Trung đoàn bộ binh 95 (đoàn Thiện Thuật) thuộc Sư đoàn bộ binh 325 quân đoàn 2; đây là một trong những trung đoàn chủ lực được thành lập đầu tiên của Quân đội ta (19/9/1945). Qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và chiến tranh Bảo vệ Tổ quốc, bàn chân của lớp lớp cán bộ chiến sĩ Trung đoàn, đã có mặt khắp các chiến trường Bắc - Trung - Nam. Ảnh: Trung đoàn Thiện Thuật khi mới được thành lập - Nguồn: BTQĐTrong chiến dịch Tổng tiến công, nổi dậy Xuân 1975, Trung đoàn được tăng cường cho mặt trận Tây Nguyên để đánh trận mở màn chiến dịch; mục tiêu là sân bay và tiểu khu Đắc Lắc (thị xã Buôn Ma Thuột); đây là những mục tiêu quan trọng của địch. Ảnh: Kéo pháo vào chiến trường, chuẩn bị cho Chiến dịch giải phóng Buôn Ma Thuột - Nguồn: Báo Đắk LắkĐể mở màn cho chiến dịch Tây Nguyên, Bộ Tư lệnh quyết định tiến công vào thị xã Buôn Mê Thuột; đây là đô thị lớn nhất ở khu vực Tây Nguyên, thị xã có diện tích hơn 15 km2, nằm trên hai đường giao thông chiến lược: Quốc lộ 14 từ Buôn Ma Thuột đi Đức Lập, nối liền với Plây cu đi Đà Nẵng và đường 21 từ Nha Trang, Khánh Hòa đi Buôn Ma Thuột. Ảnh: Bản đồ diễn biến Chiến dịch Tây Nguyên - Nguồn: BTQĐĐịa hình tác chiến của Trung đoàn trong trận này là tương đối trống trải, xen lẫn đồi thấp và rừng cây cao su; ở phía Tây Bắc và Bắc thị xã có điều kiện triển khai đội hình lớn và binh khí kỹ thuật. Bên trong thị xã đường xá nhiều, cơ động thuận lợi. Song ở hướng tiến công của Trung đoàn, có địa hình tương đối trống trải, dễ bị địch phát hiện. Ảnh: Đoàn xe vận tải 238 vận chuyển hàng hóa cho chiến dịch Tây Nguyên - Nguồn: TTXVNPhần lớn cán bộ chiến sĩ Trung đoàn có nhiều kinh nghiệm chiến đấu, đã được huấn luyện bổ sung, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Trước đó Trung đoàn đã hoàn thành cuộc chuyển quân từ chiến trường Trị Thiên vào đến Nam Tây Nguyên; đơn vị có quân số đủ, trang bị tương đối tốt; cán bộ, chiến sĩ có tinh thần quyết tâm cao. Ảnh: Vận tải thô sơ phục vụ Chiến dịch - Nguồn: TTXVNDo Buôn Ma Thuột là địa bàn quan trọng, nên tại thị xã, địch bố trí Sư đoàn Bộ binh 23, Trung đoàn Bộ binh 4; về hỏa lực có Tiểu đoàn Pháo binh 3, một chi đội xe tăng, thiết giáp cùng với công sự tương đối kiên cố vững chắc, hình thành nhiều tuyến ngăn chặn lực lượng ta từ xa. Toàn bộ lực lượng quân địch trong thị xã có khoảng 10.000 tên (có 7.000-8.000 quân chủ lực). Ảnh: Bộ đội ta quyết tâm giải phóng Tây Nguyên - Nguồn: BTQĐQuá trình tham gia chiến dịch, Trung đoàn tác chiến trong đội hình Sư đoàn 320, được tăng cường Tiểu đoàn Đặc công 3 của Bộ Tư lệnh Miền, một trung đội công binh, một đại đội xe tăng T-54 (8 chiếc), một tiểu đoàn cao xạ thiếu, một đại đội pháo lựu 122 mm (hai khẩu) và được pháo binh chiến dịch chi viện đánh địch trên hướng Đông Bắc thị xã. Ảnh: Cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn hành quân tham gia Chiến dịch - Nguồn: BTQĐCùng tác chiến với Trung đoàn còn có E2/f316 đánh ở hướng Tây; D8/F10 cùng với xe tăng đánh từ hướng Tây Nam lên… Trung đoàn vinh dự được trên tin tưởng, lựa chọn tham gia đánh trận mở màn “then chốt” của Chiến dịch, nên khí thế quyết tâm chiến đấu rất cao. Ảnh: Bộ đội ta tấn công, đánh chiếm trại Mai Hắc Đế, thị xã Buôn Ma Thuột - Nguồn: Báo QĐNDQuyết tâm chiến đấu của Trung đoàn đó là tận dụng tối đa yếu tố bí mật, bất ngờ, bao vây chặt, đột kích mạnh, thọc sâu chia cắt, nhanh chóng tiêu diệt sở chỉ huy; đánh chắc, tiến chắc, chiến đấu bằng sức mạnh hiệp đồng binh chủng, kết hợp đánh bên ngoài và bên trong, làm chủ chiến trường. Ảnh: Xe tăng là phương tiện đột kích chủ yếu của Chiến dịch - Nguồn: BTQĐLúc 17 giờ ngày 9/3/1975, Trung đoàn tổ chức hành quân chiếm lĩnh trận địa theo 3 khối: Khối một gồm Tiểu đoàn Bộ binh 5 và Tiểu đoàn 3 Đặc công. Khối hai gồm Tiểu đoàn Bộ binh 4, Trung đoàn bộ và các đơn vị trực thuộc. Khối ba là Tiểu đoàn Bộ binh 6. Ảnh: Xe tăng Quân Giải phóng tiến công thị xã Buôn Ma Thuột, ngày 10/3/1975 - Nguồn: TTXVNĐến 0 giờ ngày 10/3: khối một và khối hai đã vào vị trí chiếm lĩnh đúng thời gian quy định, giữ được bí mật, an toàn. Khối ba do đường đi phức tạp, lại độc lập theo một hướng, đến 4 giờ sáng mới triển khai xong. Khi các lực lượng vào đến nơi, đội ngũ cán bộ các cấp đã nhanh chóng làm tốt công tác chuẩn bị chiến đấu…Ảnh: Đánh chiếm SCH Sư đoàn 23 ngụy ngày 10/3/1975 - Nguồn: TTXVNVào lúc 01 giờ 55 phút ngày 10/3/1975, sau khi đặc công bí mật cắt rào vào nổ súng đánh chiếm sân bay Hòa Bình. Cùng lúc pháo của chiến dịch và của Trung đoàn bắn dồn dập vào tiểu khu Đắc Lắc và Sở chỉ huy Sư đoàn 23 ngụy. Đến 04 giờ 45 phút ta hoàn toàn làm chủ sân bay: Ảnh: Đánh chiếm sân bay Hòa Bình - Nguồn: Báo Đắk LắkChớp thời cơ, Trung đoàn đề nghị với chỉ huy Chiến dịch đưa lực lượng vào đánh chiếm khu vực Ngã Sáu thị xã. Được sự đồng ý của trên, Tiểu đoàn Bộ binh 5 (thiếu 1 đại đội) bước vào chiến đấu. Đến 08 giờ 30 phút ta làm chủ Ngã Sáu, cắt đứt đường 14 và 24. Ảnh: Xe tăng quân giải phóng tiến công vào Ngã Sáu sáng 10/3 - Nguồn: Báo Đắk LắkTrước tình thế nguy ngập, địch dùng không quân và pháo binh đánh phá mãnh liệt vào ngã sáu, đường Phan Chu Trinh nhằm ngăn chặn và tập trung bộ binh, xe tăng tổ chức hai đợt phản kích hòng chiếm lại Ngã Sáu. Tiểu đoàn 5 đã kiên cường bám trụ, đánh bại các đợt phản kích của địch, giữ vững mục tiêu đánh chiếm. Tạo bàn đạp để Trung đoàn đưa lực lượng vào tiếp tục phát triển chiến đấu. - Ảnh: Đánh chiếm SCH Sư đoàn 23 ngụy - Nguồn: Báo Đắk LắkĐến 09 giờ, pháo binh của ta dồn đạp bắn vào tiểu khu Đắc Lắc, sở chỉ huy Sư đoàn 23 ngụy. Đến 11 giờ 05 phút, pháo chuyển làn bắn sang căn cứ Trung đoàn 45. Tiểu đoàn Bộ binh 4 và đại đội xe tăng tổ chức thành hai thê đội tiến công. Sau hai lần đột kích, đến 14 giờ 05 phút, Tiểu đoàn 4 đã kéo cờ giải phóng lên trước nhà hành chính, làm chủ hoàn toàn tiểu khu Đắc Lắc. Ảnh: Cắm cờ chiến thắng tại tiểu khu Đắk Lắk - Nguồn: Báo Đắk LắkTrên hướng Tiểu đoàn Bộ binh 6, đúng 05 giờ, Tiểu đoàn nổ súng tiến công điểm cao Chư Bua, chỉ sau 30 phút chiến đấu, ta đã làm chủ hoàn toàn mục tiêu. Tiểu đoàn để lại một trung đội chốt giữ, bộ phận còn lại cơ động về phía Tây Bắc Sân bay làm lực lượng dự bị của Trung đoàn. Ảnh: Pháo binh Quân giải phóng chi viện cho Trung đoàn chiến đấu - Nguồn: BTQĐĐại đội 6, Tiểu đoàn Bộ binh 5 đảm nhiệm tác chiến độc lập ở điểm cao 596, nổ súng tiến công lúc 03 giờ. Sau 1 giờ chiến đấu đã làm chủ hoàn toàn mục tiêu, tổ chức chốt giữ ngăn chặn địch từ Buôn Hồ xuống giải tỏa, bảo vệ phía sau đội hình của Trung đoàn. Đến 17 giờ ngày 10/3/1975, Trung đoàn đã làm chủ hoàn toàn các mục tiêu được giao. Ảnh: Hàng binh ngụy giao nộp vũ khí cho Ủy ban Quân quản sau ngày 10/3 - Nguồn: Báo Đắk LắkTrận chiến đấu tiến công sân bay và tiểu khu Đắc Lắc giành thắng lợi đã nêu cao bài học về ý chí tiến công, quyết tâm tiêu diệt địch, đánh dấu bước trưởng thành nhanh chóng về mọi mặt của cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 95. Sau trận đánh này, Trung đoàn được Bộ Chỉ huy Chiến dịch Tây Nguyên đánh giá “hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” và được Quốc hội, Chính phủ tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Hai. Ảnh: Các già làng ở Buôn Ma Thuột mừng vui đón Quân giải phóng trong ngày Chiến thắng - Nguồn: Báo Đắk Lắk Video Trận nghi binh mở màn chiến dịch Tây Nguyên - Nguồn: QPVN
Trung đoàn bộ binh 95 (đoàn Thiện Thuật) thuộc Sư đoàn bộ binh 325 quân đoàn 2; đây là một trong những trung đoàn chủ lực được thành lập đầu tiên của Quân đội ta (19/9/1945). Qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và chiến tranh Bảo vệ Tổ quốc, bàn chân của lớp lớp cán bộ chiến sĩ Trung đoàn, đã có mặt khắp các chiến trường Bắc - Trung - Nam. Ảnh: Trung đoàn Thiện Thuật khi mới được thành lập - Nguồn: BTQĐ
Trong chiến dịch Tổng tiến công, nổi dậy Xuân 1975, Trung đoàn được tăng cường cho mặt trận Tây Nguyên để đánh trận mở màn chiến dịch; mục tiêu là sân bay và tiểu khu Đắc Lắc (thị xã Buôn Ma Thuột); đây là những mục tiêu quan trọng của địch. Ảnh: Kéo pháo vào chiến trường, chuẩn bị cho Chiến dịch giải phóng Buôn Ma Thuột - Nguồn: Báo Đắk Lắk
Để mở màn cho chiến dịch Tây Nguyên, Bộ Tư lệnh quyết định tiến công vào thị xã Buôn Mê Thuột; đây là đô thị lớn nhất ở khu vực Tây Nguyên, thị xã có diện tích hơn 15 km2, nằm trên hai đường giao thông chiến lược: Quốc lộ 14 từ Buôn Ma Thuột đi Đức Lập, nối liền với Plây cu đi Đà Nẵng và đường 21 từ Nha Trang, Khánh Hòa đi Buôn Ma Thuột. Ảnh: Bản đồ diễn biến Chiến dịch Tây Nguyên - Nguồn: BTQĐ
Địa hình tác chiến của Trung đoàn trong trận này là tương đối trống trải, xen lẫn đồi thấp và rừng cây cao su; ở phía Tây Bắc và Bắc thị xã có điều kiện triển khai đội hình lớn và binh khí kỹ thuật. Bên trong thị xã đường xá nhiều, cơ động thuận lợi. Song ở hướng tiến công của Trung đoàn, có địa hình tương đối trống trải, dễ bị địch phát hiện. Ảnh: Đoàn xe vận tải 238 vận chuyển hàng hóa cho chiến dịch Tây Nguyên - Nguồn: TTXVN
Phần lớn cán bộ chiến sĩ Trung đoàn có nhiều kinh nghiệm chiến đấu, đã được huấn luyện bổ sung, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Trước đó Trung đoàn đã hoàn thành cuộc chuyển quân từ chiến trường Trị Thiên vào đến Nam Tây Nguyên; đơn vị có quân số đủ, trang bị tương đối tốt; cán bộ, chiến sĩ có tinh thần quyết tâm cao. Ảnh: Vận tải thô sơ phục vụ Chiến dịch - Nguồn: TTXVN
Do Buôn Ma Thuột là địa bàn quan trọng, nên tại thị xã, địch bố trí Sư đoàn Bộ binh 23, Trung đoàn Bộ binh 4; về hỏa lực có Tiểu đoàn Pháo binh 3, một chi đội xe tăng, thiết giáp cùng với công sự tương đối kiên cố vững chắc, hình thành nhiều tuyến ngăn chặn lực lượng ta từ xa. Toàn bộ lực lượng quân địch trong thị xã có khoảng 10.000 tên (có 7.000-8.000 quân chủ lực). Ảnh: Bộ đội ta quyết tâm giải phóng Tây Nguyên - Nguồn: BTQĐ
Quá trình tham gia chiến dịch, Trung đoàn tác chiến trong đội hình Sư đoàn 320, được tăng cường Tiểu đoàn Đặc công 3 của Bộ Tư lệnh Miền, một trung đội công binh, một đại đội xe tăng T-54 (8 chiếc), một tiểu đoàn cao xạ thiếu, một đại đội pháo lựu 122 mm (hai khẩu) và được pháo binh chiến dịch chi viện đánh địch trên hướng Đông Bắc thị xã. Ảnh: Cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn hành quân tham gia Chiến dịch - Nguồn: BTQĐ
Cùng tác chiến với Trung đoàn còn có E2/f316 đánh ở hướng Tây; D8/F10 cùng với xe tăng đánh từ hướng Tây Nam lên… Trung đoàn vinh dự được trên tin tưởng, lựa chọn tham gia đánh trận mở màn “then chốt” của Chiến dịch, nên khí thế quyết tâm chiến đấu rất cao. Ảnh: Bộ đội ta tấn công, đánh chiếm trại Mai Hắc Đế, thị xã Buôn Ma Thuột - Nguồn: Báo QĐND
Quyết tâm chiến đấu của Trung đoàn đó là tận dụng tối đa yếu tố bí mật, bất ngờ, bao vây chặt, đột kích mạnh, thọc sâu chia cắt, nhanh chóng tiêu diệt sở chỉ huy; đánh chắc, tiến chắc, chiến đấu bằng sức mạnh hiệp đồng binh chủng, kết hợp đánh bên ngoài và bên trong, làm chủ chiến trường. Ảnh: Xe tăng là phương tiện đột kích chủ yếu của Chiến dịch - Nguồn: BTQĐ
Lúc 17 giờ ngày 9/3/1975, Trung đoàn tổ chức hành quân chiếm lĩnh trận địa theo 3 khối: Khối một gồm Tiểu đoàn Bộ binh 5 và Tiểu đoàn 3 Đặc công. Khối hai gồm Tiểu đoàn Bộ binh 4, Trung đoàn bộ và các đơn vị trực thuộc. Khối ba là Tiểu đoàn Bộ binh 6. Ảnh: Xe tăng Quân Giải phóng tiến công thị xã Buôn Ma Thuột, ngày 10/3/1975 - Nguồn: TTXVN
Đến 0 giờ ngày 10/3: khối một và khối hai đã vào vị trí chiếm lĩnh đúng thời gian quy định, giữ được bí mật, an toàn. Khối ba do đường đi phức tạp, lại độc lập theo một hướng, đến 4 giờ sáng mới triển khai xong. Khi các lực lượng vào đến nơi, đội ngũ cán bộ các cấp đã nhanh chóng làm tốt công tác chuẩn bị chiến đấu…Ảnh: Đánh chiếm SCH Sư đoàn 23 ngụy ngày 10/3/1975 - Nguồn: TTXVN
Vào lúc 01 giờ 55 phút ngày 10/3/1975, sau khi đặc công bí mật cắt rào vào nổ súng đánh chiếm sân bay Hòa Bình. Cùng lúc pháo của chiến dịch và của Trung đoàn bắn dồn dập vào tiểu khu Đắc Lắc và Sở chỉ huy Sư đoàn 23 ngụy. Đến 04 giờ 45 phút ta hoàn toàn làm chủ sân bay: Ảnh: Đánh chiếm sân bay Hòa Bình - Nguồn: Báo Đắk Lắk
Chớp thời cơ, Trung đoàn đề nghị với chỉ huy Chiến dịch đưa lực lượng vào đánh chiếm khu vực Ngã Sáu thị xã. Được sự đồng ý của trên, Tiểu đoàn Bộ binh 5 (thiếu 1 đại đội) bước vào chiến đấu. Đến 08 giờ 30 phút ta làm chủ Ngã Sáu, cắt đứt đường 14 và 24. Ảnh: Xe tăng quân giải phóng tiến công vào Ngã Sáu sáng 10/3 - Nguồn: Báo Đắk Lắk
Trước tình thế nguy ngập, địch dùng không quân và pháo binh đánh phá mãnh liệt vào ngã sáu, đường Phan Chu Trinh nhằm ngăn chặn và tập trung bộ binh, xe tăng tổ chức hai đợt phản kích hòng chiếm lại Ngã Sáu. Tiểu đoàn 5 đã kiên cường bám trụ, đánh bại các đợt phản kích của địch, giữ vững mục tiêu đánh chiếm. Tạo bàn đạp để Trung đoàn đưa lực lượng vào tiếp tục phát triển chiến đấu. - Ảnh: Đánh chiếm SCH Sư đoàn 23 ngụy - Nguồn: Báo Đắk Lắk
Đến 09 giờ, pháo binh của ta dồn đạp bắn vào tiểu khu Đắc Lắc, sở chỉ huy Sư đoàn 23 ngụy. Đến 11 giờ 05 phút, pháo chuyển làn bắn sang căn cứ Trung đoàn 45. Tiểu đoàn Bộ binh 4 và đại đội xe tăng tổ chức thành hai thê đội tiến công. Sau hai lần đột kích, đến 14 giờ 05 phút, Tiểu đoàn 4 đã kéo cờ giải phóng lên trước nhà hành chính, làm chủ hoàn toàn tiểu khu Đắc Lắc. Ảnh: Cắm cờ chiến thắng tại tiểu khu Đắk Lắk - Nguồn: Báo Đắk Lắk
Trên hướng Tiểu đoàn Bộ binh 6, đúng 05 giờ, Tiểu đoàn nổ súng tiến công điểm cao Chư Bua, chỉ sau 30 phút chiến đấu, ta đã làm chủ hoàn toàn mục tiêu. Tiểu đoàn để lại một trung đội chốt giữ, bộ phận còn lại cơ động về phía Tây Bắc Sân bay làm lực lượng dự bị của Trung đoàn. Ảnh: Pháo binh Quân giải phóng chi viện cho Trung đoàn chiến đấu - Nguồn: BTQĐ
Đại đội 6, Tiểu đoàn Bộ binh 5 đảm nhiệm tác chiến độc lập ở điểm cao 596, nổ súng tiến công lúc 03 giờ. Sau 1 giờ chiến đấu đã làm chủ hoàn toàn mục tiêu, tổ chức chốt giữ ngăn chặn địch từ Buôn Hồ xuống giải tỏa, bảo vệ phía sau đội hình của Trung đoàn. Đến 17 giờ ngày 10/3/1975, Trung đoàn đã làm chủ hoàn toàn các mục tiêu được giao. Ảnh: Hàng binh ngụy giao nộp vũ khí cho Ủy ban Quân quản sau ngày 10/3 - Nguồn: Báo Đắk Lắk
Trận chiến đấu tiến công sân bay và tiểu khu Đắc Lắc giành thắng lợi đã nêu cao bài học về ý chí tiến công, quyết tâm tiêu diệt địch, đánh dấu bước trưởng thành nhanh chóng về mọi mặt của cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 95. Sau trận đánh này, Trung đoàn được Bộ Chỉ huy Chiến dịch Tây Nguyên đánh giá “hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” và được Quốc hội, Chính phủ tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Hai. Ảnh: Các già làng ở Buôn Ma Thuột mừng vui đón Quân giải phóng trong ngày Chiến thắng - Nguồn: Báo Đắk Lắk
Video Trận nghi binh mở màn chiến dịch Tây Nguyên - Nguồn: QPVN