Những thông tin về việc Trung Quốc thử nghiệm tên lửa siêu thanh có tốc độ 33.796km/h, bay xung quanh Trái Đất ở quỹ đạo thấp trước khi lao xuống tấn công mục tiêu, khiến các nhà phân tích bất ngờ. Điều này có thể cho thấy chương trình tên lửa của Trung Quốc tiên tiến hơn nhiều so với những gì họ suy đoán.Tên lửa mới của Trung Quốc được cho là có thể di chuyển ở quỹ đạo thấp nhằm tránh các hệ thống phòng thủ và phát hiện tên lửa, cho phép Bắc Kinh có thể tấn công bất cứ nơi nào trên hành tinh.Tuy nhiên vũ khí mới của Trung Quốc chỉ là một trong số hàng loạt vũ khí siêu thanh mà Trung Quốc cũng như Nga và Mỹ phát triển.Mỹ và Nga đã dành hàng chục năm nghiên cứu và phát triển các hệ thống siêu thanh và cả 2 nước cũng tiến hành các vụ thử vũ khí loại này trong thời gian gần đây. Dù vậy, Nga và Mỹ chỉ công bố thông tin về các vũ khí siêu thanh tầm trung phóng từ tàu hoặc máy bay và không tấn công từ không gian.Quân đội Mỹ có một số chương trình vũ khí siêu thanh cả ở Hải quân, Lục quân và Không quân, nhưng phần lớn đều vẫn ở trong giai đoạn phát triển và đều là các dự án tối mật.Tuy nhiên, những chương trình đã được biết đến đều là các vũ khí siêu thanh thông thường, tấn công từ tầm cao chứ không phải các hệ thống trên quỹ đạo có khả năng tấn công từ không gian.Người ta chỉ biết có 2 vũ khí siêu thanh Mỹ đã thử nghiệm thành công là AGM-183 ARRW được thiết kế để vận hành từ một máy bay ném bom cỡ lớn và vũ khí siêu thanh tầm xa (LRHW) phóng từ tàu ngầm của Hải quân Mỹ dự kiến đi vào hoạt động vào năm 2023 và có tầm bắn 2.776 km.DARPA, cơ quan khoa học của Lục quân Mỹ, mới đây cũng đã công bố thử nghiệm thành công tên lửa siêu thanh HAWC (Hypersonic Air-breathing Weapon Concept) nhưng không tiết lộ thông tin về tầm bắn hay tốc độ…của nó.Ngày 19/3/2020, Mỹ tiến hành thử nghiệm thiết bị lượn siêu thanh ở Kauai, Hawaii. Cuộc thử nghiệm được cho một mốc quan trọng hướng tới mục tiêu đạt được khả năng tác chiến siêu thanh vào đầu những năm 2020.Không giống như Nga, Mỹ nói rằng nước này không phát triển vũ khí siêu thanh để sử dụng cùng đầu đạn hạt nhân. Do đó, vũ khí siêu thanh của Mỹ cần phải có độ chính xác cao và điều này cũng đi kèm với nhiều thách thức về kỹ thuật.Trong một cuộc thử nghiệm năm 2004, máy bay không người lái siêu thanh X-43 của NASA đạt tốc độ gần 11.885 km/h (Mach 9) sử dụng động cơ phản lực tĩnh siêu thanh.Năm 2020, DARPA cũng cho biết cơ quan này đang làm việc với công ty Aerojet Rocketdyne với dự án gần 20 triệu USD nhằm phát triển tên lửa đánh chặn siêu thanh.Còn Nga, từ cuối năm 2019, Nga đã đưa tên lửa siêu thanh có khả năng mang đầu đạn hạt nhân Avangard vào sử dụng. Avangard có thể đạt tốc độ tới Mach 27, có khả năng đổi hướng và tầm cao.Đầu tháng này 10/2021, Nga tuyên bố thử nghiệm thành công tên lửa siêu thanh vượt âm Zircon lần đầu tiên, phóng từ tàu ngầm chạy năng lượng hạt nhân.Theo thông tin Nga cung cấp, tên lửa siêu thanh 3M22 Zircon có tầm bắn lên đến hơn 1.000km, có một số người cho rằng, tên lửa này có tầm bắn lên tới 1.900km.Zircon có khả năng đạt tốc độ tôi đa có thể vượt qua Mach 9, nó đủ sức mạnh đẻ có thể xuyên thủng mọi hệ thống phòng thủ của phương Tây. Tuy nhiên tên lửa Zircon sẽ bay dưới bầu khí quyển và sử dụng nhiên liệu để đạt tốc độ siêu thanh chứ không lên tới quỹ đạo Trái Đất.Tên lửa siêu thanh Zircon cũng được xem là lựa chọn vũ khí của Tổng thống Putin, nhằm xóa sổ các thành phố ven biển của đối phương trong trường hợp xảy ra xung đột hạt nhân.Ông Putin từng tuyên bố về tên lửa siêu thanh Zircon, “không có đối thủ tương xứng trên thế giới” và “không thể ngăn cản” bởi các hệ thống phòng thủ phương Tây, khẳng định Moscow có khả năng tấn công gần như bất cứ nơi nào trên thế giới và có thể xuyên thủng lá chắn tên lửa của Mỹ.Zircon dự kiến được đưa vào hoạt động năm 2022 và sẽ được triển khai trên tàu khu trục tên lửa Đô đốc Golovko có công nghệ tàng hình của Hải quân Nga.Công việc thiết kế và phát triển tên lửa Zircon được thực hiện cực kỳ bí mật và Tổng thống Nga, Putin cũng từng cảnh báo gián điệp nước ngoài đã tìm cách đánh cắp bí mật này.Trong số các tên lửa siêu thanh Nga đang triển khai, còn có tên lửa Sarmat (phương Tây gọi là Satan-2) – “quái vật” lớn nhất trong kho hạt nhân của Nga. Tên lửa siêu thanh Sarmat này của Nga dự kiến sẽ được triển khai trong năm 2022.Còn về Trung Quốc, nước này cũng đã từng công bố về tên lửa siêu thanh tầm trung DF-17 của nước này vào năm 2019.Theo các thông tin trước đây, tên lửa DF-17 có tầm bắn tối đa 2.500km và có thể đạt tốc độ lên tới 12.360km/h, tức Mach 10, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Loại tên lửa này được xem như “án tử” đối với các tàu sân bay nằm trong tầm bắn của nó.Và về nguồn tin tình báo nói rằng Bắc Kinh thử nghiệm tên lửa siêu thanh mang đầu đạn hạt nhân hổi tháng 8 vừa qua, Trung Quốc đã bác bỏ thông tin và nói rằng nước này thực tế chỉ thử nghiệm tàu không gian dân dụng.Và thực tế, khái niệm cốt lõi về vũ khí “mới” của Trung Quốc – đưa một đầu đạn lên quỹ đạo và di chuyển một vòng Trái Đất trước khi đánh trúng mục tiêu – được Liên Xô phát triển đầu tiên từ những năm 1960, có tên gọi là Hệ thống vũ khí tấn công từ quỹ đạo thấp (FOBS). Hệ thống này được phát triển để tránh các hệ thống phòng thủ tên lửa và radar của Mỹ.Tuy nhiên, Đại sứ Mỹ về Giải trừ Quân bị tại Liên Hợp Quốc, ông Robert Wood nói rằng, cả Nga và Mỹ đều có công nghệ siêu thanh, nhưng Mỹ lo ngại về việc sử dụng các công nghệ này. Việc đánh chặn các loại vũ khi siêu thanh đối với Mỹ hiện nay là một bài toán khó.“Nếu đất nước bạn là mục tiêu của loại vũ khí đó, bạn tất nhiên muốn tìm cách bảo vệ chính mình. Vì thế chúng tôi bắt đầu nghiên cứu những ứng dụng phòng thủ và những ứng dụng khác có thể áp dụng công nghệ siêu thanh và điều này lại chính là yếu tố thúc đẩy cuộc chạy đua vũ trang Chúng tôi đã chứng kiến Trung Quốc và Nga theo đuổi mục tiêu siêu thanh một cách tích cực, quân sự hóa công nghệ này và Mỹ cần phải phản ứng một cách phù hợp”, ông Wood nói.Có thể thấy, chưa có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy cuộc đua “khốc liệt” này sẽ tới hồi kết. Các vũ khí siêu thanh mới vẫn luôn được các nước không chỉ Nga, Mỹ hay Trung Quốc phát triển, thử nghiệm. Có ít nhất 5 quốc gia khác cũng đang phát triển loại khí tài “hủy diệt” tối tân này. Nguồn ảnh: QQ. Hình ảnh Lầu Năm Góc, Mỹ thử nghiệm tên lửa siêu thanh của nước này. Nguồn: USNI News Video.
Những thông tin về việc Trung Quốc thử nghiệm tên lửa siêu thanh có tốc độ 33.796km/h, bay xung quanh Trái Đất ở quỹ đạo thấp trước khi lao xuống tấn công mục tiêu, khiến các nhà phân tích bất ngờ. Điều này có thể cho thấy chương trình tên lửa của Trung Quốc tiên tiến hơn nhiều so với những gì họ suy đoán.
Tên lửa mới của Trung Quốc được cho là có thể di chuyển ở quỹ đạo thấp nhằm tránh các hệ thống phòng thủ và phát hiện tên lửa, cho phép Bắc Kinh có thể tấn công bất cứ nơi nào trên hành tinh.
Tuy nhiên vũ khí mới của Trung Quốc chỉ là một trong số hàng loạt vũ khí siêu thanh mà Trung Quốc cũng như Nga và Mỹ phát triển.
Mỹ và Nga đã dành hàng chục năm nghiên cứu và phát triển các hệ thống siêu thanh và cả 2 nước cũng tiến hành các vụ thử vũ khí loại này trong thời gian gần đây. Dù vậy, Nga và Mỹ chỉ công bố thông tin về các vũ khí siêu thanh tầm trung phóng từ tàu hoặc máy bay và không tấn công từ không gian.
Quân đội Mỹ có một số chương trình vũ khí siêu thanh cả ở Hải quân, Lục quân và Không quân, nhưng phần lớn đều vẫn ở trong giai đoạn phát triển và đều là các dự án tối mật.
Tuy nhiên, những chương trình đã được biết đến đều là các vũ khí siêu thanh thông thường, tấn công từ tầm cao chứ không phải các hệ thống trên quỹ đạo có khả năng tấn công từ không gian.
Người ta chỉ biết có 2 vũ khí siêu thanh Mỹ đã thử nghiệm thành công là AGM-183 ARRW được thiết kế để vận hành từ một máy bay ném bom cỡ lớn và vũ khí siêu thanh tầm xa (LRHW) phóng từ tàu ngầm của Hải quân Mỹ dự kiến đi vào hoạt động vào năm 2023 và có tầm bắn 2.776 km.
DARPA, cơ quan khoa học của Lục quân Mỹ, mới đây cũng đã công bố thử nghiệm thành công tên lửa siêu thanh HAWC (Hypersonic Air-breathing Weapon Concept) nhưng không tiết lộ thông tin về tầm bắn hay tốc độ…của nó.
Ngày 19/3/2020, Mỹ tiến hành thử nghiệm thiết bị lượn siêu thanh ở Kauai, Hawaii. Cuộc thử nghiệm được cho một mốc quan trọng hướng tới mục tiêu đạt được khả năng tác chiến siêu thanh vào đầu những năm 2020.
Không giống như Nga, Mỹ nói rằng nước này không phát triển vũ khí siêu thanh để sử dụng cùng đầu đạn hạt nhân. Do đó, vũ khí siêu thanh của Mỹ cần phải có độ chính xác cao và điều này cũng đi kèm với nhiều thách thức về kỹ thuật.
Trong một cuộc thử nghiệm năm 2004, máy bay không người lái siêu thanh X-43 của NASA đạt tốc độ gần 11.885 km/h (Mach 9) sử dụng động cơ phản lực tĩnh siêu thanh.
Năm 2020, DARPA cũng cho biết cơ quan này đang làm việc với công ty Aerojet Rocketdyne với dự án gần 20 triệu USD nhằm phát triển tên lửa đánh chặn siêu thanh.
Còn Nga, từ cuối năm 2019, Nga đã đưa tên lửa siêu thanh có khả năng mang đầu đạn hạt nhân Avangard vào sử dụng. Avangard có thể đạt tốc độ tới Mach 27, có khả năng đổi hướng và tầm cao.
Đầu tháng này 10/2021, Nga tuyên bố thử nghiệm thành công tên lửa siêu thanh vượt âm Zircon lần đầu tiên, phóng từ tàu ngầm chạy năng lượng hạt nhân.
Theo thông tin Nga cung cấp, tên lửa siêu thanh 3M22 Zircon có tầm bắn lên đến hơn 1.000km, có một số người cho rằng, tên lửa này có tầm bắn lên tới 1.900km.
Zircon có khả năng đạt tốc độ tôi đa có thể vượt qua Mach 9, nó đủ sức mạnh đẻ có thể xuyên thủng mọi hệ thống phòng thủ của phương Tây. Tuy nhiên tên lửa Zircon sẽ bay dưới bầu khí quyển và sử dụng nhiên liệu để đạt tốc độ siêu thanh chứ không lên tới quỹ đạo Trái Đất.
Tên lửa siêu thanh Zircon cũng được xem là lựa chọn vũ khí của Tổng thống Putin, nhằm xóa sổ các thành phố ven biển của đối phương trong trường hợp xảy ra xung đột hạt nhân.
Ông Putin từng tuyên bố về tên lửa siêu thanh Zircon, “không có đối thủ tương xứng trên thế giới” và “không thể ngăn cản” bởi các hệ thống phòng thủ phương Tây, khẳng định Moscow có khả năng tấn công gần như bất cứ nơi nào trên thế giới và có thể xuyên thủng lá chắn tên lửa của Mỹ.
Zircon dự kiến được đưa vào hoạt động năm 2022 và sẽ được triển khai trên tàu khu trục tên lửa Đô đốc Golovko có công nghệ tàng hình của Hải quân Nga.
Công việc thiết kế và phát triển tên lửa Zircon được thực hiện cực kỳ bí mật và Tổng thống Nga, Putin cũng từng cảnh báo gián điệp nước ngoài đã tìm cách đánh cắp bí mật này.
Trong số các tên lửa siêu thanh Nga đang triển khai, còn có tên lửa Sarmat (phương Tây gọi là Satan-2) – “quái vật” lớn nhất trong kho hạt nhân của Nga. Tên lửa siêu thanh Sarmat này của Nga dự kiến sẽ được triển khai trong năm 2022.
Còn về Trung Quốc, nước này cũng đã từng công bố về tên lửa siêu thanh tầm trung DF-17 của nước này vào năm 2019.
Theo các thông tin trước đây, tên lửa DF-17 có tầm bắn tối đa 2.500km và có thể đạt tốc độ lên tới 12.360km/h, tức Mach 10, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Loại tên lửa này được xem như “án tử” đối với các tàu sân bay nằm trong tầm bắn của nó.
Và về nguồn tin tình báo nói rằng Bắc Kinh thử nghiệm tên lửa siêu thanh mang đầu đạn hạt nhân hổi tháng 8 vừa qua, Trung Quốc đã bác bỏ thông tin và nói rằng nước này thực tế chỉ thử nghiệm tàu không gian dân dụng.
Và thực tế, khái niệm cốt lõi về vũ khí “mới” của Trung Quốc – đưa một đầu đạn lên quỹ đạo và di chuyển một vòng Trái Đất trước khi đánh trúng mục tiêu – được Liên Xô phát triển đầu tiên từ những năm 1960, có tên gọi là Hệ thống vũ khí tấn công từ quỹ đạo thấp (FOBS). Hệ thống này được phát triển để tránh các hệ thống phòng thủ tên lửa và radar của Mỹ.
Tuy nhiên, Đại sứ Mỹ về Giải trừ Quân bị tại Liên Hợp Quốc, ông Robert Wood nói rằng, cả Nga và Mỹ đều có công nghệ siêu thanh, nhưng Mỹ lo ngại về việc sử dụng các công nghệ này. Việc đánh chặn các loại vũ khi siêu thanh đối với Mỹ hiện nay là một bài toán khó.
“Nếu đất nước bạn là mục tiêu của loại vũ khí đó, bạn tất nhiên muốn tìm cách bảo vệ chính mình. Vì thế chúng tôi bắt đầu nghiên cứu những ứng dụng phòng thủ và những ứng dụng khác có thể áp dụng công nghệ siêu thanh và điều này lại chính là yếu tố thúc đẩy cuộc chạy đua vũ trang Chúng tôi đã chứng kiến Trung Quốc và Nga theo đuổi mục tiêu siêu thanh một cách tích cực, quân sự hóa công nghệ này và Mỹ cần phải phản ứng một cách phù hợp”, ông Wood nói.
Có thể thấy, chưa có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy cuộc đua “khốc liệt” này sẽ tới hồi kết. Các vũ khí siêu thanh mới vẫn luôn được các nước không chỉ Nga, Mỹ hay Trung Quốc phát triển, thử nghiệm. Có ít nhất 5 quốc gia khác cũng đang phát triển loại khí tài “hủy diệt” tối tân này. Nguồn ảnh: QQ.
Hình ảnh Lầu Năm Góc, Mỹ thử nghiệm tên lửa siêu thanh của nước này. Nguồn: USNI News Video.