Không nhiều người biết rằng ước mơ xây dựng lực lượng tàu ngầm của Việt Nam đã có từ rất rất lâu. Ngày 1/6/1982, Tư lệnh Hải quân Nhân dân Việt Nam đã ký Quyết định thành lập đơn vị khung tàu ngầm đầu tiên mang tên "Đoàn 681" trực thuộc Bộ Tham mưu hải quân. Hai năm sau, Hải đội tàu ngầm đầu tiên của Việt Nam ra đời với phiên hiệu Hải đội 182. Ảnh: WikipediaTháng 7/1984, Hải đội tàu ngầm 182 lên đường sang Liên Xô. Họ đã có 2 năm huấn luyện tại Trung tâm huấn luyện tàu ngầm tại Ri Ga (nước Cộng hòa Latvia). Tháng 2/1986, cán bộ chiến sỹ trạm nổi kết thúc khóa huấn luyện về nước. Cuối tháng 5/1986 toàn bộ Hải đội và khung tàu ngầm 1 kết thúc huấn luyện về nước. Ảnh: InfonetĐáng tiếc là tuy con người đã chuẩn bị đầy đủ, nhưng những khó khăn chồng chất về mọi mặt của đất nước ta khi đó không cho phép hải quân sở hữu tàu ngầm hiện đại của Liên Xô. Không bao lâu sau, Hải đội 182 giải thể, và phải tới tận năm 1997 chúng ta mới có những chiếc tàu ngầm đầu tiên từ Triều Tiên để huấn luyện. Và đến năm 2009, ta mới thực sự có đơn vị tàu ngầm chiến đấu thực thụ khi Đảng và Nhà nước đầu tư sắm 6 tàu ngầm Kilo 636 thuộc hàng hiện đại nhất thế giới. Ảnh: InfonetTrở lại với chiếc tàu ngầm mà Việt Nam từng có ý định mua của Liên Xô từ những năm 1980. Mà thực tế, các cán bộ chiến sĩ Hải đội 182 đã hoàn thành khóa huấn luyện một cách xuất sắc nhất trên chiếc đúng chiếc tàu đó. Đấy là tàu ngầm đề án 613 được chế tạo vào những năm 1960, còn tàu được khối quân sự NATO định danh theo tên loại rượu nổi tiếng – Whiskey. Ảnh: WikipediaCác tài liệu đánh giá sau này cho rằng, tàu ngầm đề án 613 là thiết kế sửa đổi, cải tiến từ tàu ngầm U-boat Type XXI của phát xít Đức. 236 chiếc đã được chế tạo gồm 215 chiếc tại Liên Xô và 21 chiếc tại Trung Quốc. Ảnh: WikipediaTàu ngầm 613 có lượng giãn nước khi nổi là 1.050 tấn, khi lặn là 1.340 tấn, dài 76m, rộng 6,3-6,5m, mớn nước 4,5m. Ảnh: WikipediaCận cảnh mô hình mặt cắt tàu ngầm 613 với khoang chỉ huy nằm ngay phía dưới cột buồm, khoang trước là hành lang rồi tới khu vực phòng ngư lôi, phía sau là nhà bếp, nơi nghỉ ngơi của thủy thủ, phòng động cơ rồi khoang phóng ngư lôi đuôi. Ảnh: WikipediaĐể vận hành tàu ngầm 613 cần tới 52 sĩ quan thủy thủ. Ảnh: foto6x7Một phần hệ thống kính tiềm vọng tàu ngầm 613 mang số hiệu S-189 được sử dụng làm bảo tàng nổi, hiện trưng bày tại St Petersburg. Ảnh: aquatekKhoang động cơ tàu ngầm 613. Theo thiết kế, tàu trang bị 2 máy diesel 4.000bhp, 2 máy phát điện 2.700bhp và 2 máy chạy điện 100hp sử dụng khi cần chạy với độ ồn thấp nhất. Ảnh: foto6x7Về vũ khí, tàu ngầm trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533mm nhưng bố trí tương tự các tàu ngầm thời CTTG 2, 4 ống phóng ở mũi và 2 ống phóng ở đuôi cho phép đánh địch ở hai phía mà không cần quay tàu. Cơ số dự trữ 12 quả ngư lôi hoặc triển khai 22 thủy lôi. Ảnh: WikipediaCận cảnh khoang ngư lôi chiến đấu ở đuôi tàu ngầm 613. Ngoài ngư lôi, một số tàu 613 còn trang bị pháo phòng không 25mm hoặc 57mm ở trên boong để chiến đấu khi cần nổi lên nạp điện nặng trước khi tiếp tục hành trình lặn. Ảnh: WikipediaBởi do thiết kế theo kiểu cũ, nên tàu ngầm 613 chỉ có khả năng lặn tối đa 166 giờ (một tuần). Tốc độ kinh tế khi lặn 3 hải lý/h (tối đa 13,1 hải lý/h), dự trữ hành trình 620km, tốc độ khi nổi 18,2 hải lý/h nhưng tiết kiệm để đạt tầm hoạt động 15.000km thì chỉ ở mức 10 hải lý/h. Ảnh: WikipediaNói chung, dù thiết kế hơi cũ nhưng nếu có trong tay tàu ngầm 613 từ những năm 1980, Hải quân Nhân dân Việt Nam có thể làm tốt hơn nữa nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo Tổ quốc. Đáng tiếc là tình hình đất nước lúc đó không cho phép chúng ta có được các tàu ngầm Liên Xô, mà phải chờ tới gần 30 năm sau. Ảnh: WikipediaCận cảnh tàu ngầm đề án 613 làm bảo tàng nổi ở Nga. Nguồn: Youtube Ivan MK
Không nhiều người biết rằng ước mơ xây dựng lực lượng tàu ngầm của Việt Nam đã có từ rất rất lâu. Ngày 1/6/1982, Tư lệnh Hải quân Nhân dân Việt Nam đã ký Quyết định thành lập đơn vị khung tàu ngầm đầu tiên mang tên "Đoàn 681" trực thuộc Bộ Tham mưu hải quân. Hai năm sau, Hải đội tàu ngầm đầu tiên của Việt Nam ra đời với phiên hiệu Hải đội 182. Ảnh: Wikipedia
Tháng 7/1984, Hải đội tàu ngầm 182 lên đường sang Liên Xô. Họ đã có 2 năm huấn luyện tại Trung tâm huấn luyện tàu ngầm tại Ri Ga (nước Cộng hòa Latvia). Tháng 2/1986, cán bộ chiến sỹ trạm nổi kết thúc khóa huấn luyện về nước. Cuối tháng 5/1986 toàn bộ Hải đội và khung tàu ngầm 1 kết thúc huấn luyện về nước. Ảnh: Infonet
Đáng tiếc là tuy con người đã chuẩn bị đầy đủ, nhưng những khó khăn chồng chất về mọi mặt của đất nước ta khi đó không cho phép hải quân sở hữu tàu ngầm hiện đại của Liên Xô. Không bao lâu sau, Hải đội 182 giải thể, và phải tới tận năm 1997 chúng ta mới có những chiếc tàu ngầm đầu tiên từ Triều Tiên để huấn luyện. Và đến năm 2009, ta mới thực sự có đơn vị tàu ngầm chiến đấu thực thụ khi Đảng và Nhà nước đầu tư sắm 6 tàu ngầm Kilo 636 thuộc hàng hiện đại nhất thế giới. Ảnh: Infonet
Trở lại với chiếc tàu ngầm mà Việt Nam từng có ý định mua của Liên Xô từ những năm 1980. Mà thực tế, các cán bộ chiến sĩ Hải đội 182 đã hoàn thành khóa huấn luyện một cách xuất sắc nhất trên chiếc đúng chiếc tàu đó. Đấy là tàu ngầm đề án 613 được chế tạo vào những năm 1960, còn tàu được khối quân sự NATO định danh theo tên loại rượu nổi tiếng – Whiskey. Ảnh: Wikipedia
Các tài liệu đánh giá sau này cho rằng, tàu ngầm đề án 613 là thiết kế sửa đổi, cải tiến từ tàu ngầm U-boat Type XXI của phát xít Đức. 236 chiếc đã được chế tạo gồm 215 chiếc tại Liên Xô và 21 chiếc tại Trung Quốc. Ảnh: Wikipedia
Tàu ngầm 613 có lượng giãn nước khi nổi là 1.050 tấn, khi lặn là 1.340 tấn, dài 76m, rộng 6,3-6,5m, mớn nước 4,5m. Ảnh: Wikipedia
Cận cảnh mô hình mặt cắt tàu ngầm 613 với khoang chỉ huy nằm ngay phía dưới cột buồm, khoang trước là hành lang rồi tới khu vực phòng ngư lôi, phía sau là nhà bếp, nơi nghỉ ngơi của thủy thủ, phòng động cơ rồi khoang phóng ngư lôi đuôi. Ảnh: Wikipedia
Để vận hành tàu ngầm 613 cần tới 52 sĩ quan thủy thủ. Ảnh: foto6x7
Một phần hệ thống kính tiềm vọng tàu ngầm 613 mang số hiệu S-189 được sử dụng làm bảo tàng nổi, hiện trưng bày tại St Petersburg. Ảnh: aquatek
Khoang động cơ tàu ngầm 613. Theo thiết kế, tàu trang bị 2 máy diesel 4.000bhp, 2 máy phát điện 2.700bhp và 2 máy chạy điện 100hp sử dụng khi cần chạy với độ ồn thấp nhất. Ảnh: foto6x7
Về vũ khí, tàu ngầm trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533mm nhưng bố trí tương tự các tàu ngầm thời CTTG 2, 4 ống phóng ở mũi và 2 ống phóng ở đuôi cho phép đánh địch ở hai phía mà không cần quay tàu. Cơ số dự trữ 12 quả ngư lôi hoặc triển khai 22 thủy lôi. Ảnh: Wikipedia
Cận cảnh khoang ngư lôi chiến đấu ở đuôi tàu ngầm 613. Ngoài ngư lôi, một số tàu 613 còn trang bị pháo phòng không 25mm hoặc 57mm ở trên boong để chiến đấu khi cần nổi lên nạp điện nặng trước khi tiếp tục hành trình lặn. Ảnh: Wikipedia
Bởi do thiết kế theo kiểu cũ, nên tàu ngầm 613 chỉ có khả năng lặn tối đa 166 giờ (một tuần). Tốc độ kinh tế khi lặn 3 hải lý/h (tối đa 13,1 hải lý/h), dự trữ hành trình 620km, tốc độ khi nổi 18,2 hải lý/h nhưng tiết kiệm để đạt tầm hoạt động 15.000km thì chỉ ở mức 10 hải lý/h. Ảnh: Wikipedia
Nói chung, dù thiết kế hơi cũ nhưng nếu có trong tay tàu ngầm 613 từ những năm 1980, Hải quân Nhân dân Việt Nam có thể làm tốt hơn nữa nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo Tổ quốc. Đáng tiếc là tình hình đất nước lúc đó không cho phép chúng ta có được các tàu ngầm Liên Xô, mà phải chờ tới gần 30 năm sau. Ảnh: Wikipedia
Cận cảnh tàu ngầm đề án 613 làm bảo tàng nổi ở Nga. Nguồn: Youtube Ivan MK