Một nguồn tin trong tổ hợp công nghiệp quân sự Nga thông báo rằng tuần dương hạm Moscow lớp Slava sau khi hoàn thành quá trình nâng cấp sẽ phục vụ trong hạm đội Nga cho đến năm 2040, thiết lập kỷ lục mới.Tuổi thọ thực tế của con tàu khi làm nhiệm vụ sẽ lên tới 61 năm, nhưng bất chấp tuổi đời rất cao, nó vẫn là một chiến hạm cực kỳ đáng gờm cho hầu hết mọi đối thủ hiện tại cũng như tương lai.Theo RIA Novosti, đơn vị truyền thôngcủa xưởng đóng tàu số 13 thuộc hạm đội Biển Đen - nơi con tàu đang được bảo dưỡng nói rằng công việc đại tu và hiện đại hóa quy mô lớn đã được thực hiện trên chiến hạm Moscow.Tàu tuần dương sẽ rời bến với động cơ được sửa chữa kỹ lưỡng, đi kèm việc thay thế máy phát điện diesel. Ngoài ra hàng trăm mét đường ống dẫn cũng đã được làm mới.Sau khi trở lại hoạt động, tàu tuần dương tên lửa Moscow vẫn sẽ giữ vai trò kỳ hạm (soái hạm) của hạm đội Biển Đen, dù cho đơn vị này đã được tăng cường sức mạnh chiến đấu với 3 tàu khu trục mới nhất thuộc lớp Đô đốc Grigorovich - Dự án 11356M.Theo thông tin từ bộ chỉ huy hạm đội Biển Đen, 3 tàu khu trục thuộc Dự án 11356M, bao gồm chiếc Đô đốc Grigorovich, Đô đốc Essen và Đô đốc Makarov đều được trang bị tên lửa hành trình Kalibr cực kỳ lợi hại.Được biết tàu tuần dương tên lửa Moscow là chiếc dẫn đầu của Dự án 1164 Atlant, nó được xây dựng vào năm 1982 tại nhà máy đóng tàu Nikolaev dưới tên "Vinh quang".Sau khi tàu tuần dương chống ngầm Moscow - Dự án 1123 nghỉ hưu, nó đã kế thừa tên tuổi của “người tiền nhiệm” và trở thành kỳ hạm của hạm đội Biển Đen hải quân Liên Xô/Nga.Lượng giãn nước của tuần dương hạm Moscow lớp Slava lên tới 11.490 tấn, chiều dài 186 m, tốc độ 32 tối đa hải lý/h, thời gian hoạt động trên biển liên tục 30 ngày, thủy thủ đoàn 500 người.Vũ khí chính của tàu là 16 bệ phóng tên lửa hành trình chống hạm siêu âm P-1000 Vulkan có tầm bắn 750 km, bên cạnh đó là pháo hạm AK-130 130 mm, ngư lôi cỡ 533 mm, trực thăng săn ngầm Ka-27.Mặc dù sở hữu kích thước lớn và vũ khí mạnh nhưng chiếc Moscow cũng bị nhận xét là có điểm yếu khi không được thiết kế theo xu hướng giảm diện tích phản xạ radar.Bên cạnh đó, do sử dụng tên lửa chống hạm thế hệ cũ, chưa tích hợp ống phóng thẳng đứng đa năng UKSK mà cơ số đạn của nó mang theo khá ít so với các tàu chiến hiện đại của hải quân Nga.Ngoài ra dù được hiện đại hóa, dàn trang thiết bị điện tử của tuần dương hạm Moscow vẫn dựa trên các loại radar thế hệ cũ, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu tác chiến trong thời kỳ mới.Đặt cạnh một tuần dương hạm kiểu mới đó là chiếc Type 055 do Trung Quốc chế tạo, con tàu này được tích hợp radar mảng pha cực kỳ tối tân, kèm theo đó là 122 ống phóng thẳng đứng của đủ loại tên lửa chống hạm, phòng không, chống ngầm, đối đất… Tuy nhiên, trong thực chiến còn có yếu tố con người, vì vậy tuần dương hạm Moscow vẫn thực sự hết sức đáng gờm.
Một nguồn tin trong tổ hợp công nghiệp quân sự Nga thông báo rằng tuần dương hạm Moscow lớp Slava sau khi hoàn thành quá trình nâng cấp sẽ phục vụ trong hạm đội Nga cho đến năm 2040, thiết lập kỷ lục mới.
Tuổi thọ thực tế của con tàu khi làm nhiệm vụ sẽ lên tới 61 năm, nhưng bất chấp tuổi đời rất cao, nó vẫn là một chiến hạm cực kỳ đáng gờm cho hầu hết mọi đối thủ hiện tại cũng như tương lai.
Theo RIA Novosti, đơn vị truyền thôngcủa xưởng đóng tàu số 13 thuộc hạm đội Biển Đen - nơi con tàu đang được bảo dưỡng nói rằng công việc đại tu và hiện đại hóa quy mô lớn đã được thực hiện trên chiến hạm Moscow.
Tàu tuần dương sẽ rời bến với động cơ được sửa chữa kỹ lưỡng, đi kèm việc thay thế máy phát điện diesel. Ngoài ra hàng trăm mét đường ống dẫn cũng đã được làm mới.
Sau khi trở lại hoạt động, tàu tuần dương tên lửa Moscow vẫn sẽ giữ vai trò kỳ hạm (soái hạm) của hạm đội Biển Đen, dù cho đơn vị này đã được tăng cường sức mạnh chiến đấu với 3 tàu khu trục mới nhất thuộc lớp Đô đốc Grigorovich - Dự án 11356M.
Theo thông tin từ bộ chỉ huy hạm đội Biển Đen, 3 tàu khu trục thuộc Dự án 11356M, bao gồm chiếc Đô đốc Grigorovich, Đô đốc Essen và Đô đốc Makarov đều được trang bị tên lửa hành trình Kalibr cực kỳ lợi hại.
Được biết tàu tuần dương tên lửa Moscow là chiếc dẫn đầu của Dự án 1164 Atlant, nó được xây dựng vào năm 1982 tại nhà máy đóng tàu Nikolaev dưới tên "Vinh quang".
Sau khi tàu tuần dương chống ngầm Moscow - Dự án 1123 nghỉ hưu, nó đã kế thừa tên tuổi của “người tiền nhiệm” và trở thành kỳ hạm của hạm đội Biển Đen hải quân Liên Xô/Nga.
Lượng giãn nước của tuần dương hạm Moscow lớp Slava lên tới 11.490 tấn, chiều dài 186 m, tốc độ 32 tối đa hải lý/h, thời gian hoạt động trên biển liên tục 30 ngày, thủy thủ đoàn 500 người.
Vũ khí chính của tàu là 16 bệ phóng tên lửa hành trình chống hạm siêu âm P-1000 Vulkan có tầm bắn 750 km, bên cạnh đó là pháo hạm AK-130 130 mm, ngư lôi cỡ 533 mm, trực thăng săn ngầm Ka-27.
Mặc dù sở hữu kích thước lớn và vũ khí mạnh nhưng chiếc Moscow cũng bị nhận xét là có điểm yếu khi không được thiết kế theo xu hướng giảm diện tích phản xạ radar.
Bên cạnh đó, do sử dụng tên lửa chống hạm thế hệ cũ, chưa tích hợp ống phóng thẳng đứng đa năng UKSK mà cơ số đạn của nó mang theo khá ít so với các tàu chiến hiện đại của hải quân Nga.
Ngoài ra dù được hiện đại hóa, dàn trang thiết bị điện tử của tuần dương hạm Moscow vẫn dựa trên các loại radar thế hệ cũ, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu tác chiến trong thời kỳ mới.
Đặt cạnh một tuần dương hạm kiểu mới đó là chiếc Type 055 do Trung Quốc chế tạo, con tàu này được tích hợp radar mảng pha cực kỳ tối tân, kèm theo đó là 122 ống phóng thẳng đứng của đủ loại tên lửa chống hạm, phòng không, chống ngầm, đối đất… Tuy nhiên, trong thực chiến còn có yếu tố con người, vì vậy tuần dương hạm Moscow vẫn thực sự hết sức đáng gờm.