Vào cuối những năm 1960, khi quan hệ Trung Quốc - Liên Xô bắt đầu xấu đi, thậm chí còn có những cuộc tranh chấp biên giới, từ một đồng minh thân thiết Bắc Kinh trở thành đối thủ "không đội trời chung" với Moscow. Ảnh: Chủ tịch Mao Trạch Đông và Thủ tướng Khrushchev, bề mặt công khai là đồng chí, nội bộ lại bị chia rẽ về mặt ý thức hệ - Nguồn: Wikipedia.Đây cũng là giai đoạn chiến tranh Lạnh đang ở thời kỳ đỉnh điểm, Mỹ đang muốn lợi dụng mối bất đồng Trung - Xô, để lôi kéo Trung Quốc vào liên minh chống Liên Xô, do vậy bắt đầu từ đầu những năm 1970, quan hệ Trung - Mỹ dần "ấm lên". Ảnh: Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Kissinger gặp gỡ các nhà lãnh đạo Trung Quốc Chu Ân Lai và Mao Trạch Đông - Nguồn: Wikipedia.Năm 1979, Trung Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ và bắt đầu thời kỳ "trăng mật" Trung - Mỹ. Vì muốn lôi kéo Trung Quốc vào liên minh chống Liên Xô, nên Mỹ đương nhiên phải thể hiện sự chân thành. Ảnh: Thủ tướng Chu Ân Lai và Tổng thống Hoa Kỳ Nixon - Nguồn: Wikipedia.Vào tháng 3/1980, Mỹ chính thức điều chỉnh xếp hạng quân sự cho Trung Quốc như là một "quốc gia không đồng minh thân thiện", đạt đến cấp độ tương đương với các đồng minh châu Âu. Với cấp độ quan hệ này, Trung Quốc có thể mua nhiều loại vũ khí của Mỹ. Ảnh: Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lưu Hiểu Khánh thăm tàu sân bay USS Ranger (CV-61) của Hải quân Mỹ vào năm 1983 - Nguồn: nara.getarchive.Danh sách vũ khí, thiết bị quân sự mà Mỹ chào bán cho Trung Quốc rất nhiều, như chiến đấu cơ F-16, trực thăng vận tải đa năng S-70 Black Hawk và cả dòng máy bay vận tải chiến lược C-130 Hercules. Ảnh: Trực thăng vận tải đa năng S-70 là một trong nhiều thiết bị quân sự được Trung Quốc mua từ Mỹ trong những năm 1980 - Nguồn: AviationIntel.com.Mặc dù muốn lợi dụng Trung Quốc để chống Liên Xô, nhưng các nhà lãnh đạo Mỹ cũng hiểu rõ "tư tưởng nước lớn" của Trung Quốc, vì vậy Mỹ vẫn giữ thái độ "cảnh giác" trước Trung Quốc. Ảnh: Nhà lãnh đạo Trung Quốc Cảnh Tiêu (giữa ảnh) trong chuyến thăm Mỹ vào năm 1983 - Nguồn: nara.getarchive.Do vậy những vũ khí mà Mỹ bán cho Trung Quốc đều là phiên bản xuất khẩu hoặc dùng cho dân sự, có tính năng hạn chế hơn nhiều so với phiên bản gốc, trong đó các loại máy bay không phải là ngoại lệ. Ảnh: Phiên bản xuất khẩu F-16 có tên mã F-16/79 mà Mỹ dự định bán cho Trung Quốc, đã bị cắt giảm nhiều tính năng - Nguồn: f-16.net.Vào giữa thập niên 1980, sau khi Trung Quốc mua máy bay trực thăng Black Hawk của Mỹ, họ đã có ý định mua máy bay vận tải C130 Hercules làm phương tiện vận tải; vì vậy Mỹ đã đồng ý bán 2 chiếc C130, nhưng với màu sơn của hàng không dân dụng. Ảnh: Chiếc L-100 (phiên bản dân sự của C130) mà Mỹ bán cho Trung Quốc - Nguồn: Sina.C-130 là máy bay vận tải quân sự do Lockheed Martin sản xuất, đã 2.500 chiếc máy bay loại này đã được sản xuất cho đến nay. Có nhiều mẫu máy bay vận tải loại này. Phiên bản mà Mỹ bán cho Trung Quốc là phiên bản dân sự của dòng L-100. Ảnh: Chiếc L-100 (phiên bản dân sự của C130) mà Mỹ bán cho Trung Quốc - Nguồn: Sina.Các thông số của máy bay vận tải L-100 gần giống với máy bay vận tải C-130, với trọng lượng cất cánh tối đa 70 tấn và tầm bay thẳng gần 9.000 km. Tuy nhiên do nền kinh tế của Trung Quốc khi đó còn khó khăn, Trung Quốc chỉ mua 2 chiếc L-100. Ảnh: Chiếc L-100 (phiên bản dân sự của C130) mà Mỹ bán cho Trung Quốc - Nguồn: Sina.Một số quốc gia đã sử dụng loại máy bay vận tải này cho mục đích quân sự, như Indonesia, Libya, Algeria, Ecuador, Kuwait, Philippines, Ả Rập Saudi; và khi đó Trung Quốc đang thiếu máy bay vận tải quân sự, họ đã dùng những chiếc L-100 cho quân đội (nhưng vẫn sơn màu của China AIR). Ảnh: Chiếc L-100 (phiên bản dân sự của C130) mà Mỹ bán cho Trung Quốc - Nguồn: Sina.Đến cuối những năm 1980, mối quan hệ Mỹ - Trung bắt đầu đi xuống, kéo theo đó việc đình chỉ các hoạt động hợp tác quân sự. Washington và phương Tây còn áp đặt lệnh cấm vận vũ khí với Bắc Kinh. Ảnh: Chiếc L-100 (phiên bản dân sự của C130) mà Mỹ bán cho Trung Quốc - Nguồn: Sina.Đối với loại máy bay L-100, Mỹ cũng cấm xuất khẩu sang Trung Quốc. Năm 2010, Mỹ đã nới lỏng các hạn chế đối với việc bán phụ tùng máy bay vận tải L-100 cho Trung Quốc, nhưng 2 chiếc máy bay này của Trung Quốc đã ngừng hoạt động. Ảnh: Chiếc L-100 (phiên bản dân sự của C130) mà Mỹ bán cho Trung Quốc - Nguồn: Sina.Đến thời điểm hiện tại, Trung Quốc đã đủ năng lực phát triển máy bay vận tải nội địa của riêng họ; nhưng trong thiết kế của chiếc máy bay vận tải chiến lược Y-20, Trung Quốc cũng đã học hỏi được rất nhiều từ chiếc L-100. Và nếu “tuần trăng mật” Mỹ - Trung còn kéo dài, chưa biết chừng, những chiếc C-130 Hercules sẽ có “phiên bản Trung Quốc”; giống như những chiếc J-11 mà Trung Quốc “copy” từ Su-27 của Nga mà không cần hỏi ý kiến. Ảnh: Máy bay vận tải chiến lược Y-20 của Trung Quốc - Nguồn: Wikipedia. Video AC-130 và khẩu pháo hàng không khủng nhất thế giới - Nguồn: QPVN
Vào cuối những năm 1960, khi quan hệ Trung Quốc - Liên Xô bắt đầu xấu đi, thậm chí còn có những cuộc tranh chấp biên giới, từ một đồng minh thân thiết Bắc Kinh trở thành đối thủ "không đội trời chung" với Moscow. Ảnh: Chủ tịch Mao Trạch Đông và Thủ tướng Khrushchev, bề mặt công khai là đồng chí, nội bộ lại bị chia rẽ về mặt ý thức hệ - Nguồn: Wikipedia.
Đây cũng là giai đoạn chiến tranh Lạnh đang ở thời kỳ đỉnh điểm, Mỹ đang muốn lợi dụng mối bất đồng Trung - Xô, để lôi kéo Trung Quốc vào liên minh chống Liên Xô, do vậy bắt đầu từ đầu những năm 1970, quan hệ Trung - Mỹ dần "ấm lên". Ảnh: Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Kissinger gặp gỡ các nhà lãnh đạo Trung Quốc Chu Ân Lai và Mao Trạch Đông - Nguồn: Wikipedia.
Năm 1979, Trung Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ và bắt đầu thời kỳ "trăng mật" Trung - Mỹ. Vì muốn lôi kéo Trung Quốc vào liên minh chống Liên Xô, nên Mỹ đương nhiên phải thể hiện sự chân thành. Ảnh: Thủ tướng Chu Ân Lai và Tổng thống Hoa Kỳ Nixon - Nguồn: Wikipedia.
Vào tháng 3/1980, Mỹ chính thức điều chỉnh xếp hạng quân sự cho Trung Quốc như là một "quốc gia không đồng minh thân thiện", đạt đến cấp độ tương đương với các đồng minh châu Âu. Với cấp độ quan hệ này, Trung Quốc có thể mua nhiều loại vũ khí của Mỹ. Ảnh: Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lưu Hiểu Khánh thăm tàu sân bay USS Ranger (CV-61) của Hải quân Mỹ vào năm 1983 - Nguồn: nara.getarchive.
Danh sách vũ khí, thiết bị quân sự mà Mỹ chào bán cho Trung Quốc rất nhiều, như chiến đấu cơ F-16, trực thăng vận tải đa năng S-70 Black Hawk và cả dòng máy bay vận tải chiến lược C-130 Hercules. Ảnh: Trực thăng vận tải đa năng S-70 là một trong nhiều thiết bị quân sự được Trung Quốc mua từ Mỹ trong những năm 1980 - Nguồn: AviationIntel.com.
Mặc dù muốn lợi dụng Trung Quốc để chống Liên Xô, nhưng các nhà lãnh đạo Mỹ cũng hiểu rõ "tư tưởng nước lớn" của Trung Quốc, vì vậy Mỹ vẫn giữ thái độ "cảnh giác" trước Trung Quốc. Ảnh: Nhà lãnh đạo Trung Quốc Cảnh Tiêu (giữa ảnh) trong chuyến thăm Mỹ vào năm 1983 - Nguồn: nara.getarchive.
Do vậy những vũ khí mà Mỹ bán cho Trung Quốc đều là phiên bản xuất khẩu hoặc dùng cho dân sự, có tính năng hạn chế hơn nhiều so với phiên bản gốc, trong đó các loại máy bay không phải là ngoại lệ. Ảnh: Phiên bản xuất khẩu F-16 có tên mã F-16/79 mà Mỹ dự định bán cho Trung Quốc, đã bị cắt giảm nhiều tính năng - Nguồn: f-16.net.
Vào giữa thập niên 1980, sau khi Trung Quốc mua máy bay trực thăng Black Hawk của Mỹ, họ đã có ý định mua máy bay vận tải C130 Hercules làm phương tiện vận tải; vì vậy Mỹ đã đồng ý bán 2 chiếc C130, nhưng với màu sơn của hàng không dân dụng. Ảnh: Chiếc L-100 (phiên bản dân sự của C130) mà Mỹ bán cho Trung Quốc - Nguồn: Sina.
C-130 là máy bay vận tải quân sự do Lockheed Martin sản xuất, đã 2.500 chiếc máy bay loại này đã được sản xuất cho đến nay. Có nhiều mẫu máy bay vận tải loại này. Phiên bản mà Mỹ bán cho Trung Quốc là phiên bản dân sự của dòng L-100. Ảnh: Chiếc L-100 (phiên bản dân sự của C130) mà Mỹ bán cho Trung Quốc - Nguồn: Sina.
Các thông số của máy bay vận tải L-100 gần giống với máy bay vận tải C-130, với trọng lượng cất cánh tối đa 70 tấn và tầm bay thẳng gần 9.000 km. Tuy nhiên do nền kinh tế của Trung Quốc khi đó còn khó khăn, Trung Quốc chỉ mua 2 chiếc L-100. Ảnh: Chiếc L-100 (phiên bản dân sự của C130) mà Mỹ bán cho Trung Quốc - Nguồn: Sina.
Một số quốc gia đã sử dụng loại máy bay vận tải này cho mục đích quân sự, như Indonesia, Libya, Algeria, Ecuador, Kuwait, Philippines, Ả Rập Saudi; và khi đó Trung Quốc đang thiếu máy bay vận tải quân sự, họ đã dùng những chiếc L-100 cho quân đội (nhưng vẫn sơn màu của China AIR). Ảnh: Chiếc L-100 (phiên bản dân sự của C130) mà Mỹ bán cho Trung Quốc - Nguồn: Sina.
Đến cuối những năm 1980, mối quan hệ Mỹ - Trung bắt đầu đi xuống, kéo theo đó việc đình chỉ các hoạt động hợp tác quân sự. Washington và phương Tây còn áp đặt lệnh cấm vận vũ khí với Bắc Kinh. Ảnh: Chiếc L-100 (phiên bản dân sự của C130) mà Mỹ bán cho Trung Quốc - Nguồn: Sina.
Đối với loại máy bay L-100, Mỹ cũng cấm xuất khẩu sang Trung Quốc. Năm 2010, Mỹ đã nới lỏng các hạn chế đối với việc bán phụ tùng máy bay vận tải L-100 cho Trung Quốc, nhưng 2 chiếc máy bay này của Trung Quốc đã ngừng hoạt động. Ảnh: Chiếc L-100 (phiên bản dân sự của C130) mà Mỹ bán cho Trung Quốc - Nguồn: Sina.
Đến thời điểm hiện tại, Trung Quốc đã đủ năng lực phát triển máy bay vận tải nội địa của riêng họ; nhưng trong thiết kế của chiếc máy bay vận tải chiến lược Y-20, Trung Quốc cũng đã học hỏi được rất nhiều từ chiếc L-100. Và nếu “tuần trăng mật” Mỹ - Trung còn kéo dài, chưa biết chừng, những chiếc C-130 Hercules sẽ có “phiên bản Trung Quốc”; giống như những chiếc J-11 mà Trung Quốc “copy” từ Su-27 của Nga mà không cần hỏi ý kiến. Ảnh: Máy bay vận tải chiến lược Y-20 của Trung Quốc - Nguồn: Wikipedia.
Video AC-130 và khẩu pháo hàng không khủng nhất thế giới - Nguồn: QPVN