Máy bay không người lái (UAV) đã trở thành một yếu tố then chốt trong cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine, phục vụ cho cả Lực lượng Vũ trang Ukraine và Nga. Các thông tin từ phương tiện truyền thông Ukraine trên thực địa cho thấy, Nga đang ngày càng sử dụng nhiều UAV để xác định trận địa của các hệ thống phòng không Ukraine.Các chuyên gia chỉ ra rằng, những UAV mà Nga sử dụng có giá rẻ, gây ra tình thế khó xử về tài chính cho Ukraine, vì nếu bắn hạ chúng bằng tên lửa là tốn kém và không thực tế. Nga gần đây đã sử dụng hai loại UAV mới, được sử dụng trong 5 cuộc tấn công trong khoảng thời gian 2 đến 3 tuần qua.Theo một quan chức Ukraine tiết lộ với hãng truyền thông Reuters của Anh, những UAV mới này của Nga được chế tạo từ các vật liệu như xốp và gỗ dán. Một biến thể của loại UAV mới này được trang bị camera và thẻ SIM điện thoại di động của Ukraine, cho phép nó truyền hình ảnh trở lại cho Quân đội Nga. Việc sử dụng thẻ SIM Ukraine là sáng kiến tuyệt vời, giúp cung cấp phạm vi phủ sóng rộng khắp Ukraine, mà không gây báo động.Andriy Chernyak, phát ngôn viên của một cơ quan tình báo quân sự Ukraine, giải thích rằng, những UAV mới này của Nga đang xác định vị trí của các tổ hợp phòng không di động Ukraine, có khả năng bắn hạ chúng. Mục tiêu là lập bản đồ vị trí của tất cả các hệ thống phòng không Ukraine.Quân đội Nga dường như đang cải tiến chiến thuật và thử nghiệm các công nghệ mới, để đảm bảo lợi thế trong các cuộc tấn công bằng tên lửa và UAV tự sát không ngừng nghỉ vào các thành phố và cơ sở hạ tầng của Ukraine.Mặc dù Ukraine phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt các hệ thống tên lửa phòng không, nhưng nước này vẫn đảm bảo được khả năng chống lại các cuộc không kích của Nga một cách hiệu quả. Nhờ sự hỗ trợ từ các nước phương Tây, Ukraine đã nhận được một loạt các hệ thống phòng không quan trọng này.Trong số đó, hệ thống tên lửa phòng không Patriot do Mỹ sản xuất nổi bật hơn cả vì độ chính xác và tầm bắn xa, Patriot rất xuất sắc trong việc đánh chặn và vô hiệu hóa các mối đe dọa ở nhiều độ cao và khoảng cách khác nhau. Điều này khiến nó trở thành một thành phần không thể thiếu trong chiến lược phòng không của Ukraine. Một hệ thống quan trọng khác mà Ukraine đã mua là Hệ thống tên lửa đất đối không tiên tiến của Na Uy (NASAMS). Hệ thống phòng không tầm trung này có hiệu quả cao đối với cả máy bay và tên lửa. NASAMS được biết đến với khả năng cơ động và triển khai nhanh chóng, cho phép lực lượng Ukraine bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng trước các cuộc tấn công đường không. Ukraine cũng đã nhận được hệ thống phòng không IRIS-T SLM của Đức; về nguyên lý hoạt động tương tự như hệ thống NASAMS. IRIS-T SLM nổi tiếng về độ chính xác và tính linh hoạt, có khả năng chống lại nhiều mối đe dọa trên không, bao gồm UAV, trực thăng và máy bay chiến đấu. Công nghệ tên lửa và radar tiên tiến của nó cung cấp một lớp phòng thủ mạnh mẽ chống lại các cuộc xâm nhập trên không của Nga. Ngoài các hệ thống phòng không tiên tiến của phương Tây, Ukraine còn các hệ thống phòng không cũ hơn, nhưng vẫn hiệu quả từ thời Liên Xô như S-300. Các hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa này đã được nâng cấp và bảo dưỡng để đảm bảo chúng vẫn hoạt động. S-300 cung cấp khả năng phòng thủ, nhằm chống lại các mối đe dọa ở độ cao lớn và bổ sung cho các hệ thống hiện đại hơn trong kho vũ khí của Ukraine.Các hệ thống phòng không tầm ngắn di động như FIM-92 Stinger của Mỹ, cũng đã được cung cấp cho lực lượng Ukraine. Các hệ thống phòng không di động này rất quan trọng đối với lực lượng bộ binh ở tuyến đầu, để phòng thủ chống lại trực thăng và máy bay bay thấp. Tính dễ sử dụng và hiệu quả của Stinger trong nhiều tình huống chiến đấu khác nhau, khiến nó trở thành một vũ khí phòng không tầm thấp nguy hiểm, nhất là giai đoạn đầu của cuộc chiến.Trong khi thông tin chi tiết về các loại UAV bằng gỗ dán cụ thể vẫn được giữ bí mật, thì người ta đều biết rằng, Nga đã triển khai UAV tự sát Geran-2, có nguồn gốc từ UAV Shahed do Iran sản xuất. Trên thực tế, Nga thậm chí còn thành lập một nhà máy ở Kazan để sản xuất những UAV này. UAV Geran-2 được Nga sử dụng như một tên lửa hành trình có chi phí tương đối thấp trên chiến trường Ukraine. Chi phí của những máy bay không người lái này ước tính từ 20.000 đến 50.000 USD/chiếc. Với khả năng mang tải tới 100 kg thuốc nổ, khiến chúng trở thành một lựa chọn hấp dẫn cho các quốc gia muốn nâng cao năng lực tiến công tầm xa, mà không phải chịu gánh nặng tài chính đáng kể. (Nguồn ảnh: Sputnik, Ukrinform, Kyiv Independent, CNN).
Máy bay không người lái (UAV) đã trở thành một yếu tố then chốt trong cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine, phục vụ cho cả Lực lượng Vũ trang Ukraine và Nga. Các thông tin từ phương tiện truyền thông Ukraine trên thực địa cho thấy, Nga đang ngày càng sử dụng nhiều UAV để xác định trận địa của các hệ thống phòng không Ukraine.
Các chuyên gia chỉ ra rằng, những UAV mà Nga sử dụng có giá rẻ, gây ra tình thế khó xử về tài chính cho Ukraine, vì nếu bắn hạ chúng bằng tên lửa là tốn kém và không thực tế. Nga gần đây đã sử dụng hai loại UAV mới, được sử dụng trong 5 cuộc tấn công trong khoảng thời gian 2 đến 3 tuần qua.
Theo một quan chức Ukraine tiết lộ với hãng truyền thông Reuters của Anh, những UAV mới này của Nga được chế tạo từ các vật liệu như xốp và gỗ dán. Một biến thể của loại UAV mới này được trang bị camera và thẻ SIM điện thoại di động của Ukraine, cho phép nó truyền hình ảnh trở lại cho Quân đội Nga. Việc sử dụng thẻ SIM Ukraine là sáng kiến tuyệt vời, giúp cung cấp phạm vi phủ sóng rộng khắp Ukraine, mà không gây báo động.
Andriy Chernyak, phát ngôn viên của một cơ quan tình báo quân sự Ukraine, giải thích rằng, những UAV mới này của Nga đang xác định vị trí của các tổ hợp phòng không di động Ukraine, có khả năng bắn hạ chúng. Mục tiêu là lập bản đồ vị trí của tất cả các hệ thống phòng không Ukraine.
Quân đội Nga dường như đang cải tiến chiến thuật và thử nghiệm các công nghệ mới, để đảm bảo lợi thế trong các cuộc tấn công bằng tên lửa và UAV tự sát không ngừng nghỉ vào các thành phố và cơ sở hạ tầng của Ukraine.
Mặc dù Ukraine phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt các hệ thống tên lửa phòng không, nhưng nước này vẫn đảm bảo được khả năng chống lại các cuộc không kích của Nga một cách hiệu quả. Nhờ sự hỗ trợ từ các nước phương Tây, Ukraine đã nhận được một loạt các hệ thống phòng không quan trọng này.
Trong số đó, hệ thống tên lửa phòng không Patriot do Mỹ sản xuất nổi bật hơn cả vì độ chính xác và tầm bắn xa, Patriot rất xuất sắc trong việc đánh chặn và vô hiệu hóa các mối đe dọa ở nhiều độ cao và khoảng cách khác nhau. Điều này khiến nó trở thành một thành phần không thể thiếu trong chiến lược phòng không của Ukraine.
Một hệ thống quan trọng khác mà Ukraine đã mua là Hệ thống tên lửa đất đối không tiên tiến của Na Uy (NASAMS). Hệ thống phòng không tầm trung này có hiệu quả cao đối với cả máy bay và tên lửa. NASAMS được biết đến với khả năng cơ động và triển khai nhanh chóng, cho phép lực lượng Ukraine bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng trước các cuộc tấn công đường không.
Ukraine cũng đã nhận được hệ thống phòng không IRIS-T SLM của Đức; về nguyên lý hoạt động tương tự như hệ thống NASAMS. IRIS-T SLM nổi tiếng về độ chính xác và tính linh hoạt, có khả năng chống lại nhiều mối đe dọa trên không, bao gồm UAV, trực thăng và máy bay chiến đấu. Công nghệ tên lửa và radar tiên tiến của nó cung cấp một lớp phòng thủ mạnh mẽ chống lại các cuộc xâm nhập trên không của Nga.
Ngoài các hệ thống phòng không tiên tiến của phương Tây, Ukraine còn các hệ thống phòng không cũ hơn, nhưng vẫn hiệu quả từ thời Liên Xô như S-300. Các hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa này đã được nâng cấp và bảo dưỡng để đảm bảo chúng vẫn hoạt động. S-300 cung cấp khả năng phòng thủ, nhằm chống lại các mối đe dọa ở độ cao lớn và bổ sung cho các hệ thống hiện đại hơn trong kho vũ khí của Ukraine.
Các hệ thống phòng không tầm ngắn di động như FIM-92 Stinger của Mỹ, cũng đã được cung cấp cho lực lượng Ukraine. Các hệ thống phòng không di động này rất quan trọng đối với lực lượng bộ binh ở tuyến đầu, để phòng thủ chống lại trực thăng và máy bay bay thấp. Tính dễ sử dụng và hiệu quả của Stinger trong nhiều tình huống chiến đấu khác nhau, khiến nó trở thành một vũ khí phòng không tầm thấp nguy hiểm, nhất là giai đoạn đầu của cuộc chiến.
Trong khi thông tin chi tiết về các loại UAV bằng gỗ dán cụ thể vẫn được giữ bí mật, thì người ta đều biết rằng, Nga đã triển khai UAV tự sát Geran-2, có nguồn gốc từ UAV Shahed do Iran sản xuất. Trên thực tế, Nga thậm chí còn thành lập một nhà máy ở Kazan để sản xuất những UAV này.
UAV Geran-2 được Nga sử dụng như một tên lửa hành trình có chi phí tương đối thấp trên chiến trường Ukraine. Chi phí của những máy bay không người lái này ước tính từ 20.000 đến 50.000 USD/chiếc. Với khả năng mang tải tới 100 kg thuốc nổ, khiến chúng trở thành một lựa chọn hấp dẫn cho các quốc gia muốn nâng cao năng lực tiến công tầm xa, mà không phải chịu gánh nặng tài chính đáng kể. (Nguồn ảnh: Sputnik, Ukrinform, Kyiv Independent, CNN).