tiêu.UAV tác chiến một cách hiệu quả ở trên chiến trường giữa Azerbaijan - Armenia không có nghĩa là nó sẽ tác chiến hiệu quả trên chiến trường khác và xe tăng ở đó tác chiến không hiệu quả không có nghĩa là nó đã lỗi thời. Ảnh: Trưng bày các loại UAV của Azerbaijan bị Armenia bắn rơi.Việc các ông lớn quân sự trên thế giới như Nga, Trung Quốc, Mỹ hay Ấn Độ đều duy trì cho mình một số lượng xe tăng vô cùng lớn, lên tới hàng ngàn chiếc. Một số nước còn liên tục mở rộng quy mô đội tăng của mình như Ấn Độ. Điều đó cho thấy rằng các quân đội hàng đầu vẫn vô cùng coi trọng tác chiến xe tăng và chưa hề có một dấu hiệu nào cho thấy rằng chúng đã lỗi thời so với chiến tranh hiện đại. Ảnh: Xe tăng T-72 của quân Armenia bị Azerbaijan bắt sống.Tất nhiên, cũng phải nói rằng chúng ta không thể phủ nhận khả năng của các UAV trong môi trường tác chiến chiến tranh hiện đại, nhưng việc quá đề cao UAV, rằng chính thứ vũ khí này sẽ kết thúc kỉ nguyên thống trị của xe tăng trên chiến trường thì sẽ một nhận định hoàn toàn sai lầm. Ảnh: T-72 Armenia bị bắt sống. Video UAV Predator: Khắc tinh của khủng bố - Nguồn: QPVN
Xung đột biên giới giữa Azerbaijan và Armenia nổ ra từ cuối tháng 9 và vẫn tiếp diễn bất chấp nhiều nỗ lực đàm phán. Hai bên đều đã chịu thiệt hại cực kỳ nặng nề cả về vũ khí, trang bị lẫn con người nhưng vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt căng thẳng, hơn thế lại càng tung thêm nhiều lực lượng chiến lược của mình hơn vào trận đánh. Ảnh: Xe tăng T-72 của Armenia bị bắn cháy bên đường.
Theo số liệu công khai tổng hợp của quân đội hai nước thì cho đến nay đã có hơn 500 xe tăng - thiết giáp của đôi bên phá hủy. Đây là một thông tin cực kỳ sốc, dẫn đến nhiều nghi vấn rằng phải chăng xe tăng là thứ vũ khí đã lỗi thời trên chiến trường hiện đại. Ảnh: Một xe thiết giáp BMP-1 của Armenia bị bắn cháy trong chiến đấu.
Và qua các video clip được chia sẻ rộng rãi trên mạng, người ta dễ dàng thấy được rằng các máy bay không người lái (UAV) vũ trang và cảm tử có thể tiêu diệt các xe tăng - thiết giáp của Armenia một cách không quá khó khăn, thậm chí là cả các hệ thống phòng không, sở chỉ huy hay các đơn vị bộ binh co cụm. Điều này cũng khiến cho ta thấy được rằng, UAV thực sự là một loại vũ khí vô cùng ghê gớm trong chiến tranh hiện đại. Ảnh: UAV vũ trang Hermes 900 của Azerbaijan do Israel chế tạo.
Tuy nhiên trên chiến trường, người Armenia lại đang tiêu diệt các xe tăng - thiết giáp của Azerbaijan một cách hiệu quả và nhiều hơn rõ rệt so với số mà họ bị thiệt hại. Armenia không hề sử dụng các UAV mà thay vào đó là họ sử dụng các phương thức truyền thống như gài mìn chống tăng, sử dụng tên lửa hoặc súng chống tăng và dùng xe tăng của mình để tiêu diệt xe tăng đối phương. Điều này vẫn tạo một hiệu suất chiến đấu rất cao do khả năng tác chiến rất tốt của các binh sĩ Armenia. Ảnh: Đội hình xe tăng của Azerbaijan bị Armenia tấn công.
Không những thế, địa hình ở Karabakh - nơi đang xảy ra chiến sự ác liệt giữa Armenia và Azerbaijan lại nhiều đồi núi, không hề phù hợp cho một cuộc tác chiến tăng quy mô lớn. Dẫu vậy, cả hai quốc gia này vốn đều từng thuộc Liên bang Xô Viết cũ, do đó vẫn còn bị ảnh hưởng rất nhiều bởi lối tác chiến truyền thống của quân đội này vốn đã lạc hậu từ sau Chiến tranh Lạnh. Việc triển khai quá nhiều xe tăng ở địa thế không phù hợp rất dễ bị đối phương triển khai hỏa lực tiêu diệt một cách dễ dàng. Ảnh: Xe tăng Azerbaijan dàn hàng ngang hành tiến trên địa hình trống trải.
Cùng với đó là việc thiếu sự huấn luyện một cách bài bản, kỹ càng và chuyên nghiệp. Huấn luyện ở đây không chỉ nói về binh lính trực tiếp tác chiến trên chiến trường mà còn là các cấp chỉ huy chỉ đạo lối đánh của các đơn vị. Việc thường xuyên cho các đoàn xe thiết xa di chuyển theo hàng dọc hoặc ngang trên một địa hình cực kỳ trống trải mà lại thiếu các phương tiện phòng không tầm thấp làm ô che đầu cho đội hình khiến cho xe thiết giáp là một miếng mồi cực kỳ ngon cho UAV. Ảnh: Đoàn xe của Armenia bị UAV Azerbaijan phát hiện.
Thực chất đối với việc ngăn chặn các UAV vũ trang, cảm tử tấn công đội hình là một điều không quá khó khăn. Vốn dĩ các UAV có kích thước khá nhỏ nhưng bay chậm hơn rất nhiều so với máy bay chiến đấu thông thường, trần bay cũng thấp nên có thể bị các loại pháo phòng không tiêu diệt. Ví dụ như pháo phòng không đa nòng Zsu-23-4 sử dụng 4 nòng pháo 23mm với tốc độ xả đạn cực cao, tạo mật độ hỏa lực dày có thể dễ dàng tiêu diệt nhiều UAV cảm tử cùng một lúc khi nó đang tiếp cận đội hình. Ảnh: Pháo phòng không Zsu-23-4 tác xạ tiêu diệt mục tiêu.
Đối với các loại UAV vũ trang không cần tiếp cận đội hình quá gần, có thể kết hợp với cả các hệ thống phòng không tầm gần sử dụng tên lửa như Strela-1, Strela-10, Osa,… để tiêu diệt chúng từ sớm. Việc một quân đội được đầu tư và huấn luyện bài bản sẽ không lạ lẫm gì với ô phòng không lục quân tầng thấp, có thể tiêu diệt hiệu quả nhiều loại mục tiêu bay chứ đừng nói là các loại UAV. Do đó, tình hình chiến sự ở Karabakh không thể nói lên bất cứ điều gì về việc liệu xe tăng đã hết thời hay chưa. Ảnh: Pháo phòng không Zsu-23-4 tác xạ tiêu diệt mục tiêu.
UAV tác chiến một cách hiệu quả ở trên chiến trường giữa Azerbaijan - Armenia không có nghĩa là nó sẽ tác chiến hiệu quả trên chiến trường khác và xe tăng ở đó tác chiến không hiệu quả không có nghĩa là nó đã lỗi thời. Ảnh: Trưng bày các loại UAV của Azerbaijan bị Armenia bắn rơi.
Việc các ông lớn quân sự trên thế giới như Nga, Trung Quốc, Mỹ hay Ấn Độ đều duy trì cho mình một số lượng xe tăng vô cùng lớn, lên tới hàng ngàn chiếc. Một số nước còn liên tục mở rộng quy mô đội tăng của mình như Ấn Độ. Điều đó cho thấy rằng các quân đội hàng đầu vẫn vô cùng coi trọng tác chiến xe tăng và chưa hề có một dấu hiệu nào cho thấy rằng chúng đã lỗi thời so với chiến tranh hiện đại. Ảnh: Xe tăng T-72 của quân Armenia bị Azerbaijan bắt sống.
Tất nhiên, cũng phải nói rằng chúng ta không thể phủ nhận khả năng của các UAV trong môi trường tác chiến chiến tranh hiện đại, nhưng việc quá đề cao UAV, rằng chính thứ vũ khí này sẽ kết thúc kỉ nguyên thống trị của xe tăng trên chiến trường thì sẽ một nhận định hoàn toàn sai lầm. Ảnh: T-72 Armenia bị bắt sống.
Video UAV Predator: Khắc tinh của khủng bố - Nguồn: QPVN