Theo thông tin trên trang web Eurasia Times, khi Ấn Độ nhận được nhiều máy bay chiến đấu Rafale hơn, thì đối thủ cạnh tranh chính của họ là Trung Quốc, đã đẩy nhanh quá trình, trang bị tiêm kích J-20 tiên tiến nhất của họ.Tháng trước, Ấn Độ đã nhận được lô máy bay chiến đấu đa năng Rafale thứ ba do Pháp sản xuất. Ba chiếc Rafale cất cánh từ Pháp, được tiếp nhiên liệu trên không và bay thẳng về Ấn Độ.Còn Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh ngày 2/3 tuyên bố rằng, đến hết tháng 3 năm nay, số lượng tiêm kích Rafale mà Ấn Độ nhận được, sẽ lên tới 17 chiếc. Ông cũng hứa đến tháng 4/2022, Ấn Độ sẽ nhận toàn bộ 36 máy bay chiến đấu Rafale từ Pháp.Còn đối thủ của Ấn Độ là Trung Quốc, đang tập trung vào việc nâng cấp chiến đấu cơ tàng hình J-20. Theo những thông tin công khai, Trung Quốc thực sự lo lắng về khả năng tấn công của chiến đấu cơ Rafale, nên đang tích cực tìm cách nâng cấp máy bay chiến đấu J-20 sản xuất trong nước.Tiêm kích Rafale do Công ty Dassault của Pháp thiết kế và sản xuất; đây là đối thủ cạnh tranh với tiêm kích F-16 và F/A-18 Super Hornet của Mỹ trên thị trường vũ khí toàn cầu.Rafale là máy bay chiến đấu đa năng hạng trung, cánh tam giác, hai động cơ; có thể thực hiện các nhiệm vụ như chiếm ưu thế trên không, đánh chặn, trinh sát, tiến công mục tiêu mặt đất, tấn công sâu vào lãnh thổ đối phương, chống hạm và răn đe hạt nhân.Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã tích cực đầu tư nghiên cứu, "đi tắt, đón đầu", để phát triển các loại chiến đấu cơ tiên tiến, trong đó có tiêm kích tàng hình J-20, được Trung Quốc tự xếp vào loại máy bay chiến đấu thế hệ 5.Mặc dù Trung Quốc tự cho J-20 là chiến đấu thế hệ 5, nhưng thực tế đã chứng minh rằng, việc thiếu động cơ tiên tiến của tiêm kích J-20, thực sự là một điểm yếu chết người. Do vậy, J-20 vẫn phải bay bằng động cơ máy bay thế hệ 4 do Nga sản xuất.Trung Quốc đang tìm cách thay thế động cơ do Nga sản xuất bằng động cơ nội địa sản xuất trong nước. Theo thông tin, J-20 hiện đang thử nghiệm động cơ WS-10 sản xuất trong nước, và nó có thể được trang bị động cơ WS-15 mạnh hơn trong tương lai. Tuy nhiên tương lai vẫn chưa có gì là sáng sủa.Cũng có nguồn tin cho rằng, Trung Quốc có thể đang xem xét nâng cấp J-20, để biến nó thành tiêm kích hạm, có thể cất, hạ cánh từ các tàu sân bay Liêu Ninh và Sơn Đông, mà Hải quân Trung Quốc mới đưa vào sử dụng.Tuy nhiên điều này là khó thành hiện thực, khi J-20 là máy bay chiến đấu hạng nặng; trong khi đó, tàu sân bay của Trung Quốc đều sử dụng phương pháp cất cánh theo kiểu nhảy cầu và chưa có máy phóng máy bay, do đó J-20 khó có thể trở thành tiêm kích hạm.Vào tháng 11 năm ngoái, Trung Quốc đã tiến hành một cuộc diễn tập không quân tại sa mạc Gobi ở phía bắc nước này. Theo nguồn tin cho biết, có khoảng 6 đến 8 chiếc J-20 đã tham gia cuộc tập trận này. Mục đích là kiểm tra khả năng hiệu quả chiến đấu của loại máy bay này.Không quân Trung Quốc đã không tham chiến kể từ cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), các loại máy bay chiến đấu của Trung Quốc khi thử nghiệm tính năng, phần lớn chỉ thông qua các thử nghiệm và diễn tập quân sự.Không quân Trung Quốc cũng thông qua các cuộc tập trận, để hỗ trợ cho việc xây dựng chiến thuật và kiểm nghiệm vũ khí, thiết bị; đồng thời giúp đào tạo phi công của Không quân Trung Quốc trong các tình huống phức tạp.Tuy nhiên môi trường diễn tập, khác xa thực tiễn chiến trường, nên các máy bay chiến đấu do Trung Quốc phát triển không bao giờ được đánh giá cao trên thế giới. Trong khi đó Rafale của Pháp đã được "thử lửa" qua các cuộc chiến tại Lybia, Iraq và Syria, được quốc tế đánh giá cao. Nguồn ảnh: Pinterest. Tiêm kích J-20 của Trung Quốc - một trong những "mũi tên thép" của Không quân Trung Quốc thời điểm hiện tại.
Theo thông tin trên trang web Eurasia Times, khi Ấn Độ nhận được nhiều máy bay chiến đấu Rafale hơn, thì đối thủ cạnh tranh chính của họ là Trung Quốc, đã đẩy nhanh quá trình, trang bị tiêm kích J-20 tiên tiến nhất của họ.
Tháng trước, Ấn Độ đã nhận được lô máy bay chiến đấu đa năng Rafale thứ ba do Pháp sản xuất. Ba chiếc Rafale cất cánh từ Pháp, được tiếp nhiên liệu trên không và bay thẳng về Ấn Độ.
Còn Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh ngày 2/3 tuyên bố rằng, đến hết tháng 3 năm nay, số lượng tiêm kích Rafale mà Ấn Độ nhận được, sẽ lên tới 17 chiếc. Ông cũng hứa đến tháng 4/2022, Ấn Độ sẽ nhận toàn bộ 36 máy bay chiến đấu Rafale từ Pháp.
Còn đối thủ của Ấn Độ là Trung Quốc, đang tập trung vào việc nâng cấp chiến đấu cơ tàng hình J-20. Theo những thông tin công khai, Trung Quốc thực sự lo lắng về khả năng tấn công của chiến đấu cơ Rafale, nên đang tích cực tìm cách nâng cấp máy bay chiến đấu J-20 sản xuất trong nước.
Tiêm kích Rafale do Công ty Dassault của Pháp thiết kế và sản xuất; đây là đối thủ cạnh tranh với tiêm kích F-16 và F/A-18 Super Hornet của Mỹ trên thị trường vũ khí toàn cầu.
Rafale là máy bay chiến đấu đa năng hạng trung, cánh tam giác, hai động cơ; có thể thực hiện các nhiệm vụ như chiếm ưu thế trên không, đánh chặn, trinh sát, tiến công mục tiêu mặt đất, tấn công sâu vào lãnh thổ đối phương, chống hạm và răn đe hạt nhân.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã tích cực đầu tư nghiên cứu, "đi tắt, đón đầu", để phát triển các loại chiến đấu cơ tiên tiến, trong đó có tiêm kích tàng hình J-20, được Trung Quốc tự xếp vào loại máy bay chiến đấu thế hệ 5.
Mặc dù Trung Quốc tự cho J-20 là chiến đấu thế hệ 5, nhưng thực tế đã chứng minh rằng, việc thiếu động cơ tiên tiến của tiêm kích J-20, thực sự là một điểm yếu chết người. Do vậy, J-20 vẫn phải bay bằng động cơ máy bay thế hệ 4 do Nga sản xuất.
Trung Quốc đang tìm cách thay thế động cơ do Nga sản xuất bằng động cơ nội địa sản xuất trong nước. Theo thông tin, J-20 hiện đang thử nghiệm động cơ WS-10 sản xuất trong nước, và nó có thể được trang bị động cơ WS-15 mạnh hơn trong tương lai. Tuy nhiên tương lai vẫn chưa có gì là sáng sủa.
Cũng có nguồn tin cho rằng, Trung Quốc có thể đang xem xét nâng cấp J-20, để biến nó thành tiêm kích hạm, có thể cất, hạ cánh từ các tàu sân bay Liêu Ninh và Sơn Đông, mà Hải quân Trung Quốc mới đưa vào sử dụng.
Tuy nhiên điều này là khó thành hiện thực, khi J-20 là máy bay chiến đấu hạng nặng; trong khi đó, tàu sân bay của Trung Quốc đều sử dụng phương pháp cất cánh theo kiểu nhảy cầu và chưa có máy phóng máy bay, do đó J-20 khó có thể trở thành tiêm kích hạm.
Vào tháng 11 năm ngoái, Trung Quốc đã tiến hành một cuộc diễn tập không quân tại sa mạc Gobi ở phía bắc nước này. Theo nguồn tin cho biết, có khoảng 6 đến 8 chiếc J-20 đã tham gia cuộc tập trận này. Mục đích là kiểm tra khả năng hiệu quả chiến đấu của loại máy bay này.
Không quân Trung Quốc đã không tham chiến kể từ cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), các loại máy bay chiến đấu của Trung Quốc khi thử nghiệm tính năng, phần lớn chỉ thông qua các thử nghiệm và diễn tập quân sự.
Không quân Trung Quốc cũng thông qua các cuộc tập trận, để hỗ trợ cho việc xây dựng chiến thuật và kiểm nghiệm vũ khí, thiết bị; đồng thời giúp đào tạo phi công của Không quân Trung Quốc trong các tình huống phức tạp.
Tuy nhiên môi trường diễn tập, khác xa thực tiễn chiến trường, nên các máy bay chiến đấu do Trung Quốc phát triển không bao giờ được đánh giá cao trên thế giới. Trong khi đó Rafale của Pháp đã được "thử lửa" qua các cuộc chiến tại Lybia, Iraq và Syria, được quốc tế đánh giá cao. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tiêm kích J-20 của Trung Quốc - một trong những "mũi tên thép" của Không quân Trung Quốc thời điểm hiện tại.