Theo Sputnik, một biên đội tàu chiến gồm ba tàu với một tàu hộ vệ tên lửa Jingzhou thuộc lớp Type 054A, một tàu khu trục Changchu thuộc lớp Type 052C và một tàu hậu cần Chaohu của Hải quân Trung Quốc đã di chuyển vào vùng biển phía tây Ấn Độ Dương nhằm chuẩn bị cho đợt tập bắn đạn thật ngay trên vùng biển này trong vài ngày sắp tới. Nguồn ảnh: Chinadaily.Cuộc tập trận sẽ mang tình huống giả định biên đội tàu hải quân Trung Quốc tấn công các mục tiêu trên biển của đối phương và kéo dài trong vài ngày liên tục. Điều này đồng nghĩa với việc các tàu chiến của Trung Quốc sẽ ở trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu trong vài ngày tới trên biển Ấn Độ Dương. Nguồn ảnh: Tele.Hải quân Trung Quốc hiện đang tăng cường các hoạt động quân sự ở khu vực Ấn Độ Dương và vùng biển Ả Rập. Một phần là do xung đột giữa hai nước Ấn Độ-Trung Quốc đang ngày một căng thẳng, lý do thứ hai là do nước này vừa "khai trương" căn cứ quân sự đầu tiên ở nước ngoài nằm ở Djibouti, thuộc khu vực Vịnh Aden, tiếp giáp với biển Ả Rập. Nguồn ảnh: Maritimes.Nhiều chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng cuộc tập trận lần này của Bắc Kinh ở Ấn Độ Dương có thể sẽ là khiến căng thẳng Trung - Ấn leo thang trở lại khi hai bên mới đạt được một thỏa thuận rút quân khỏi khu vực biên giới tranh chấp Doklam, thậm chí thỏa thuận này còn chưa ráo mực. Nguồn ảnh: CNN.Căng thẳng trên bộ giữa Trung Quốc và Ấn Độ đã kéo dài trong suốt 70 ngày qua và chỉ mới hạ nhiệt cách đây một vài ngày, khi hai bên đồng ý rút bớt các đơn vị vũ trang hạng nặng khỏi khu vực tranh chấp nhằm tiến đến một giải pháp ngoại giao cho vấn đề này. Tuy nhiên mọi việc có vẻ sẽ trở lại vạch xuất phát của nó khi Trung Quốc đưa tàu chiến đến ngay trước "cửa nhà" Ấn Độ. Nguồn ảnh: Times.Điều này khiến người ta đặt ra câu hỏi nếu xung đột Ấn Độ - Trung Quốc leo thang ra cả Ấn Độ Dương, thì liệu cuộc chiến này có trở thành cuộc chiến tổng lực giữa hai cường quốc quân sự lớn nhất châu Á trải dài từ đông Á sang tận nam Á. Nguồn ảnh: Inquire.Trước đó vào năm 2015, Bắc Kinh đã thông qua một đạo luật cho phép Hải quân Trung Quốc được phép hành động ở trên vùng biển quốc tế nằm cách xa vùng biển của nước này nếu như nhận thấy mối nguy hiểm có thể ảnh hưởng tới an ninh và lợi ích của Trung Quốc. Nguồn ảnh: Kdnet.Điều này đồng nghĩa với việc trong tương lai, nếu Trung Quốc và Ấn Độ có xung đột trên biển, rất có thể phía Trung Quốc sẽ kéo tàu chiến ra biển, sẵn sàng gây hấn với Ấn Độ ngay ngoài biển Ấn Độ Dương từ trước cho tới nay vẫn được xem là sân nhà của Ấn Độ. Nguồn ảnh: 81.
Theo Sputnik, một biên đội tàu chiến gồm ba tàu với một tàu hộ vệ tên lửa Jingzhou thuộc lớp Type 054A, một tàu khu trục Changchu thuộc lớp Type 052C và một tàu hậu cần Chaohu của Hải quân Trung Quốc đã di chuyển vào vùng biển phía tây Ấn Độ Dương nhằm chuẩn bị cho đợt tập bắn đạn thật ngay trên vùng biển này trong vài ngày sắp tới. Nguồn ảnh: Chinadaily.
Cuộc tập trận sẽ mang tình huống giả định biên đội tàu hải quân Trung Quốc tấn công các mục tiêu trên biển của đối phương và kéo dài trong vài ngày liên tục. Điều này đồng nghĩa với việc các tàu chiến của Trung Quốc sẽ ở trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu trong vài ngày tới trên biển Ấn Độ Dương. Nguồn ảnh: Tele.
Hải quân Trung Quốc hiện đang tăng cường các hoạt động quân sự ở khu vực Ấn Độ Dương và vùng biển Ả Rập. Một phần là do xung đột giữa hai nước Ấn Độ-Trung Quốc đang ngày một căng thẳng, lý do thứ hai là do nước này vừa "khai trương" căn cứ quân sự đầu tiên ở nước ngoài nằm ở Djibouti, thuộc khu vực Vịnh Aden, tiếp giáp với biển Ả Rập. Nguồn ảnh: Maritimes.
Nhiều chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng cuộc tập trận lần này của Bắc Kinh ở Ấn Độ Dương có thể sẽ là khiến căng thẳng Trung - Ấn leo thang trở lại khi hai bên mới đạt được một thỏa thuận rút quân khỏi khu vực biên giới tranh chấp Doklam, thậm chí thỏa thuận này còn chưa ráo mực. Nguồn ảnh: CNN.
Căng thẳng trên bộ giữa Trung Quốc và Ấn Độ đã kéo dài trong suốt 70 ngày qua và chỉ mới hạ nhiệt cách đây một vài ngày, khi hai bên đồng ý rút bớt các đơn vị vũ trang hạng nặng khỏi khu vực tranh chấp nhằm tiến đến một giải pháp ngoại giao cho vấn đề này. Tuy nhiên mọi việc có vẻ sẽ trở lại vạch xuất phát của nó khi Trung Quốc đưa tàu chiến đến ngay trước "cửa nhà" Ấn Độ. Nguồn ảnh: Times.
Điều này khiến người ta đặt ra câu hỏi nếu xung đột Ấn Độ - Trung Quốc leo thang ra cả Ấn Độ Dương, thì liệu cuộc chiến này có trở thành cuộc chiến tổng lực giữa hai cường quốc quân sự lớn nhất châu Á trải dài từ đông Á sang tận nam Á. Nguồn ảnh: Inquire.
Trước đó vào năm 2015, Bắc Kinh đã thông qua một đạo luật cho phép Hải quân Trung Quốc được phép hành động ở trên vùng biển quốc tế nằm cách xa vùng biển của nước này nếu như nhận thấy mối nguy hiểm có thể ảnh hưởng tới an ninh và lợi ích của Trung Quốc. Nguồn ảnh: Kdnet.
Điều này đồng nghĩa với việc trong tương lai, nếu Trung Quốc và Ấn Độ có xung đột trên biển, rất có thể phía Trung Quốc sẽ kéo tàu chiến ra biển, sẵn sàng gây hấn với Ấn Độ ngay ngoài biển Ấn Độ Dương từ trước cho tới nay vẫn được xem là sân nhà của Ấn Độ. Nguồn ảnh: 81.