Máy bay tiêm kích có thể có tốc độ cao, nhưng chưa chắc leo lên được lên độ cao lớn; hiện nay, các máy bay chiến đấu tầm cao nhất có trần bay thực tế từ 15-18 nghìn mét. Ảnh: Máy bay chiến đấu Rafale của Pháp có trần bay cao tối đa 18.000 mét - Nguồn: Wikipedia.Theo đánh giá phân loại của các chuyên gia quân sự hàng không thế giới, hiện nay tốp 3 máy bay chiến đấu có trần bay cao nhất đều thuộc về Nga và Mỹ; những máy bay này có trần bay vượt xa những máy bay chiến đấu đã từng được chế tạo và sản xuất hàng loạt. Ảnh: Máy bay chiến đấu MiG-31 là loại chiến đấu cơ có trần bay cao nhất - Nguồn: Wikipedia.Tốp ba máy bay chiến đấu tầm cao hàng đầu của thời đại, không tính những phiên bản chế thử của một số mẫu máy bay, mà chỉ tính những loại máy bay được chế tạo với số lượng lớn và là lực lượng nòng cốt của không quân một số quốc gia. Ảnh: Máy bay chiến đấu MiG-31 là loại chiến đấu cơ có trần bay cao nhất - Nguồn: Wikipedia.Một trong những máy bay chiến đấu bay cao nhất trong ngành hàng không hiện đại là máy bay F-22 Raptor của Mỹ, do Lockheed Martin, Boeing và General Dynamics tham gia phát triển và chế tạo. Ảnh: F-22 là loại chiến đấu cơ tàng hình có trần bay cao nhất - Nguồn: Wikipedia.F-22 được sản xuất từ năm 1997 đến năm 2011, sau đó ngừng sản xuất; Bộ Quốc phòng Mỹ đã đưa ra kết luận về chi phí cao và Mỹ không thật cần thiết phải sản xuất quá nhiều loại máy bay này, để quyết định chuyển nguồn vốn sang phát triển và sản xuất máy bay chiến đấu đa năng F-35. Ảnh: F-22 là loại chiến đấu cơ tàng hình có trần bay cao nhất - Nguồn: Wikipedia.Tuy nhiên, dù F-35 là loại máy bay "mới hơn" về thời gian sản xuất, nhưng nó vẫn kém F-22 về độ cao bay tối đa. F-22 Raptor có thể bay cao 20.000 mét, trong khi F-35 trần bay cao tối đa chỉ 18.200 mét. Ảnh: F-22 là loại chiến đấu cơ tàng hình có trần bay cao nhất - Nguồn: Wikipedia.Xếp thứ hai là máy bay chiến đấu đa năng thế hệ 4 ++ Su-35 của Nga, đây hiện là một trong những máy bay chiến đấu chủ lực của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga. Nguyên mẫu của chiếc máy bay này đã cất cánh lần đầu tiên vào năm 2008; vào năm 2009, một hợp đồng đã được ký kết giữa Sukhoi và Bộ Quốc phòng Nga về việc cung cấp loại máy bay này cho lực lượng không quân Nga. Ảnh: Su-35 là máy bay thế hệ 4 mới nhất có trần bay cao nhất - Nguồn: Wikipedia.Hiện nay Su-35 đang được biên chế trong lực lượng Không quân Nga và Không quân Trung Quốc, sắp tới là không quân Ai Cập. Độ cao bay tối đa của Su-35 là 20.000 mét, tức là nó được so sánh ở đặc điểm này với một trong những máy bay chiến đấu tốt nhất của Không quân Mỹ là F-22 Raptor. Ảnh: Su-35 là máy bay thế hệ 4 mới nhất có trần bay cao nhất - Nguồn: Wikipedia.Cần lưu ý rằng trong tương lai gần, Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga cũng sẽ nhận được máy bay chiến đấu Su-57, có độ cao bay cũng sẽ là 20.000 mét; đây là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 đầu tiên của Nga. Su-35 được nhiều chuyên gia quân sự coi là lựa chọn trung gian giữa Su-27 và Su-57. Ảnh: Su-35 là máy bay thế hệ 4 mới nhất có trần bay cao nhất - Nguồn: Wikipedia.Loại máy bay chiến đấu có trần bay cao nhất mà con người đã từng chế tạo được, đó chính là MiG-31; trong NATO, MiG-31 được đặt biệt danh là Foxhound (Chó săn chồn). MiG-31 là một mẫu máy bay đánh chặn chiến lược trên chiến trường của Liên Xô, trước khi Liên Xô tan rã.MiG-31 là máy bay tiêm kích đánh chặn tầm xa, có tốc độ bay siêu âm trong mọi thời tiết; đây cũng là máy bay thế hệ thứ tư đầu tiên của Liên Xô. Chính tốc độ, trần bay cao và tên lửa đặc thù của MiG-31 đã buộc Mỹ phải đưa loại máy bay trinh sát tốc độ cao SR-71 về vườn, sau một thời gian dài "làm mưa, làm gió".Những đặc điểm ấn tượng của MiG-31 đã khiến Bộ Tư lệnh phòng không - không quân Liên Xô trao nhiệm vụ cho các trung đoàn MiG-31 những nhiệm vụ đặc biệt, mà những máy bay chiến đấu khác không thể làm được. Một phi đội tuần tra 4 chiếc MiG-31, được dẫn đường từ một radar mặt đất, có thể bao phủ một khu vực có diện tích 720.000 km2.Tính đến hiện nay, MiG-31 vẫn là máy bay duy nhất trên thế giới có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo bay ở quỹ đạo thấp. Trần bay trung bình của MiG-31 khoảng 21,5 km; tối đa là 30 km, cận độ cao với quỹ đạo thấp của trái đất.Mặc dù ra đời đã 45 năm, nhưng MiG-31 vẫn là loại máy bay chiến đấu có trần bay cao nhất, vượt xa so với các loại máy bay chiến đấu còn lại và chắc chắn đây vẫn là loại máy bay chiến đấu chiếm kỷ lục có trần bay cao nhất trong một thời gian khá dài nữa. Video Su-30MK2 Không quân Việt Nam diễn tập bắn đạn thật dồn dập - Nguồn: QPVN
Máy bay tiêm kích có thể có tốc độ cao, nhưng chưa chắc leo lên được lên độ cao lớn; hiện nay, các máy bay chiến đấu tầm cao nhất có trần bay thực tế từ 15-18 nghìn mét. Ảnh: Máy bay chiến đấu Rafale của Pháp có trần bay cao tối đa 18.000 mét - Nguồn: Wikipedia.
Theo đánh giá phân loại của các chuyên gia quân sự hàng không thế giới, hiện nay tốp 3 máy bay chiến đấu có trần bay cao nhất đều thuộc về Nga và Mỹ; những máy bay này có trần bay vượt xa những máy bay chiến đấu đã từng được chế tạo và sản xuất hàng loạt. Ảnh: Máy bay chiến đấu MiG-31 là loại chiến đấu cơ có trần bay cao nhất - Nguồn: Wikipedia.
Tốp ba máy bay chiến đấu tầm cao hàng đầu của thời đại, không tính những phiên bản chế thử của một số mẫu máy bay, mà chỉ tính những loại máy bay được chế tạo với số lượng lớn và là lực lượng nòng cốt của không quân một số quốc gia. Ảnh: Máy bay chiến đấu MiG-31 là loại chiến đấu cơ có trần bay cao nhất - Nguồn: Wikipedia.
Một trong những máy bay chiến đấu bay cao nhất trong ngành hàng không hiện đại là máy bay F-22 Raptor của Mỹ, do Lockheed Martin, Boeing và General Dynamics tham gia phát triển và chế tạo. Ảnh: F-22 là loại chiến đấu cơ tàng hình có trần bay cao nhất - Nguồn: Wikipedia.
F-22 được sản xuất từ năm 1997 đến năm 2011, sau đó ngừng sản xuất; Bộ Quốc phòng Mỹ đã đưa ra kết luận về chi phí cao và Mỹ không thật cần thiết phải sản xuất quá nhiều loại máy bay này, để quyết định chuyển nguồn vốn sang phát triển và sản xuất máy bay chiến đấu đa năng F-35. Ảnh: F-22 là loại chiến đấu cơ tàng hình có trần bay cao nhất - Nguồn: Wikipedia.
Tuy nhiên, dù F-35 là loại máy bay "mới hơn" về thời gian sản xuất, nhưng nó vẫn kém F-22 về độ cao bay tối đa. F-22 Raptor có thể bay cao 20.000 mét, trong khi F-35 trần bay cao tối đa chỉ 18.200 mét. Ảnh: F-22 là loại chiến đấu cơ tàng hình có trần bay cao nhất - Nguồn: Wikipedia.
Xếp thứ hai là máy bay chiến đấu đa năng thế hệ 4 ++ Su-35 của Nga, đây hiện là một trong những máy bay chiến đấu chủ lực của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga. Nguyên mẫu của chiếc máy bay này đã cất cánh lần đầu tiên vào năm 2008; vào năm 2009, một hợp đồng đã được ký kết giữa Sukhoi và Bộ Quốc phòng Nga về việc cung cấp loại máy bay này cho lực lượng không quân Nga. Ảnh: Su-35 là máy bay thế hệ 4 mới nhất có trần bay cao nhất - Nguồn: Wikipedia.
Hiện nay Su-35 đang được biên chế trong lực lượng Không quân Nga và Không quân Trung Quốc, sắp tới là không quân Ai Cập. Độ cao bay tối đa của Su-35 là 20.000 mét, tức là nó được so sánh ở đặc điểm này với một trong những máy bay chiến đấu tốt nhất của Không quân Mỹ là F-22 Raptor. Ảnh: Su-35 là máy bay thế hệ 4 mới nhất có trần bay cao nhất - Nguồn: Wikipedia.
Cần lưu ý rằng trong tương lai gần, Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga cũng sẽ nhận được máy bay chiến đấu Su-57, có độ cao bay cũng sẽ là 20.000 mét; đây là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 đầu tiên của Nga. Su-35 được nhiều chuyên gia quân sự coi là lựa chọn trung gian giữa Su-27 và Su-57. Ảnh: Su-35 là máy bay thế hệ 4 mới nhất có trần bay cao nhất - Nguồn: Wikipedia.
Loại máy bay chiến đấu có trần bay cao nhất mà con người đã từng chế tạo được, đó chính là MiG-31; trong NATO, MiG-31 được đặt biệt danh là Foxhound (Chó săn chồn). MiG-31 là một mẫu máy bay đánh chặn chiến lược trên chiến trường của Liên Xô, trước khi Liên Xô tan rã.
MiG-31 là máy bay tiêm kích đánh chặn tầm xa, có tốc độ bay siêu âm trong mọi thời tiết; đây cũng là máy bay thế hệ thứ tư đầu tiên của Liên Xô. Chính tốc độ, trần bay cao và tên lửa đặc thù của MiG-31 đã buộc Mỹ phải đưa loại máy bay trinh sát tốc độ cao SR-71 về vườn, sau một thời gian dài "làm mưa, làm gió".
Những đặc điểm ấn tượng của MiG-31 đã khiến Bộ Tư lệnh phòng không - không quân Liên Xô trao nhiệm vụ cho các trung đoàn MiG-31 những nhiệm vụ đặc biệt, mà những máy bay chiến đấu khác không thể làm được. Một phi đội tuần tra 4 chiếc MiG-31, được dẫn đường từ một radar mặt đất, có thể bao phủ một khu vực có diện tích 720.000 km2.
Tính đến hiện nay, MiG-31 vẫn là máy bay duy nhất trên thế giới có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo bay ở quỹ đạo thấp. Trần bay trung bình của MiG-31 khoảng 21,5 km; tối đa là 30 km, cận độ cao với quỹ đạo thấp của trái đất.
Mặc dù ra đời đã 45 năm, nhưng MiG-31 vẫn là loại máy bay chiến đấu có trần bay cao nhất, vượt xa so với các loại máy bay chiến đấu còn lại và chắc chắn đây vẫn là loại máy bay chiến đấu chiếm kỷ lục có trần bay cao nhất trong một thời gian khá dài nữa.
Video Su-30MK2 Không quân Việt Nam diễn tập bắn đạn thật dồn dập - Nguồn: QPVN