Tháng 10/2003, những đơn vị đầu tiên của lực lượng được đưa vào thành phần chiến đấu của NATO, tổng quân số khoảng 9.000 người, đến nay đã lên tới 40.000 người.Được thành lập dựa theo hình mẫu các đơn vị viễn chinh của quân đội Mỹ, đơn vị này là một bộ phận trong hệ thống tổng thể lực lượng NATO và là bộ phận quân sự linh hoạt nhất, có khả năng phản ứng ngay lập tức bằng sức mạnh quân sự đối với bất kỳ cuộc khủng hoảng nào.Lực lượng phản ứng nhanh thực hiện rộng rãi nhiều nhiệm vụ quân sự và đảm nhiệm nhiều chức năng đặc biệt tại bất kỳ nơi nào trên thế giới, như tác chiến chống lại các lực lượng quân sự của đối phương, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ các nước thành viên NATO, chống khủng bố, thiết lập hòa bình, ngăn chặn thảm họa nhân đạo...Thành phần chiến đấu gồm có lục quân, không quân, hải quân, tác chiến đặc biệt, nhóm đảm bảo hậu cần liên quân chủng.Lục quân là một đơn vị cấp lữ đoàn với sức mạnh chiến đấu tương ứng, được trang bị vũ khí hạng trung và hạng nhẹ. Các phân đội trực thuộc gồm không quân, phòng không, pháo binh, công binh, thông tin liên lạc, phòng chống phóng xạ, sinh hoá... Bộ chỉ huy được thành lập trên cơ sở bộ tham mưu của một quân đoàn lục quân triển khai nhanh của NATO.Không quân trong Lực lượng phản ứng nhanh có nhiệm vụ vận chuyển kịp thời các đơn vị đến những khu vực cần thiết và yểm trợ cho hoạt động của các đơn vị này. Đơn vị này gồm các phân đội máy bay chiến đấu, máy bay phục vụ, lực lượng và phương tiện phòng không - không quân của các nước thành viên, đảm bảo 200 lượt máy bay xuất kích trong một ngày đêm.Các cơ quan chỉ huy không quân trong Lực lượng phản ứng nhanh gồm bộ chỉ huy (được thành lập trên cơ sở bộ tham mưu của lực lượng không quân NATO, hoặc bộ tư lệnh không quân của một nước thành viên NATO), các trung tâm chỉ huy chiến dịch đường không cơ động và cố định. Mỗi trung tâm chỉ huy phải đảm bảo giám sát trên không, tổ chức phòng không, trinh sát, tìm kiếm cứu nạn, tiếp dầu, yểm trợ, phát hiện và nhận dạng mục tiêu bằng radar.Hải quân gồm bộ chỉ huy trên biển, cơ quan tham mưu của lực lượng hải quân liên hợp NATO, các nhóm tàu sân bay đa năng/ tàu chiến đấu mặt nước, tàu tìm kiếm - đột kích, tàu đổ bộ, tàu ngầm và máy bay... được tổ chức thành binh đoàn cấp chiến dịch. Binh đoàn này phải đủ sức thực hiện nhiệm vụ đảm bảo đổ bộ và hộ tống đoàn tàu vận tải, chống ngầm, rà phá mìn trên biển, phòng không và đảm bảo những cuộc chuyển quân trên biển.Nhóm tác chiến đặc biệt thường gồm 4 đơn vị từ các quân chủng khác nhau. Nhóm hậu cần liên quân chủng đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của Tư lệnh Lực lượng phản ứng nhanh. Đây là lực lượng đảm bảo hậu cần chủ yếu trên nguyên tắc đa quốc gia như tiếp nhận, tập kết, chuẩn bị và hộ tống các đơn vị đến địa điểm tiến hành các chiến dịch quân sự; tổ chức bảo quản lượng dự trữ phương tiện vật chất dành cho chiến trường, cung cấp lương thực, nước ngọt, nhiên liệu và đạn dược; đảm bảo quân y; chỉ huy vận tải.Ngoài ra, NATO còn thu hút nhiều thành phần khác tham gia vào việc đảm bảo hậu cần cho đội phản ứng nhanh: Trung tâm vận tải đa quốc gia (thuộc Bộ Chỉ huy vận tải chiến lược NATO), Trung tâm điều phối vận tải châu Âu, Trung tâm điều phối vận tải đường biển đa quốc gia. Để thực hiện chuyển quân và hàng hoá lớn giữa các chiến trường, NATO sẽ sử dụng lực lượng và phương tiện dùng chung trên cơ sở ký hợp đồng thuê các phương tiện, như máy bay vận tải AN-124-100, máy bay C-17A, tàu vận tải tốc độ cao lớp “Roro”.Thành phần lực lượng dự bị của phản ứng nhanh ở mỗi đợt luân chuyển được xác định tuỳ theo mức đóng góp tài chính của các nước thành viên và được cụ thể hoá căn cứ vào diễn biến tình hình ở khu vực chiến sự. Các nước thành viên NATO được phép sử dụng các đơn vị dự bị cho phản ứng nhanh để thực hiện nhiệm vụ, kể cả sử dụng cho các chiến dịch quốc tế.Theo yêu cầu đặt ra đối với phản ứng nhanh, thời gian làm công tác chuẩn bị để di chuyển đến khu vực ấn định của lực lượng thường trực là từ 48 giờ (nhóm trinh sát, điều nghiên) đến 30 ngày, còn lực lượng dự bị là từ 10 ngày đến 60 ngày.
Tháng 10/2003, những đơn vị đầu tiên của lực lượng được đưa vào thành phần chiến đấu của NATO, tổng quân số khoảng 9.000 người, đến nay đã lên tới 40.000 người.
Được thành lập dựa theo hình mẫu các đơn vị viễn chinh của quân đội Mỹ, đơn vị này là một bộ phận trong hệ thống tổng thể lực lượng NATO và là bộ phận quân sự linh hoạt nhất, có khả năng phản ứng ngay lập tức bằng sức mạnh quân sự đối với bất kỳ cuộc khủng hoảng nào.
Lực lượng phản ứng nhanh thực hiện rộng rãi nhiều nhiệm vụ quân sự và đảm nhiệm nhiều chức năng đặc biệt tại bất kỳ nơi nào trên thế giới, như tác chiến chống lại các lực lượng quân sự của đối phương, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ các nước thành viên NATO, chống khủng bố, thiết lập hòa bình, ngăn chặn thảm họa nhân đạo...
Thành phần chiến đấu gồm có lục quân, không quân, hải quân, tác chiến đặc biệt, nhóm đảm bảo hậu cần liên quân chủng.
Lục quân là một đơn vị cấp lữ đoàn với sức mạnh chiến đấu tương ứng, được trang bị vũ khí hạng trung và hạng nhẹ. Các phân đội trực thuộc gồm không quân, phòng không, pháo binh, công binh, thông tin liên lạc, phòng chống phóng xạ, sinh hoá... Bộ chỉ huy được thành lập trên cơ sở bộ tham mưu của một quân đoàn lục quân triển khai nhanh của NATO.
Không quân trong Lực lượng phản ứng nhanh có nhiệm vụ vận chuyển kịp thời các đơn vị đến những khu vực cần thiết và yểm trợ cho hoạt động của các đơn vị này. Đơn vị này gồm các phân đội máy bay chiến đấu, máy bay phục vụ, lực lượng và phương tiện phòng không - không quân của các nước thành viên, đảm bảo 200 lượt máy bay xuất kích trong một ngày đêm.
Các cơ quan chỉ huy không quân trong Lực lượng phản ứng nhanh gồm bộ chỉ huy (được thành lập trên cơ sở bộ tham mưu của lực lượng không quân NATO, hoặc bộ tư lệnh không quân của một nước thành viên NATO), các trung tâm chỉ huy chiến dịch đường không cơ động và cố định. Mỗi trung tâm chỉ huy phải đảm bảo giám sát trên không, tổ chức phòng không, trinh sát, tìm kiếm cứu nạn, tiếp dầu, yểm trợ, phát hiện và nhận dạng mục tiêu bằng radar.
Hải quân gồm bộ chỉ huy trên biển, cơ quan tham mưu của lực lượng hải quân liên hợp NATO, các nhóm tàu sân bay đa năng/ tàu chiến đấu mặt nước, tàu tìm kiếm - đột kích, tàu đổ bộ, tàu ngầm và máy bay... được tổ chức thành binh đoàn cấp chiến dịch. Binh đoàn này phải đủ sức thực hiện nhiệm vụ đảm bảo đổ bộ và hộ tống đoàn tàu vận tải, chống ngầm, rà phá mìn trên biển, phòng không và đảm bảo những cuộc chuyển quân trên biển.
Nhóm tác chiến đặc biệt thường gồm 4 đơn vị từ các quân chủng khác nhau. Nhóm hậu cần liên quân chủng đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của Tư lệnh Lực lượng phản ứng nhanh. Đây là lực lượng đảm bảo hậu cần chủ yếu trên nguyên tắc đa quốc gia như tiếp nhận, tập kết, chuẩn bị và hộ tống các đơn vị đến địa điểm tiến hành các chiến dịch quân sự; tổ chức bảo quản lượng dự trữ phương tiện vật chất dành cho chiến trường, cung cấp lương thực, nước ngọt, nhiên liệu và đạn dược; đảm bảo quân y; chỉ huy vận tải.
Ngoài ra, NATO còn thu hút nhiều thành phần khác tham gia vào việc đảm bảo hậu cần cho đội phản ứng nhanh: Trung tâm vận tải đa quốc gia (thuộc Bộ Chỉ huy vận tải chiến lược NATO), Trung tâm điều phối vận tải châu Âu, Trung tâm điều phối vận tải đường biển đa quốc gia. Để thực hiện chuyển quân và hàng hoá lớn giữa các chiến trường, NATO sẽ sử dụng lực lượng và phương tiện dùng chung trên cơ sở ký hợp đồng thuê các phương tiện, như máy bay vận tải AN-124-100, máy bay C-17A, tàu vận tải tốc độ cao lớp “Roro”.
Thành phần lực lượng dự bị của phản ứng nhanh ở mỗi đợt luân chuyển được xác định tuỳ theo mức đóng góp tài chính của các nước thành viên và được cụ thể hoá căn cứ vào diễn biến tình hình ở khu vực chiến sự. Các nước thành viên NATO được phép sử dụng các đơn vị dự bị cho phản ứng nhanh để thực hiện nhiệm vụ, kể cả sử dụng cho các chiến dịch quốc tế.
Theo yêu cầu đặt ra đối với phản ứng nhanh, thời gian làm công tác chuẩn bị để di chuyển đến khu vực ấn định của lực lượng thường trực là từ 48 giờ (nhóm trinh sát, điều nghiên) đến 30 ngày, còn lực lượng dự bị là từ 10 ngày đến 60 ngày.