Ngày nay, tiêm kích đánh chặn tầm xa hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết MiG-31 Foxhound của Nga là loại máy bay chiến đấu nhanh nhất thế giới khi có thể đạt tới tốc độ Mach 2,83 (thậm chí vận tốc không giới hạn là Mach 3,2).Tuy nhiên hiện nay ở Nga, một loại máy bay thế hệ mới thậm chí còn tiên tiến hơn đang được phát triển để thay thế nó trong tương lai không xa với ký hiệu MiG-41, tờ Sina của Trung Quốc thông báo.Dự án tiêm kích đánh chặn thế hệ mới bắt đầu từ năm 2019. Vào ngày 24/1/2021, tập đoàn công nghệ nhà nước Rostec cho biết, tổ hợp máy bay đánh chặn tầm xa đầy hứa hẹn (PAK DP) đã kết thúc giai đoạn phát triển (ROC) bằng việc tạo ra một nguyên mẫu.Theo các nhà phân tích, tiêm kích đánh chặn MiG-41 của Nga sẽ là máy bay tàng hình thế hệ thứ sáu. Theo đặc điểm của chiếc chiến đấu cơ này sẽ vượt qua tất cả mọi đối thủ cạnh tranh trên khắp thế giới.Tiêm kích MiG-41 dự kiến có tốc độ tối đa lên tới Mach 4,5, tức là ngang bằng nhiều loại tên lửa không đối không cao tốc, trần bay lên tới 30 km và dự trữ nhiên liệu cho tầm hoạt động vào khoảng 3.000 km.Điểm đặc biệt nữa của MiG-41 là nó được cấu tạo từ vật liệu hấp thụ sóng radar cùng hình dáng khí động học tối ưu, mang lại khả năng tàng hình rất cao, thậm chí còn vượt xa tiêm kích thế hệ năm Su-57 Felon.Điểm cốt lõi khiến máy bay đánh chặn MiG-41 được phân loại là tiêm kích thế hệ thứ sáu nằm ở chỗ nó sẽ có trí thông minh nhân tạo, đủ khả năng tự hành mà không cần phi công phải ngồi trong khoang lái để điều khiển.Theo giới chuyên môn, tiêm kích đánh chặn là một nhánh duy nhất của gia đình máy bay chiến đấu. Mục tiêu chính của nó là đánh chặn máy bay ném bom chiến lược của đối phương trước khi chúng tấn công.Hiện chỉ có Liên bang Nga duy trì loại máy bay này, Moskva đang cố gắng cải tiến những loại hiện có và phát triển phương tiện mới. Ở những nước khác, tiêm kích đánh chặn đã bị loại bỏ và thay thế bằng máy bay chiến đấu đa năng.Nga từng khẳng định một chiếc MiG-31 có thể đánh chặn 3 oanh tạc cơ chiến lược Mỹ là B-52, B-1B hoặc B-2. Nhưng khi tên lửa siêu thanh AGM-183A được đưa vào trang bị, Mỹ sẽ có thể tấn công Nga mà không cần vào vùng hoạt động của MiG-31. Do đó Moskva rất cần MiG-41.Người ta cho rằng MiG-41 sẽ được trang bị tên lửa không đối không tầm cực xa thế hệ mới và có thể phát hiện mục tiêu ở khoảng cách trên 500 km.Bản thân chiếc tiêm kích đánh chặn có thể được chế tạo thành hai phiên bản: có người lái và không người lái. Đối với Moskva, sự hiện diện của loại máy bay như vậy mang tầm quan trọng chiến lược do lãnh thổ của họ quá khổng lồ.Trước yêu cầu cao của Nga, khả năng của MiG-41 sẽ phải phát triển tương ứng, dự kiến nó sẽ được đưa vào biên chế Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga từ năm 2040, các phương tiện truyền thông từ Trung Quốc đưa tin.Mặc dù vậy, cũng có ý kiến cho rằng kỳ vọng của Nga đặt vào MiG-41 đang vượt quá khả năng thực tế của họ, nhất là khi nhìn vào quá trình hoàn thiện chiếc tiêm kích Su-57 thế hệ năm hiện vẫn còn rất chật vật.
Ngày nay, tiêm kích đánh chặn tầm xa hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết MiG-31 Foxhound của Nga là loại máy bay chiến đấu nhanh nhất thế giới khi có thể đạt tới tốc độ Mach 2,83 (thậm chí vận tốc không giới hạn là Mach 3,2).
Tuy nhiên hiện nay ở Nga, một loại máy bay thế hệ mới thậm chí còn tiên tiến hơn đang được phát triển để thay thế nó trong tương lai không xa với ký hiệu MiG-41, tờ Sina của Trung Quốc thông báo.
Dự án tiêm kích đánh chặn thế hệ mới bắt đầu từ năm 2019. Vào ngày 24/1/2021, tập đoàn công nghệ nhà nước Rostec cho biết, tổ hợp máy bay đánh chặn tầm xa đầy hứa hẹn (PAK DP) đã kết thúc giai đoạn phát triển (ROC) bằng việc tạo ra một nguyên mẫu.
Theo các nhà phân tích, tiêm kích đánh chặn MiG-41 của Nga sẽ là máy bay tàng hình thế hệ thứ sáu. Theo đặc điểm của chiếc chiến đấu cơ này sẽ vượt qua tất cả mọi đối thủ cạnh tranh trên khắp thế giới.
Tiêm kích MiG-41 dự kiến có tốc độ tối đa lên tới Mach 4,5, tức là ngang bằng nhiều loại tên lửa không đối không cao tốc, trần bay lên tới 30 km và dự trữ nhiên liệu cho tầm hoạt động vào khoảng 3.000 km.
Điểm đặc biệt nữa của MiG-41 là nó được cấu tạo từ vật liệu hấp thụ sóng radar cùng hình dáng khí động học tối ưu, mang lại khả năng tàng hình rất cao, thậm chí còn vượt xa tiêm kích thế hệ năm Su-57 Felon.
Điểm cốt lõi khiến máy bay đánh chặn MiG-41 được phân loại là tiêm kích thế hệ thứ sáu nằm ở chỗ nó sẽ có trí thông minh nhân tạo, đủ khả năng tự hành mà không cần phi công phải ngồi trong khoang lái để điều khiển.
Theo giới chuyên môn, tiêm kích đánh chặn là một nhánh duy nhất của gia đình máy bay chiến đấu. Mục tiêu chính của nó là đánh chặn máy bay ném bom chiến lược của đối phương trước khi chúng tấn công.
Hiện chỉ có Liên bang Nga duy trì loại máy bay này, Moskva đang cố gắng cải tiến những loại hiện có và phát triển phương tiện mới. Ở những nước khác, tiêm kích đánh chặn đã bị loại bỏ và thay thế bằng máy bay chiến đấu đa năng.
Nga từng khẳng định một chiếc MiG-31 có thể đánh chặn 3 oanh tạc cơ chiến lược Mỹ là B-52, B-1B hoặc B-2. Nhưng khi tên lửa siêu thanh AGM-183A được đưa vào trang bị, Mỹ sẽ có thể tấn công Nga mà không cần vào vùng hoạt động của MiG-31. Do đó Moskva rất cần MiG-41.
Người ta cho rằng MiG-41 sẽ được trang bị tên lửa không đối không tầm cực xa thế hệ mới và có thể phát hiện mục tiêu ở khoảng cách trên 500 km.
Bản thân chiếc tiêm kích đánh chặn có thể được chế tạo thành hai phiên bản: có người lái và không người lái. Đối với Moskva, sự hiện diện của loại máy bay như vậy mang tầm quan trọng chiến lược do lãnh thổ của họ quá khổng lồ.
Trước yêu cầu cao của Nga, khả năng của MiG-41 sẽ phải phát triển tương ứng, dự kiến nó sẽ được đưa vào biên chế Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga từ năm 2040, các phương tiện truyền thông từ Trung Quốc đưa tin.
Mặc dù vậy, cũng có ý kiến cho rằng kỳ vọng của Nga đặt vào MiG-41 đang vượt quá khả năng thực tế của họ, nhất là khi nhìn vào quá trình hoàn thiện chiếc tiêm kích Su-57 thế hệ năm hiện vẫn còn rất chật vật.