Hôm 22/8, Hải quân Sri Lanka tiến hành buổi lễ trang trọng chính thức biên chế tàu hộ vệ SLNS Parakramabahu (P625) tại quân cảng Colombo với sự tham gia của nhiều quan chức cấp cao chính phủ Sri Lanka và Trung Quốc cùng giới lãnh đạo quân đội. Ảnh: Daily MirrorParakramabahu (P625) trước khi chuyển giao cho Bangladesh là một chiếc tàu hộ vệ được biên chế cho Hạm đội Đông Hải, Trung Quốc với cái tên Tongling (542). Con tàu mới được loại biên chế cách đây không lâu và chuyển giao cho Sri Lanka theo hình như gần như là cho không. Ảnh: Daily MirrorTàu có chiều dài 111,7m, bề rộng lớn nhất 12,4m, lượng giãn nước toàn tải 2.286 tấn. Nhìn chung, con tàu được thiết kế cho nhiệm vụ tác chiến biển xa, nó được Trung Quốc biên chế từ năm 1994 cho nên cơ bản là vẫn còn khá mới khi được cung cấp lại cho Sri Lanka. Ảnh: Daily MirrorĐáng tiếc, các hình ảnh chụp toàn cảnh cho thấy xem ra Trung Quốc trước khi chuyển giao đã thoát bỏ gần hết các hệ thống vũ khí chủ lực. Do đó, với năng lực hiện tại, chiến hạm mới của Sri Lanka chỉ đóng vai trò tuần tra bờ biển, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế hơn là làm nhiệm vụ chiến đấu chống hạm, chống tàu ngầm, phòng không… Ảnh: Defence.pkParakramabahu (P625) thuộc lớp tàu hộ vệ Type 053H2G (NATO gọi là Giang Vệ 1) được nhà máy đóng tàu Hudong-Zhonghua thiết kế chế tạo. Trong ảnh là cấu hình vũ khí ban đầu của Tongling (542) trước khi cung cấp cho Sri Lanka, thấy rõ là nhiều vị trí đã bị tháo bỏ. Ảnh: Navy.krCụ thể, Trung Quốc trước khi bàn giao đã gỡ hoàn toàn radar và bệ phóng tổ hợp tên lửa phòng không Hồng Kỳ 61, kết cấu 6 ống tròn đồ sộ đặt sau tháp pháo 100mm nòng kép. Ảnh: SinaHQ-61 có tầm bắn phòng không 10km, độ cao tác xạ 3km, tốc độ bay Mach 3, dẫn đường bằng radar bán chủ động. Ảnh: Sina“Đau đớn nhất” với Sri Lanka là Trung Quốc đã tháo sạch hệ thống tên lửa hành trình chống hạm YJ-83 bố trí ở giữa thân tàu với các bệ phóng hình hộp. Ảnh: WikipediaTên lửa YJ-83 có tầm bắn tới 180km, được đánh giá là vũ khí nguy hiểm trên mặt biển. Ảnh: WikipediaHỏa lực còn lại trên tàu hộ vệ khi giao cho Sri Lanka chỉ là một khẩu pháo hạm 100mm nòng kép PJ33A có tầm bắn 22km. Ảnh: WikipediaVà 4 bệ pháo phòng không tự động Type 76A 37mm nòng kép bố trí 4 phía con tàu. Ảnh: WikipediaNgay cả tới các bệ phóng bom phản lực chống ngầm Type 3200 vốn không có mấy tác dụng trong tác chiến săn ngầm hiện đại mà Trung Quốc cũng tháo sạch. Thực ra, loại vũ khí này hữu hiệu khi sử dụng như pháo phản lực oanh tạc bờ biển khi cần. Ảnh: WikipediaVideo sức mạnh hải quân Sri Lanka. Nguồn: Youtube
Hôm 22/8, Hải quân Sri Lanka tiến hành buổi lễ trang trọng chính thức biên chế tàu hộ vệ SLNS Parakramabahu (P625) tại quân cảng Colombo với sự tham gia của nhiều quan chức cấp cao chính phủ Sri Lanka và Trung Quốc cùng giới lãnh đạo quân đội. Ảnh: Daily Mirror
Parakramabahu (P625) trước khi chuyển giao cho Bangladesh là một chiếc tàu hộ vệ được biên chế cho Hạm đội Đông Hải, Trung Quốc với cái tên Tongling (542). Con tàu mới được loại biên chế cách đây không lâu và chuyển giao cho Sri Lanka theo hình như gần như là cho không. Ảnh: Daily Mirror
Tàu có chiều dài 111,7m, bề rộng lớn nhất 12,4m, lượng giãn nước toàn tải 2.286 tấn. Nhìn chung, con tàu được thiết kế cho nhiệm vụ tác chiến biển xa, nó được Trung Quốc biên chế từ năm 1994 cho nên cơ bản là vẫn còn khá mới khi được cung cấp lại cho Sri Lanka. Ảnh: Daily Mirror
Đáng tiếc, các hình ảnh chụp toàn cảnh cho thấy xem ra Trung Quốc trước khi chuyển giao đã thoát bỏ gần hết các hệ thống vũ khí chủ lực. Do đó, với năng lực hiện tại, chiến hạm mới của Sri Lanka chỉ đóng vai trò tuần tra bờ biển, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế hơn là làm nhiệm vụ chiến đấu chống hạm, chống tàu ngầm, phòng không… Ảnh: Defence.pk
Parakramabahu (P625) thuộc lớp tàu hộ vệ Type 053H2G (NATO gọi là Giang Vệ 1) được nhà máy đóng tàu Hudong-Zhonghua thiết kế chế tạo. Trong ảnh là cấu hình vũ khí ban đầu của Tongling (542) trước khi cung cấp cho Sri Lanka, thấy rõ là nhiều vị trí đã bị tháo bỏ. Ảnh: Navy.kr
Cụ thể, Trung Quốc trước khi bàn giao đã gỡ hoàn toàn radar và bệ phóng tổ hợp tên lửa phòng không Hồng Kỳ 61, kết cấu 6 ống tròn đồ sộ đặt sau tháp pháo 100mm nòng kép. Ảnh: Sina
HQ-61 có tầm bắn phòng không 10km, độ cao tác xạ 3km, tốc độ bay Mach 3, dẫn đường bằng radar bán chủ động. Ảnh: Sina
“Đau đớn nhất” với Sri Lanka là Trung Quốc đã tháo sạch hệ thống tên lửa hành trình chống hạm YJ-83 bố trí ở giữa thân tàu với các bệ phóng hình hộp. Ảnh: Wikipedia
Tên lửa YJ-83 có tầm bắn tới 180km, được đánh giá là vũ khí nguy hiểm trên mặt biển. Ảnh: Wikipedia
Hỏa lực còn lại trên tàu hộ vệ khi giao cho Sri Lanka chỉ là một khẩu pháo hạm 100mm nòng kép PJ33A có tầm bắn 22km. Ảnh: Wikipedia
Và 4 bệ pháo phòng không tự động Type 76A 37mm nòng kép bố trí 4 phía con tàu. Ảnh: Wikipedia
Ngay cả tới các bệ phóng bom phản lực chống ngầm Type 3200 vốn không có mấy tác dụng trong tác chiến săn ngầm hiện đại mà Trung Quốc cũng tháo sạch. Thực ra, loại vũ khí này hữu hiệu khi sử dụng như pháo phản lực oanh tạc bờ biển khi cần. Ảnh: Wikipedia
Video sức mạnh hải quân Sri Lanka. Nguồn: Youtube