Mặc dù thuộc tính của chúng khác nhau đáng kể, nhưng các máy bay chiến đấu F-4 Phantom và MiG-21 luôn là những đối thủ nguy hiểm khi tham chiến trên bầu trời Việt Nam. Máy bay F-4 Phantom là máy bay chiến đấu ném bom của quân đội Mỹ, còn MiG-21 là máy bay tiêm kích đánh chặn của không quân Việt Nam.Trong cuộc không chiến kéo dài trên bầu trời Việt Nam, hai máy bay tiêm kích đánh chặn Mikoyan Gurevich MiG-21 và máy bay chiếm ưu thế trên không McDonnell Douglas F-4 Phantom, kỹ năng của phi công và yếu tố may mắn đóng vai trò quyết định và cho đến nay, các tranh cãi vẫn diễn ra ác liệt khi xếp tỉ lệ thắng thua giữa 2 bên.Về chức năng, máy bay F-4 Phantom là máy bay chiến đấu ném bom đa nhiệm, vũ khí đa dạng, gồm tên lửa đối không, đối đất và bom, nhưng do đa nhiệm nên kích thước và ngoại hình của F-4 Phantom to lớn, nặng nề. F-4 Phantom có chiều dài 19,2m và sải cánh 11,6m, trọng lượng 19 tấn.Máy bay MiG-21 là loại máy bay tiêm kích đánh chặn nên chỉ mang thuần túy vũ khí chiến đấu trên không. Chiều dài 14,63m, sải cánh 7,31m và nặng chỉ 10 tấn. Cả hai đều có tốc độ trên Mach 2.Máy bay chiến đấu MiG-21 do ưu tiên cho tốc độc và sự nhanh nhẹn, dễ cơ động, nên kích thước nhỏ, chỉ được trang bị tên lửa không đối không AA-2 Atoll và pháo 23mm.Máy bay chiến đấu F-4 Phantom được trang bị tên lửa không đối không AIM-7 Sparrow và tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder. Ngoài ra còn có tên lửa không đối đất, bom, … nên về vũ khí thì F-4 đa dạng và vượt trội hơn.Tuy nhiên, do không được trang bị pháo, nên F-4 rất bất lợi khi chiến đấu ở tầm gần. Mãi đến phiên bản F-4C mới bắt đầu được trang bị pháo 20mm M61 Vulcan xoay nòng.Máy bay MiG được thiết kế làm nhiệm vụ đánh chặn tầm ngắn còn máy bay F-4 được thiết kế cho nhiệm vụ oanh kích tầm xa. Do đó, nếu cuộc chiến máy bay giữa MIG-21 và F-4 Phantom ở tầm xa, thì máy bay F-4 sẽ chiếm ưu thế.Nhưng máy bay F-4 không được trang bị pháo cho chiến đấu tầm gần, trong khi máy bay MiG thường sử dụng lối đánh du kích ẩn nấp, áp sát bắn pháo hoặc phóng tên lửa rồi nhanh chóng rút lui. Với lối đánh này, pháo tỏ ra hiệu quả hơn hẳn tên lửa.Ngoài ra, thống kê cho thấy 45% tên lửa AIM-7 Sparrow và 37% AIM-9 Sidewinder bị gặp lỗi khi phóng hoặc khi khóa mục tiêu. Vì thế xác suất diệt mục tiêu của 2 tên lửa này chỉ là 8% và 16%, tỉ lệ khá nghèo nàn. Tên lửa AIM-4 Falcon thậm chí còn có tỉ lệ % tồi tệ hơn.MiG-21 luôn thể hiện sự nhanh nhẹn, hình bóng của nó rất khó thu được bằng mắt thường ở bất kỳ khoảng cách xa nào. Trong khi đó, F-4 Phantom được biết đến với động cơ phản lực tạo ra nhiều khói, rất dễ nhận biết ở khoảng cách xa do kích thước to lớn của nó. Vì thế, nếu lẩn trốn và tấn công nhanh ở tầm gần, thì cuộc chiến luôn nghiêng về máy bay MiG-21.F-4 Phantom được sản xuất với nhiều biến thể và trở thành một thành phần chính của lực lượng chiếm ưu thế trên không, máy bay ném bom chiến đấu, trinh sát và máy bay gây nhiễu radar của Hải quân, Thủy quân lục chiến và Không quân Mỹ.F-4 được phát triển trong những năm 1950, đi vào hoạt động từ năm 1960 và gần 5.200 chiếc đã được sản xuất trong suốt 30 năm hoạt động từ 1958 đến 1981. Hoạt động chiến đấu của nó bao gồm các cuộc tham chiến từ thời Việt Nam qua Chiến dịch Bão táp sa mạc và hơn thế nữa.F-4 Phantom cũng được trang bị cho quân đội của nhiều nước khác và cho đến năm 2001 vẫn còn hơn 1.000 máy bay F-4 đang được sử dụng ở 11 nước trên toàn thế giới. Quân đội Mỹ đã cho F-4 ra khỏi biên chế từ năm 1996.MiG-21 được đưa vào trang bị từ năm 1959 và hơn 11.000 chiếc với nhiều cấu hình khác nhau đã được hoàn thành khi kết thúc sản xuất vào năm 1985. MiG-21 là một trong những máy bay chiến đấu xuất khẩu được phân phối rộng rãi nhất trong lịch sử.Hơn 50 quốc gia trên 4 lục địa đã sử dụng loại máy bay này, hiện nay, MiG-21 vẫn đang hoạt động trong không quân một số quốc gia, sau 50 năm kể từ khi nó cất cánh lần đầu tiên. Nguồn ảnh: Warhistory.
Mặc dù thuộc tính của chúng khác nhau đáng kể, nhưng các máy bay chiến đấu F-4 Phantom và MiG-21 luôn là những đối thủ nguy hiểm khi tham chiến trên bầu trời Việt Nam. Máy bay F-4 Phantom là máy bay chiến đấu ném bom của quân đội Mỹ, còn MiG-21 là máy bay tiêm kích đánh chặn của không quân Việt Nam.
Trong cuộc không chiến kéo dài trên bầu trời Việt Nam, hai máy bay tiêm kích đánh chặn Mikoyan Gurevich MiG-21 và máy bay chiếm ưu thế trên không McDonnell Douglas F-4 Phantom, kỹ năng của phi công và yếu tố may mắn đóng vai trò quyết định và cho đến nay, các tranh cãi vẫn diễn ra ác liệt khi xếp tỉ lệ thắng thua giữa 2 bên.
Về chức năng, máy bay F-4 Phantom là máy bay chiến đấu ném bom đa nhiệm, vũ khí đa dạng, gồm tên lửa đối không, đối đất và bom, nhưng do đa nhiệm nên kích thước và ngoại hình của F-4 Phantom to lớn, nặng nề. F-4 Phantom có chiều dài 19,2m và sải cánh 11,6m, trọng lượng 19 tấn.
Máy bay MiG-21 là loại máy bay tiêm kích đánh chặn nên chỉ mang thuần túy vũ khí chiến đấu trên không. Chiều dài 14,63m, sải cánh 7,31m và nặng chỉ 10 tấn. Cả hai đều có tốc độ trên Mach 2.
Máy bay chiến đấu MiG-21 do ưu tiên cho tốc độc và sự nhanh nhẹn, dễ cơ động, nên kích thước nhỏ, chỉ được trang bị tên lửa không đối không AA-2 Atoll và pháo 23mm.
Máy bay chiến đấu F-4 Phantom được trang bị tên lửa không đối không AIM-7 Sparrow và tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder. Ngoài ra còn có tên lửa không đối đất, bom, … nên về vũ khí thì F-4 đa dạng và vượt trội hơn.
Tuy nhiên, do không được trang bị pháo, nên F-4 rất bất lợi khi chiến đấu ở tầm gần. Mãi đến phiên bản F-4C mới bắt đầu được trang bị pháo 20mm M61 Vulcan xoay nòng.
Máy bay MiG được thiết kế làm nhiệm vụ đánh chặn tầm ngắn còn máy bay F-4 được thiết kế cho nhiệm vụ oanh kích tầm xa. Do đó, nếu cuộc chiến máy bay giữa MIG-21 và F-4 Phantom ở tầm xa, thì máy bay F-4 sẽ chiếm ưu thế.
Nhưng máy bay F-4 không được trang bị pháo cho chiến đấu tầm gần, trong khi máy bay MiG thường sử dụng lối đánh du kích ẩn nấp, áp sát bắn pháo hoặc phóng tên lửa rồi nhanh chóng rút lui. Với lối đánh này, pháo tỏ ra hiệu quả hơn hẳn tên lửa.
Ngoài ra, thống kê cho thấy 45% tên lửa AIM-7 Sparrow và 37% AIM-9 Sidewinder bị gặp lỗi khi phóng hoặc khi khóa mục tiêu. Vì thế xác suất diệt mục tiêu của 2 tên lửa này chỉ là 8% và 16%, tỉ lệ khá nghèo nàn. Tên lửa AIM-4 Falcon thậm chí còn có tỉ lệ % tồi tệ hơn.
MiG-21 luôn thể hiện sự nhanh nhẹn, hình bóng của nó rất khó thu được bằng mắt thường ở bất kỳ khoảng cách xa nào. Trong khi đó, F-4 Phantom được biết đến với động cơ phản lực tạo ra nhiều khói, rất dễ nhận biết ở khoảng cách xa do kích thước to lớn của nó. Vì thế, nếu lẩn trốn và tấn công nhanh ở tầm gần, thì cuộc chiến luôn nghiêng về máy bay MiG-21.
F-4 Phantom được sản xuất với nhiều biến thể và trở thành một thành phần chính của lực lượng chiếm ưu thế trên không, máy bay ném bom chiến đấu, trinh sát và máy bay gây nhiễu radar của Hải quân, Thủy quân lục chiến và Không quân Mỹ.
F-4 được phát triển trong những năm 1950, đi vào hoạt động từ năm 1960 và gần 5.200 chiếc đã được sản xuất trong suốt 30 năm hoạt động từ 1958 đến 1981. Hoạt động chiến đấu của nó bao gồm các cuộc tham chiến từ thời Việt Nam qua Chiến dịch Bão táp sa mạc và hơn thế nữa.
F-4 Phantom cũng được trang bị cho quân đội của nhiều nước khác và cho đến năm 2001 vẫn còn hơn 1.000 máy bay F-4 đang được sử dụng ở 11 nước trên toàn thế giới. Quân đội Mỹ đã cho F-4 ra khỏi biên chế từ năm 1996.
MiG-21 được đưa vào trang bị từ năm 1959 và hơn 11.000 chiếc với nhiều cấu hình khác nhau đã được hoàn thành khi kết thúc sản xuất vào năm 1985. MiG-21 là một trong những máy bay chiến đấu xuất khẩu được phân phối rộng rãi nhất trong lịch sử.
Hơn 50 quốc gia trên 4 lục địa đã sử dụng loại máy bay này, hiện nay, MiG-21 vẫn đang hoạt động trong không quân một số quốc gia, sau 50 năm kể từ khi nó cất cánh lần đầu tiên. Nguồn ảnh: Warhistory.