Hiện nay chưa rõ quy mô về cuộc tập trận trái phép của Hải quân Trung Quốc, nhưng theo thông tin của Cơ quan An toàn Hàng hải Trung Quốc, từ ngày 1 đến 5/7, Trung Quốc sẽ "không cho phép bất kỳ tàu nào trong hành trình “gần đảo”, tất cả các tàu phải tuân theo chỉ huy của hướng dẫn trên thực địa”. Ảnh: Hải quân Trung Quốc gần đây có nhiều động thái gây căng thẳng trên Biển Đông - Nguồn: Chinamil.Trong vài năm qua, Trung Quốc đã xây dựng 20 tiền đồn ở quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, bao gồm bồi đắp trái phép để xây dựng các cảng và sân bay trực thăng. Ảnh: Trung Quốc đang quân sự hóa đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam - Nguồn: Chinamil.Trên đảo Phú Lâm, Trung Quốc cũng đã xây dựng một đường băng, nhà chứa máy bay để các loại máy bay chiến đấu hạng nặng, máy bay ném bom H-6K cũng như các loại máy bay cảnh báo sớm KJ-500 cất và hạ cánh. Ảnh: Đường băng trên đảo Phú Lâm - Nguồn: Chinamil.Ngoài ra Trung Quốc còn cho triển khai hệ thống tên lửa phòng không tầm cao HQ-9 và nhiều loại tên lửa đất đối không khác, cũng như các thiết bị gây nhiễu điện tử trên các đảo đá bồi đắp trái phép, thuộc khu vực quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Ảnh: Một góc đảo Phú Lâm, Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép và xây dựng rất nhiều công trình kiên cố, quy mô lớn - Nguồn: Chinamil.Mặc dù vẫn bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nhưng Hải quân Mỹ tiếp tục nối lại các hoạt động tuần tra để “hỗ trợ tự do hàng hải”. Hiện có hai nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ phối hợp hoạt động song song ở biển Philippines. Ảnh: Tiêm kích F/A-18 bay bên trên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt - Nguồn: Dvids.Hai nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt và USS Nimitz vừa bắt đầu các hoạt động huấn luyện; các tàu và máy bay thuộc 2 nhóm này bắt đầu các chiến dịch phối hợp ở vùng biển quốc tế, cho thấy năng lực độc đáo của Mỹ trong việc vận hành các nhóm tác chiến tàu sân bay ở gần nhau. Ảnh: Ba nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ di chuyển vào khu vực Tây Thái Bình Dương hồi tháng 11/2017 - Nguồn: Hải quân Mỹ.Trên biển, 2 nhóm tàu sẽ hỗ trợ các cuộc diễn tập phòng không, trinh sát biển, tiếp tế, huấn luyện phòng thủ khi tác chiến trên không, tấn công tầm xa, thao tác phối hợp và nhiều bài tập khác. Ảnh: Máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler xuất kích từ tàu sân bay USS Theodore Roosevelt ở khu vực biển Philippines - Nguồn: Hải quân Mỹ.Không chỉ huấn luyện tại vùng biển Philippines, trong vài tháng qua, các hoạt động của Hải quân Mỹ trong khu vực đã tăng lên, bao gồm cả việc đưa các khu trục hạm Mỹ qua eo biển Đài Loan. Ảnh: Tàu sân bay Roosevelt hoạt động ở Biển Philippines - Nguồn: Hải quân Mỹ.Chuẩn Đô đốc George M. Wikoff, Chỉ huy Lực lượng đặc nhiệm 70, nhóm tác chiến thuộc Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ cho biết “hoạt động của hai biên đội tàu sân thể hiện cam kết của chúng tôi với các đồng minh trong khu vực, chúng tôi luôn sẵn sàng đối đầu với tất cả những người thách thức các chuẩn mực quốc tế về ổn định khu vực”. Ảnh: Tiêm kích F/A-18E cất cánh trên tàu sân bay USS Ronald Reagan ở vùng biển Philippines ngày 20/6 - Nguồn: Hải quân Mỹ.Sự kiện Trung Quốc thông báo tập trận từ ngày 1-5/7 ở quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam nhằm thể hiện sự “tự tin” của nước này và để “ăn miếng trả miếng” với các động thái quân sự của Mỹ trong khu vực. Ảnh: Tàu cao tốc của hạm đội hộ tống số 35 của Hải quân Trung Quốc tập trận ở khu vực Biển Đông - Nguồn: SCMP.Việc Mỹ điều động 3 nhóm tác chiến tàu sân bay hoạt động ở Thái Bình Dương, được giới quan sát đánh giá là nhằm phản ứng các hoạt động của Bắc Kinh. Thực tế, Bắc Kinh thừa hiểu khó có thể so kè ngang ngửa với Washington về hải quân, nên phải phát triển chiến lược phong tỏa, chống tiếp cận (A2/AD). Ảnh: Khu trục hạm Kinh Châu - Nguồn: SCMP.Vì thế, cuộc tập trận trái phép sắp tới của Trung Quốc ở quần đảo Hoàng Sa chủ yếu nhằm nâng cao khả năng tác chiến hải quân, chứ khó có thể “răn đe” với các hoạt động của Hải quân Mỹ đang hiện diện trên Biển Đông. Ảnh: Tàu chiến Trung Quốc phóng tên lửa chống hạm trên Biển Đông - Nguồn: SCMP. Video Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố tập trận trái phép ở Hoàng Sa - Nguồn: Truyền hình Đồng Tháp
Hiện nay chưa rõ quy mô về cuộc tập trận trái phép của Hải quân Trung Quốc, nhưng theo thông tin của Cơ quan An toàn Hàng hải Trung Quốc, từ ngày 1 đến 5/7, Trung Quốc sẽ "không cho phép bất kỳ tàu nào trong hành trình “gần đảo”, tất cả các tàu phải tuân theo chỉ huy của hướng dẫn trên thực địa”. Ảnh: Hải quân Trung Quốc gần đây có nhiều động thái gây căng thẳng trên Biển Đông - Nguồn: Chinamil.
Trong vài năm qua, Trung Quốc đã xây dựng 20 tiền đồn ở quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, bao gồm bồi đắp trái phép để xây dựng các cảng và sân bay trực thăng. Ảnh: Trung Quốc đang quân sự hóa đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam - Nguồn: Chinamil.
Trên đảo Phú Lâm, Trung Quốc cũng đã xây dựng một đường băng, nhà chứa máy bay để các loại máy bay chiến đấu hạng nặng, máy bay ném bom H-6K cũng như các loại máy bay cảnh báo sớm KJ-500 cất và hạ cánh. Ảnh: Đường băng trên đảo Phú Lâm - Nguồn: Chinamil.
Ngoài ra Trung Quốc còn cho triển khai hệ thống tên lửa phòng không tầm cao HQ-9 và nhiều loại tên lửa đất đối không khác, cũng như các thiết bị gây nhiễu điện tử trên các đảo đá bồi đắp trái phép, thuộc khu vực quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Ảnh: Một góc đảo Phú Lâm, Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép và xây dựng rất nhiều công trình kiên cố, quy mô lớn - Nguồn: Chinamil.
Mặc dù vẫn bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nhưng Hải quân Mỹ tiếp tục nối lại các hoạt động tuần tra để “hỗ trợ tự do hàng hải”. Hiện có hai nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ phối hợp hoạt động song song ở biển Philippines. Ảnh: Tiêm kích F/A-18 bay bên trên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt - Nguồn: Dvids.
Hai nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt và USS Nimitz vừa bắt đầu các hoạt động huấn luyện; các tàu và máy bay thuộc 2 nhóm này bắt đầu các chiến dịch phối hợp ở vùng biển quốc tế, cho thấy năng lực độc đáo của Mỹ trong việc vận hành các nhóm tác chiến tàu sân bay ở gần nhau. Ảnh: Ba nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ di chuyển vào khu vực Tây Thái Bình Dương hồi tháng 11/2017 - Nguồn: Hải quân Mỹ.
Trên biển, 2 nhóm tàu sẽ hỗ trợ các cuộc diễn tập phòng không, trinh sát biển, tiếp tế, huấn luyện phòng thủ khi tác chiến trên không, tấn công tầm xa, thao tác phối hợp và nhiều bài tập khác. Ảnh: Máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler xuất kích từ tàu sân bay USS Theodore Roosevelt ở khu vực biển Philippines - Nguồn: Hải quân Mỹ.
Không chỉ huấn luyện tại vùng biển Philippines, trong vài tháng qua, các hoạt động của Hải quân Mỹ trong khu vực đã tăng lên, bao gồm cả việc đưa các khu trục hạm Mỹ qua eo biển Đài Loan. Ảnh: Tàu sân bay Roosevelt hoạt động ở Biển Philippines - Nguồn: Hải quân Mỹ.
Chuẩn Đô đốc George M. Wikoff, Chỉ huy Lực lượng đặc nhiệm 70, nhóm tác chiến thuộc Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ cho biết “hoạt động của hai biên đội tàu sân thể hiện cam kết của chúng tôi với các đồng minh trong khu vực, chúng tôi luôn sẵn sàng đối đầu với tất cả những người thách thức các chuẩn mực quốc tế về ổn định khu vực”. Ảnh: Tiêm kích F/A-18E cất cánh trên tàu sân bay USS Ronald Reagan ở vùng biển Philippines ngày 20/6 - Nguồn: Hải quân Mỹ.
Sự kiện Trung Quốc thông báo tập trận từ ngày 1-5/7 ở quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam nhằm thể hiện sự “tự tin” của nước này và để “ăn miếng trả miếng” với các động thái quân sự của Mỹ trong khu vực. Ảnh: Tàu cao tốc của hạm đội hộ tống số 35 của Hải quân Trung Quốc tập trận ở khu vực Biển Đông - Nguồn: SCMP.
Việc Mỹ điều động 3 nhóm tác chiến tàu sân bay hoạt động ở Thái Bình Dương, được giới quan sát đánh giá là nhằm phản ứng các hoạt động của Bắc Kinh. Thực tế, Bắc Kinh thừa hiểu khó có thể so kè ngang ngửa với Washington về hải quân, nên phải phát triển chiến lược phong tỏa, chống tiếp cận (A2/AD). Ảnh: Khu trục hạm Kinh Châu - Nguồn: SCMP.
Vì thế, cuộc tập trận trái phép sắp tới của Trung Quốc ở quần đảo Hoàng Sa chủ yếu nhằm nâng cao khả năng tác chiến hải quân, chứ khó có thể “răn đe” với các hoạt động của Hải quân Mỹ đang hiện diện trên Biển Đông. Ảnh: Tàu chiến Trung Quốc phóng tên lửa chống hạm trên Biển Đông - Nguồn: SCMP.
Video Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố tập trận trái phép ở Hoàng Sa - Nguồn: Truyền hình Đồng Tháp