Vừa qua, trên mạng xã hội Trung Quốc bất ngờ xuất hiện những hình ảnh ngắn ngủi về một chiếc xe tăng Type 59 đặc biệt của Trung Quốc, khi nó có thể tự hành thông qua một thiết bị điều khiển từ xa. Theo nhiều nhận định ban đầu Trung Quốc đang cố gắng biến Type 59 thành một mẫu phương tiện chiến đấu không người lái (UGV). Nguồn ảnh: CCTV7.Dù không cho thấy các tính năng chiến đấu của xe như xoay nòng hay khai hỏa nhưng có thể nhận thấy rõ là chiếc Type 59 UGV này hoàn toàn có khả năng di động mà không cần có người điều khiển trực tiếp ngồi bên trong. Nguồn ảnh: CCTV7.Tuy nhiên, việc sử dụng công nghệ điều khiển từ xa vào xe tăng lại có vẻ khá viển vông và không thực tế - hoặc đơn giản là không mang lại hiệu quả cao bằng việc sử dụng những kíp lái "người thật, việc thật". Nguồn ảnh: Xiao.Đầu tiên phải nhắc tới các chiến thuật sử dụng xe tăng của mọi quốc gia trên thế giới. Đó là không bao giờ sử dụng xe tăng đơn độc theo từng chiếc một mà luôn cần phải có bộ binh tùng thiết hoặc một số lượng xe tăng, thiết giáp lớn cùng hợp đồng. Nguồn ảnh: Brands.Như vậy, việc hợp đồng giữa những người lính và kíp lái trong xe trực tiếp ngay trên chiến trường chắc chắn sẽ ăn ý hơn thay vì những người lính phải hợp đồng với các kíp lái xe tăng qua điện thoại hoặc bộ đàm. Nguồn ảnh: News.Chưa kể tới việc, kíp lái xe tăng sẽ phải làm nhiệm vụ sửa chữa xe tăng ngay trên chiến trường. Ví dụ như khi xe tăng bị đứt xích giữa trận chiến, một kíp lái điều khiển từ xa sẽ hoàn toàn "bất lực" và chiếc xe tăng không người lái đó đó sẽ sớm bị loại hoàn toàn ra ngoài cuộc chiến. Nguồn ảnh: Chinadefense.Việc sử dụng các phương tiện điều khiển từ xa vốn dĩ là để giảm thiểu thương vong về con người. Tuy nhiên một chiếc xe tăng điều khiển từ xa sẽ khó có thể giảm thiểu thương vong vì nó cần có sự hỗ trợ của nhân lực trên chiến trường để có thể hoạt động. Nguồn ảnh: News.Như vậy, có thể khẳng định rằng việc chế tạo xe tăng không người lái chỉ mang tính nghiên cứu chứ khó có thể ứng dụng được vào thực tế. Những loại phương tiện chiến đấu hỗ trợ bộ binh khác như xe thiết giáp vận tải, thiết giáp cứu thương hoặc thiết giáp phòng không sẽ cần thiết hơn cho phiên bản không người lái. Nguồn ảnh: Xiao.Trê thực tế ý tưởng về một mẫu xe tăng chiến đấu không người lái hoàn toàn không phải là mới và đã được nhiều nước nghiên cứu phát triển, đi đầu trong đó là Mỹ và Nga. Tuy nhiên, vì tính ứng dụng không cao hầu hết các chương trình phát triển xe tăng UGV dần bị loại bỏ và thay vào đó là các mẫu xe thiết giáp UGV có khả năng cơ động cao hơn xe tăng. Nguồn ảnh: Sputnik.Type 59 là loại xe tăng chủ lực chiến trường do Trung Quốc sản xuất dựa trên phiên bản gốc là xe tăng chủ lực chiến trường T-54/55 do Liên Xô sản xuất. Chiếc xe tăng có tuổi đời gần 70 này hiện tại vẫn còn hoạt động ở rất nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Nguồn ảnh: Englishmil. Mời độc giả xem Video: Cận cảnh xe thiết giáp hỗ trợ hỏa lực không người lái của Nga.
Vừa qua, trên mạng xã hội Trung Quốc bất ngờ xuất hiện những hình ảnh ngắn ngủi về một chiếc xe tăng Type 59 đặc biệt của Trung Quốc, khi nó có thể tự hành thông qua một thiết bị điều khiển từ xa. Theo nhiều nhận định ban đầu Trung Quốc đang cố gắng biến Type 59 thành một mẫu phương tiện chiến đấu không người lái (UGV). Nguồn ảnh: CCTV7.
Dù không cho thấy các tính năng chiến đấu của xe như xoay nòng hay khai hỏa nhưng có thể nhận thấy rõ là chiếc Type 59 UGV này hoàn toàn có khả năng di động mà không cần có người điều khiển trực tiếp ngồi bên trong. Nguồn ảnh: CCTV7.
Tuy nhiên, việc sử dụng công nghệ điều khiển từ xa vào xe tăng lại có vẻ khá viển vông và không thực tế - hoặc đơn giản là không mang lại hiệu quả cao bằng việc sử dụng những kíp lái "người thật, việc thật". Nguồn ảnh: Xiao.
Đầu tiên phải nhắc tới các chiến thuật sử dụng xe tăng của mọi quốc gia trên thế giới. Đó là không bao giờ sử dụng xe tăng đơn độc theo từng chiếc một mà luôn cần phải có bộ binh tùng thiết hoặc một số lượng xe tăng, thiết giáp lớn cùng hợp đồng. Nguồn ảnh: Brands.
Như vậy, việc hợp đồng giữa những người lính và kíp lái trong xe trực tiếp ngay trên chiến trường chắc chắn sẽ ăn ý hơn thay vì những người lính phải hợp đồng với các kíp lái xe tăng qua điện thoại hoặc bộ đàm. Nguồn ảnh: News.
Chưa kể tới việc, kíp lái xe tăng sẽ phải làm nhiệm vụ sửa chữa xe tăng ngay trên chiến trường. Ví dụ như khi xe tăng bị đứt xích giữa trận chiến, một kíp lái điều khiển từ xa sẽ hoàn toàn "bất lực" và chiếc xe tăng không người lái đó đó sẽ sớm bị loại hoàn toàn ra ngoài cuộc chiến. Nguồn ảnh: Chinadefense.
Việc sử dụng các phương tiện điều khiển từ xa vốn dĩ là để giảm thiểu thương vong về con người. Tuy nhiên một chiếc xe tăng điều khiển từ xa sẽ khó có thể giảm thiểu thương vong vì nó cần có sự hỗ trợ của nhân lực trên chiến trường để có thể hoạt động. Nguồn ảnh: News.
Như vậy, có thể khẳng định rằng việc chế tạo xe tăng không người lái chỉ mang tính nghiên cứu chứ khó có thể ứng dụng được vào thực tế. Những loại phương tiện chiến đấu hỗ trợ bộ binh khác như xe thiết giáp vận tải, thiết giáp cứu thương hoặc thiết giáp phòng không sẽ cần thiết hơn cho phiên bản không người lái. Nguồn ảnh: Xiao.
Trê thực tế ý tưởng về một mẫu xe tăng chiến đấu không người lái hoàn toàn không phải là mới và đã được nhiều nước nghiên cứu phát triển, đi đầu trong đó là Mỹ và Nga. Tuy nhiên, vì tính ứng dụng không cao hầu hết các chương trình phát triển xe tăng UGV dần bị loại bỏ và thay vào đó là các mẫu xe thiết giáp UGV có khả năng cơ động cao hơn xe tăng. Nguồn ảnh: Sputnik.
Type 59 là loại xe tăng chủ lực chiến trường do Trung Quốc sản xuất dựa trên phiên bản gốc là xe tăng chủ lực chiến trường T-54/55 do Liên Xô sản xuất. Chiếc xe tăng có tuổi đời gần 70 này hiện tại vẫn còn hoạt động ở rất nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Nguồn ảnh: Englishmil.
Mời độc giả xem Video: Cận cảnh xe thiết giáp hỗ trợ hỏa lực không người lái của Nga.