Binh chủng Tên lửa - Pháo bờ biển là một lực lượng chiến đấu trực thuộc biên chế của Quân chủng Hải quân Việt Nam, có nhiệm vụ sử dụng các loại pháo, tên lửa để tấn công đối phương, bảo vệ các căn cứ hải quân, các hải đảo quan trọng ven bờ và tham gia phòng thủ chống đổ bộ, tiếp cận bờ biển nước ta, chi viện cho các tàu hải quân chiến đấu. Hiện nay Hải quân Việt Nam đang tổ chức 5 lữ đoàn tên lửa bờ có sức mạnh số một tại Đông Nam Á và hàng đầu Châu Á. Tuy nhiên xét riêng về pháo binh bờ biển, có thể vẫn còn một số điểm cần phải khắc phục. Ảnh: Đội hình xe việt dã Kraz chở pháo và khẩu đội pháo bờ biển trên đường hành quân.Trong nhiệm vụ phòng thủ bờ biển chống địch đổ bộ, pháo binh chiếm vai trò cực kỳ quan trọng. Nó là sự bổ sung cần thiết ở khoảng ven bờ cho các tổ hợp tên lửa chống hạm bờ biển của ta có tầm bắn từ 80 cho đến 300km. Có thể cơ động triển khai khắp các bờ biển của đất nước từ Bắc cho đến Nam. Ảnh: Trận địa pháo bờ biển M-46 130mm của Hải quân Việt Nam.Pháo bờ biển Việt Nam hiện nay sử dụng chủ yếu loại lựu pháo nòng dài M-46 cỡ nòng 130mm mạnh mẽ có tầm bắn tối đa tới 27km với đạn thông thường và 38km với đạn tăng tầm. Dù cho loại pháo này phục vụ trong quân đội ta từ những năm Kháng chiến chống Mỹ tuy nhiên cho đến nay đây vẫn là loại pháo có tầm bắn xa nhất trong biên chế. Ảnh: Pháo bờ biển M-46 130mm khai hỏa.Ưu thế của pháo bờ biển là có hỏa lực mạnh, khi kết hợp với số lượng nhiều sẽ tạo một mật độ sát thương cực kỳ đáng gờm, phối hợp với các loại vũ khí cá nhân ở tầm gần và tên lửa bờ ở tầm xa tạo một thế trận phòng thủ liên hoàn, nhiều lớp. Pháo bờ biển cũng dễ dàng triển khai trận địa và phù hợp với lối tác chiến của quân đội ta. Ảnh: Pháo bờ biển M-46 130mm và khẩu đội cùng xe kéo pháo.Tuy nhiên, các trận địa pháo bờ biển hiện nay của ta sử dụng các loại pháo lựu di chuyển bằng xe kéo, vốn có thời gian triển khai lâu, lập trận địa và khẩu đội pháo nhiều người. Đây có thể nói là nhược điểm lớn nhất của pháo bờ biển nói riêng cũng như pháo lựu truyền thống nói chung. Ảnh: Pháo M-101 cỡ 105mm cho nhiệm vụ phòng thủ bờ biển.Hiện nay, quân đội nhiều nước trên thế giới vẫn duy trì hình thức phòng thủ bờ biển sử dụng pháo binh nhưng thay vì sử dụng pháo xe kéo, người ta chuyển sang sử dụng các loại pháo tự hành bánh xích hoặc bánh lốp. Pháo tự hành vẫn hội tụ đầy đủ ưu điểm của pháo xe kéo là tầm bắn xa, hỏa lực mạnh không những thế còn có thể cắt giảm khẩu đội vận hành, cộng với việc đặt pháo trên khung gầm cơ động giúp cho nó có thể nhanh chóng thu hồi trận địa, tránh bị đối phương phản pháo. Ảnh: Trận địa pháo bờ biển của quân đội Triều Tiên.Bộ đôi pháo bờ biển và tên lửa bờ chính là một cặp đôi phòng thủ cực kỳ lợi hại. Người Nga đã thiết kế chế tạo ra loại pháo tự hành phòng thủ bờ A-222 Bereg cỡ nòng 130mm đặt trên khung gầm Maz-543 tương tự tổ hợp tên lửa bờ Rubezh 4K51. Tổ hợp pháo này được tích hợp cả các loại radar trinh sát, máy tính phần tử bắn, trinh sát quang vô tuyến,… cung cấp tham số mục tiêu cực kỳ chuẩn xác. Dẫu vậy, với tầm bắn khá hạn chế, tối đa chỉ 20km nên A-222 không được người Nga mấy mặn mà. Ảnh: Tổ hợp pháo A-222 (trái) và tổ hợp tên lửa 4K51 Rubezh (phải) của quân đội Nga.Nhiều quân đội trên như Hàn Quốc, Triều Tiên, Đài Loan,… thường xuyên tổ chức các cuộc diễn tập chống đổ bộ quy mô lớn với sự tham gia của các tổ hợp pháo tự hành. Thậm chí, người Nga còn sử dụng cả xe tăng cho nhiệm vụ chống đổ bộ bởi về lý thuyết nó cũng là một loại pháo tự hành với cỡ nòng 125mm tuy nhiên pháo xe tăng thì không thể có tầm bắn xa hàng chục km như lựu pháo bởi phương thức bắn của đạn là khác nhau.Hiện nay, trong biên chế Pháo binh bờ biển Việt Nam cũng có trang bị số lượng các pháo tự hành SU-100 có tính cơ động cao tuy nhiên đây là loại pháo đã lạc hậu, sử dụng pháo D-10 tương tự với pháo chính của xe tăng T-54/55 nên cũng có tầm bắn khá hạn chế, thua kém nhiều so với lựu pháo M-46 130mm. Ảnh: Pháo tự hành SU-100 khai hỏa phòng thủ bờ.Vì vậy, hướng phát triển phù hợp với lực lượng pháo binh bờ biển Việt Nam theo kiểu tự hành hóa là một việc có thể rất ưu việt, giúp nâng cao khả năng tác chiến phòng thủ của quân đội ta trong thời đại chiến tranh công nghệ cao hiện nay. Việc nước nhà đang dần có thể tự chủ các thiết kế pháo tự hành càng cho thấy một tương lai sáng sủa hơn nữa cho sự đổi mới của lực lượng pháo binh bờ. Ảnh: Pháo bờ biển Triều Tiên khai hỏa. Video Việt Nam sở hữu tên lửa có tầm bắn tới 600 km | Tên lửa bờ Bastion-P - Nguồn: QPVN
Binh chủng Tên lửa - Pháo bờ biển là một lực lượng chiến đấu trực thuộc biên chế của Quân chủng Hải quân Việt Nam, có nhiệm vụ sử dụng các loại pháo, tên lửa để tấn công đối phương, bảo vệ các căn cứ hải quân, các hải đảo quan trọng ven bờ và tham gia phòng thủ chống đổ bộ, tiếp cận bờ biển nước ta, chi viện cho các tàu hải quân chiến đấu. Hiện nay Hải quân Việt Nam đang tổ chức 5 lữ đoàn tên lửa bờ có sức mạnh số một tại Đông Nam Á và hàng đầu Châu Á. Tuy nhiên xét riêng về pháo binh bờ biển, có thể vẫn còn một số điểm cần phải khắc phục. Ảnh: Đội hình xe việt dã Kraz chở pháo và khẩu đội pháo bờ biển trên đường hành quân.
Trong nhiệm vụ phòng thủ bờ biển chống địch đổ bộ, pháo binh chiếm vai trò cực kỳ quan trọng. Nó là sự bổ sung cần thiết ở khoảng ven bờ cho các tổ hợp tên lửa chống hạm bờ biển của ta có tầm bắn từ 80 cho đến 300km. Có thể cơ động triển khai khắp các bờ biển của đất nước từ Bắc cho đến Nam. Ảnh: Trận địa pháo bờ biển M-46 130mm của Hải quân Việt Nam.
Pháo bờ biển Việt Nam hiện nay sử dụng chủ yếu loại lựu pháo nòng dài M-46 cỡ nòng 130mm mạnh mẽ có tầm bắn tối đa tới 27km với đạn thông thường và 38km với đạn tăng tầm. Dù cho loại pháo này phục vụ trong quân đội ta từ những năm Kháng chiến chống Mỹ tuy nhiên cho đến nay đây vẫn là loại pháo có tầm bắn xa nhất trong biên chế. Ảnh: Pháo bờ biển M-46 130mm khai hỏa.
Ưu thế của pháo bờ biển là có hỏa lực mạnh, khi kết hợp với số lượng nhiều sẽ tạo một mật độ sát thương cực kỳ đáng gờm, phối hợp với các loại vũ khí cá nhân ở tầm gần và tên lửa bờ ở tầm xa tạo một thế trận phòng thủ liên hoàn, nhiều lớp. Pháo bờ biển cũng dễ dàng triển khai trận địa và phù hợp với lối tác chiến của quân đội ta. Ảnh: Pháo bờ biển M-46 130mm và khẩu đội cùng xe kéo pháo.
Tuy nhiên, các trận địa pháo bờ biển hiện nay của ta sử dụng các loại pháo lựu di chuyển bằng xe kéo, vốn có thời gian triển khai lâu, lập trận địa và khẩu đội pháo nhiều người. Đây có thể nói là nhược điểm lớn nhất của pháo bờ biển nói riêng cũng như pháo lựu truyền thống nói chung. Ảnh: Pháo M-101 cỡ 105mm cho nhiệm vụ phòng thủ bờ biển.
Hiện nay, quân đội nhiều nước trên thế giới vẫn duy trì hình thức phòng thủ bờ biển sử dụng pháo binh nhưng thay vì sử dụng pháo xe kéo, người ta chuyển sang sử dụng các loại pháo tự hành bánh xích hoặc bánh lốp. Pháo tự hành vẫn hội tụ đầy đủ ưu điểm của pháo xe kéo là tầm bắn xa, hỏa lực mạnh không những thế còn có thể cắt giảm khẩu đội vận hành, cộng với việc đặt pháo trên khung gầm cơ động giúp cho nó có thể nhanh chóng thu hồi trận địa, tránh bị đối phương phản pháo. Ảnh: Trận địa pháo bờ biển của quân đội Triều Tiên.
Bộ đôi pháo bờ biển và tên lửa bờ chính là một cặp đôi phòng thủ cực kỳ lợi hại. Người Nga đã thiết kế chế tạo ra loại pháo tự hành phòng thủ bờ A-222 Bereg cỡ nòng 130mm đặt trên khung gầm Maz-543 tương tự tổ hợp tên lửa bờ Rubezh 4K51. Tổ hợp pháo này được tích hợp cả các loại radar trinh sát, máy tính phần tử bắn, trinh sát quang vô tuyến,… cung cấp tham số mục tiêu cực kỳ chuẩn xác. Dẫu vậy, với tầm bắn khá hạn chế, tối đa chỉ 20km nên A-222 không được người Nga mấy mặn mà. Ảnh: Tổ hợp pháo A-222 (trái) và tổ hợp tên lửa 4K51 Rubezh (phải) của quân đội Nga.
Nhiều quân đội trên như Hàn Quốc, Triều Tiên, Đài Loan,… thường xuyên tổ chức các cuộc diễn tập chống đổ bộ quy mô lớn với sự tham gia của các tổ hợp pháo tự hành. Thậm chí, người Nga còn sử dụng cả xe tăng cho nhiệm vụ chống đổ bộ bởi về lý thuyết nó cũng là một loại pháo tự hành với cỡ nòng 125mm tuy nhiên pháo xe tăng thì không thể có tầm bắn xa hàng chục km như lựu pháo bởi phương thức bắn của đạn là khác nhau.
Hiện nay, trong biên chế Pháo binh bờ biển Việt Nam cũng có trang bị số lượng các pháo tự hành SU-100 có tính cơ động cao tuy nhiên đây là loại pháo đã lạc hậu, sử dụng pháo D-10 tương tự với pháo chính của xe tăng T-54/55 nên cũng có tầm bắn khá hạn chế, thua kém nhiều so với lựu pháo M-46 130mm. Ảnh: Pháo tự hành SU-100 khai hỏa phòng thủ bờ.
Vì vậy, hướng phát triển phù hợp với lực lượng pháo binh bờ biển Việt Nam theo kiểu tự hành hóa là một việc có thể rất ưu việt, giúp nâng cao khả năng tác chiến phòng thủ của quân đội ta trong thời đại chiến tranh công nghệ cao hiện nay. Việc nước nhà đang dần có thể tự chủ các thiết kế pháo tự hành càng cho thấy một tương lai sáng sủa hơn nữa cho sự đổi mới của lực lượng pháo binh bờ. Ảnh: Pháo bờ biển Triều Tiên khai hỏa.
Video Việt Nam sở hữu tên lửa có tầm bắn tới 600 km | Tên lửa bờ Bastion-P - Nguồn: QPVN