Theo hãng thông tấn Anadolu, trong đợt tấn công cuối tháng 2, Không quân Thổ Nhĩ Kỳ (TAF) đã hỗ trợ các nhóm thánh chiến khi tiến hành hàng loạt cuộc không kích vào một số vị trí của lực lượng ủng hộ Quân đội chính phủ Syria tại Idlib.Trong khi đó, nguồn tin quân sự địa phương cho biết, các cuộc tấn công của trực thăng tấn công Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến khoảng 34 dân thường thiệt mạng và 100 người khác bị thương.Như vậy sau những đồn đoán, Thổ Nhĩ Kỳ cuối cùng đã dùng đến trực thăng T-129 để tấn công trực diện vào phe ủng hộ chính phủ Syria.Việc triển khai dòng trực thăng tấn công cực mạnh này cho thấy tính chất khốc liệt của cuộc chiến tại đây.Tuy sở hữu lực lượng quân sự mạnh hơn hẳn, nhưng thông kê cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ cũng thiệt hại nặng nề.Hàng chục xe tăng, hàng trăm xe bọc thép cùng nhiều binh sĩ đã bị thiệt mạng khi Ankara khởi động cuộc tiến quân vào Syria.Giới quan sát nhận định, việc điều động trực thăng tấn công T-129 vào chiến trường Syria được cho là tạo thêm thế chủ động trên chiến trường.So với năng lực tác chiến của các trực thăng tấn công AH-1Z của Mỹ và Mi-24 của Nga, trực thăng T-129 không hề kém cạnh, thậm chí có một số tình huống chúng còn thể hiện xuất sắc hơn cả đại diện từ Nga và Mỹ.Trực thăng T-129 được phát triển cho nhiệm vụ chống tăng - thiết giáp, chi viện hỏa lực bộ binh dựa trên mẫu A-129 Mangusta do Augusta Westland phát triển cho không quân Italy.Buồng lái của T-129 được thiết kế với 2 chỗ ngồi (phi công và sĩ quan điều khiển vũ khí – hoa tiêu).Ngoài tên lửa chống tăng, rocket, bom, trực thăng tấn công T-129 còn có khả năng mang được cả tên lửa không đối không.T-129 được nghiên cứu vào năm 2009 và giới thiệu ra mắt công chúng vào năm 2014.Cách bố trí hỏa lực trên T-129 khá giống với các mẫu trực thăng tấn công AH-64 Apache (Mỹ) hay Mi-24, Mi-28 (Nga).Một pháo xoay 3 nòng cỡ 20mm với 500 viên đạn được bố trí ở mũi máy bay để tiêu diệt sinh lực địch.Hai bên hông máy bay được bố trí 2 cánh nhỏ với 4 điểm treo cho phép mang rocket, tên lửa.Ngoài ra, trên T-129 còn có 4 ống phóng rocket cỡ 70mm có điều khiển Cirit do Thổ Nhĩ Kỳ tự phát triển, dùng đầu tự dẫn lade bán chủ động, tầm bắn 1,5-8km.Trực thăng T-129 còn có thể mang theo tên lửa không đối không (có thể là loại AIM-92 Stinger hay MBDA Mistra).T-129 không được trang bị hệ thống radar sóng mm như trên AH-64D hay Mi-28N mà chỉ có tổ hợp ngắm quang – điện dùng để trinh sát, dẫn đường tên lửa đặt ngay trước mũi, trên ụ pháo 20mm.Trực thăng T-129 có chiều dài 12,2m; chiều cao 11,9m, trọng lượng cất cánh tối đa của T-129 là 5.000kg; tải trọng vũ khí: 1.150kg.Máy bay được lắp 2 động cơ LHTEC CTS800-4A do liên doanh Rolls-Royce của Anh và Honeywell của Mỹ chế tạo, cho tốc độ tối đa 278 km/h, tốc độ hành trình 269 km/h.T-129 có trần bay 6.096 m, tầm bay 1.000 km, vận tốc leo cao 14 m/s.Trong tác chiến hiện đại, trực thăng vũ trang luôn được coi là cơn ác mộng số 1 đối với xe tăng chiến đấu chủ lực, nhất là khi bên phía đối thủ thiếu các hệ thống phòng không lục quân hiện đại.Chính vì vậy, việc trực thăng T-129 chính thức tham chiến sẽ đặt ra nhiều lo ngại cho lực lượng tăng thiết giáp Syria.
Theo hãng thông tấn Anadolu, trong đợt tấn công cuối tháng 2, Không quân Thổ Nhĩ Kỳ (TAF) đã hỗ trợ các nhóm thánh chiến khi tiến hành hàng loạt cuộc không kích vào một số vị trí của lực lượng ủng hộ Quân đội chính phủ Syria tại Idlib.
Trong khi đó, nguồn tin quân sự địa phương cho biết, các cuộc tấn công của trực thăng tấn công Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến khoảng 34 dân thường thiệt mạng và 100 người khác bị thương.
Như vậy sau những đồn đoán, Thổ Nhĩ Kỳ cuối cùng đã dùng đến trực thăng T-129 để tấn công trực diện vào phe ủng hộ chính phủ Syria.
Việc triển khai dòng trực thăng tấn công cực mạnh này cho thấy tính chất khốc liệt của cuộc chiến tại đây.
Tuy sở hữu lực lượng quân sự mạnh hơn hẳn, nhưng thông kê cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ cũng thiệt hại nặng nề.
Hàng chục xe tăng, hàng trăm xe bọc thép cùng nhiều binh sĩ đã bị thiệt mạng khi Ankara khởi động cuộc tiến quân vào Syria.
Giới quan sát nhận định, việc điều động trực thăng tấn công T-129 vào chiến trường Syria được cho là tạo thêm thế chủ động trên chiến trường.
So với năng lực tác chiến của các trực thăng tấn công AH-1Z của Mỹ và Mi-24 của Nga, trực thăng T-129 không hề kém cạnh, thậm chí có một số tình huống chúng còn thể hiện xuất sắc hơn cả đại diện từ Nga và Mỹ.
Trực thăng T-129 được phát triển cho nhiệm vụ chống tăng - thiết giáp, chi viện hỏa lực bộ binh dựa trên mẫu A-129 Mangusta do Augusta Westland phát triển cho không quân Italy.
Buồng lái của T-129 được thiết kế với 2 chỗ ngồi (phi công và sĩ quan điều khiển vũ khí – hoa tiêu).
Ngoài tên lửa chống tăng, rocket, bom, trực thăng tấn công T-129 còn có khả năng mang được cả tên lửa không đối không.
T-129 được nghiên cứu vào năm 2009 và giới thiệu ra mắt công chúng vào năm 2014.
Cách bố trí hỏa lực trên T-129 khá giống với các mẫu trực thăng tấn công AH-64 Apache (Mỹ) hay Mi-24, Mi-28 (Nga).
Một pháo xoay 3 nòng cỡ 20mm với 500 viên đạn được bố trí ở mũi máy bay để tiêu diệt sinh lực địch.
Hai bên hông máy bay được bố trí 2 cánh nhỏ với 4 điểm treo cho phép mang rocket, tên lửa.
Ngoài ra, trên T-129 còn có 4 ống phóng rocket cỡ 70mm có điều khiển Cirit do Thổ Nhĩ Kỳ tự phát triển, dùng đầu tự dẫn lade bán chủ động, tầm bắn 1,5-8km.
Trực thăng T-129 còn có thể mang theo tên lửa không đối không (có thể là loại AIM-92 Stinger hay MBDA Mistra).
T-129 không được trang bị hệ thống radar sóng mm như trên AH-64D hay Mi-28N mà chỉ có tổ hợp ngắm quang – điện dùng để trinh sát, dẫn đường tên lửa đặt ngay trước mũi, trên ụ pháo 20mm.
Trực thăng T-129 có chiều dài 12,2m; chiều cao 11,9m, trọng lượng cất cánh tối đa của T-129 là 5.000kg; tải trọng vũ khí: 1.150kg.
Máy bay được lắp 2 động cơ LHTEC CTS800-4A do liên doanh Rolls-Royce của Anh và Honeywell của Mỹ chế tạo, cho tốc độ tối đa 278 km/h, tốc độ hành trình 269 km/h.
T-129 có trần bay 6.096 m, tầm bay 1.000 km, vận tốc leo cao 14 m/s.
Trong tác chiến hiện đại, trực thăng vũ trang luôn được coi là cơn ác mộng số 1 đối với xe tăng chiến đấu chủ lực, nhất là khi bên phía đối thủ thiếu các hệ thống phòng không lục quân hiện đại.
Chính vì vậy, việc trực thăng T-129 chính thức tham chiến sẽ đặt ra nhiều lo ngại cho lực lượng tăng thiết giáp Syria.