Nga là một cường quốc quân sự vô cùng hùng mạng trên thế giới, với một lực lượng hải quân có sức mạnh hàng đầu toàn cầu cùng một ngành công nghiệp đóng tàu phát triển vượt trội từ thời Liên Xô, tự chủ chế tạo được những con tàu chiến hàng vạn tấn. Trung Quốc, một quốc gia đang vươn mình mạnh mẽ, từ lâu đã phải nhập khẩu nhiều tàu chiến từ Nga, thì nay thời thế đổi thay, lại là nhà cung cấp động cơ cho những con tàu hải quân Nga mới. Một sự thực vô cùng kinh ngạc mà ít người biết tới. Ảnh: Tàu chiến Nga cập cảnh căn cứ Thanh Đảo của Trung Quốc trong cuộc diễn tập hải quân song phương giữa hai nước vào tháng 4/2019Vào ngày 8/9 mới đây, hình ảnh về chiếc tàu trục vớt ngư lôi lớp 1388N3T mới của hải quân Nga mang số hiệu TL-2195 đã được tung lên các trang mạng xã hội. Con tàu được bắt gặp khi đang neo đậu tại một cảng quân sự trên bờ biển Azov của Nga, sau khi đã được kéo tới Novorossiysk qua đường thuỷ nội địa. Con tàu sắp tới sẽ được bàn giao cho hải quân nước này và có thể sẽ được cho gia nhập biên chế của Hạm đội Biển Đen
Ảnh: Con tàu TL-2195 đang neo đậu tại cảngNăm 2015, nhà máy đóng tàu Sokolskaya Nga đã dành được hợp đồng đóng mới hai tàu trục vớt ngư lôi đề án 1388N3T cho hải quân Nga. Đây là thiết kế dựa trên tàu trinh sát/liên lạc đề án 1399N3 làm nền tảng phát triển. Thời gian dự kiến bàn giao là trong năm 2018 và 2019, tuy nhiên chiếc đầu tiên chỉ mới được hạ thuỷ vào tháng 10/2019 và dự kiến sẽ chuyển giao bị lùi lại vào năm 2021. Ảnh: Nguyên mẫu tàu trinh sát/liên lãn đề án 1399N3 của Nga.Điều đáng nói là, cả hai con tàu này đều sử dụng động cơ CHD622V20 của Tập đoàn Henan Trung Quốc cung cấp. Động cơ có công suất 3.945 mã lực và được cung cấp số lượng khá lớn cho phía đối tác Nga. Ảnh: Động cơ CHD622V20 do Tập đoàn Henan chế tạo.Trước đó, hải quân Nga cũng đang vận hành 4 tàu hộ tống lớp Buyan-M đề án 21361 sử dụng động cơ tương tự cũng nhập khẩu từ Trung Quốc và thậm chí nhà thầu Nga cũng đang đề xuất sử dụng động cơ này cho cả tàu hộ tống lớp Karakurt đề án 22800 mới hơn. Ảnh: Tàu hộ tống Buyan-M của hải quân Nga.Những động cơ Trung Quốc này hoạt động một cách thực sự thiết tin cậy và nhiều tai tiếng. Vào năm 2017, khi đang trong quá trình thử nghiệm, chiếc Vyshniy Volochyok thuộc lớp Buyan-M sử dụng động cơ Trung Quốc đã gặp sự cố khiến nó bị chậm trễ trong quá trình bàn giao. Cuối tháng 8/2018, động cơ tương tự do Trung Quốc chế tạo được sử dụng trên tàu Tuần duyên Nga thuộc đề án 22460 cũng đã hỏng. Hai động cơ khác cùng loại cũng đã trục trặc trên tàu do nhà máy Almaz đóng. Ảnh: Tàu hộ tống Buyan-M của Nga.Quay trở lại với tàu trục vớt ngư lôi, đây là loại tàu hỗ trợ tác chiến và là trang bị tiêu chuẩn không thể thiếu đối với các cường quốc hải quân có sử dụng tàu ngầm. Do việc giá thành sản xuất của một quả ngư lôi là vô cùng đắt đỏ, nên khi tàu ngầm thực hành phóng ngư lôi diễn tập, sau khi kết thúc bài thì quả ngư lôi sẽ nổi lên mặt nước và được tàu trục vớt mang về, có thể tái sử dụng nhiều lần, làm tiết kiệm rất nhiều chi phí. Ảnh: Tàu trục vớt ngư lôi mới của hải quân Nga.Loại tàu này được thiết kế đặc biệt, không hề trang bị vũ khí hay các tổ hợp radar phức tạp. Đuôi tàu thiết kế để phù hợp cho nhiệm vụ thu ngư lôi, ngoài ra còn được lắp đặt một cần cẩu máy ở giữa thân cho nhiệm vụ trục vớt. Ảnh: Đồ hoạ lớp 1388N3T của Nga.Ngoài nhiệm vụ trục vớt ngư lôi, tàu cũng có thể hỗ trợ tàu rà phá mìn trục vớt các thiết bị hàng hải chuyên dụng như phao chìm, phao nổi, lưới để quét và phá bom chìm, thuỷ lôi trong nước. Ảnh: Tàu quét mìn Sonya đề án 1265 do Liên Xô chế tạo.Có thể nói rằng, tàu trục vớt ngư lôi là vô cùng cần thiết cho một hải quân phát triển như Nga, tuy nhiên việc dùng các động cơ xuất sứ từ Trung Quốc đặt ra rất nhiều sự hoài nghi về chất lượng cũng như độ tin cậy. Dẫu vậy, đây cũng là vấn đề rất khó giải quyết vì Nga đang chịu sự cấm vận từ Phương Tây, không thể nhập khẩu các động cơ chất lượng từ họ, trong khi năng lực sản xuất động cơ của họ lại khá kém. Ảnh: Tàu quét mìn đề án 266M lớp Natya của hải quân Nga. Video Nga hé lộ hình ảnh tàu tuần dương Moskva và hệ thống phòng không S-400 tại Syria - Nguồn: QPVN
Nga là một cường quốc quân sự vô cùng hùng mạng trên thế giới, với một lực lượng hải quân có sức mạnh hàng đầu toàn cầu cùng một ngành công nghiệp đóng tàu phát triển vượt trội từ thời Liên Xô, tự chủ chế tạo được những con tàu chiến hàng vạn tấn. Trung Quốc, một quốc gia đang vươn mình mạnh mẽ, từ lâu đã phải nhập khẩu nhiều tàu chiến từ Nga, thì nay thời thế đổi thay, lại là nhà cung cấp động cơ cho những con tàu hải quân Nga mới. Một sự thực vô cùng kinh ngạc mà ít người biết tới. Ảnh: Tàu chiến Nga cập cảnh căn cứ Thanh Đảo của Trung Quốc trong cuộc diễn tập hải quân song phương giữa hai nước vào tháng 4/2019
Vào ngày 8/9 mới đây, hình ảnh về chiếc tàu trục vớt ngư lôi lớp 1388N3T mới của hải quân Nga mang số hiệu TL-2195 đã được tung lên các trang mạng xã hội. Con tàu được bắt gặp khi đang neo đậu tại một cảng quân sự trên bờ biển Azov của Nga, sau khi đã được kéo tới Novorossiysk qua đường thuỷ nội địa. Con tàu sắp tới sẽ được bàn giao cho hải quân nước này và có thể sẽ được cho gia nhập biên chế của Hạm đội Biển Đen
Ảnh: Con tàu TL-2195 đang neo đậu tại cảng
Năm 2015, nhà máy đóng tàu Sokolskaya Nga đã dành được hợp đồng đóng mới hai tàu trục vớt ngư lôi đề án 1388N3T cho hải quân Nga. Đây là thiết kế dựa trên tàu trinh sát/liên lạc đề án 1399N3 làm nền tảng phát triển. Thời gian dự kiến bàn giao là trong năm 2018 và 2019, tuy nhiên chiếc đầu tiên chỉ mới được hạ thuỷ vào tháng 10/2019 và dự kiến sẽ chuyển giao bị lùi lại vào năm 2021. Ảnh: Nguyên mẫu tàu trinh sát/liên lãn đề án 1399N3 của Nga.
Điều đáng nói là, cả hai con tàu này đều sử dụng động cơ CHD622V20 của Tập đoàn Henan Trung Quốc cung cấp. Động cơ có công suất 3.945 mã lực và được cung cấp số lượng khá lớn cho phía đối tác Nga. Ảnh: Động cơ CHD622V20 do Tập đoàn Henan chế tạo.
Trước đó, hải quân Nga cũng đang vận hành 4 tàu hộ tống lớp Buyan-M đề án 21361 sử dụng động cơ tương tự cũng nhập khẩu từ Trung Quốc và thậm chí nhà thầu Nga cũng đang đề xuất sử dụng động cơ này cho cả tàu hộ tống lớp Karakurt đề án 22800 mới hơn. Ảnh: Tàu hộ tống Buyan-M của hải quân Nga.
Những động cơ Trung Quốc này hoạt động một cách thực sự thiết tin cậy và nhiều tai tiếng. Vào năm 2017, khi đang trong quá trình thử nghiệm, chiếc Vyshniy Volochyok thuộc lớp Buyan-M sử dụng động cơ Trung Quốc đã gặp sự cố khiến nó bị chậm trễ trong quá trình bàn giao. Cuối tháng 8/2018, động cơ tương tự do Trung Quốc chế tạo được sử dụng trên tàu Tuần duyên Nga thuộc đề án 22460 cũng đã hỏng. Hai động cơ khác cùng loại cũng đã trục trặc trên tàu do nhà máy Almaz đóng. Ảnh: Tàu hộ tống Buyan-M của Nga.
Quay trở lại với tàu trục vớt ngư lôi, đây là loại tàu hỗ trợ tác chiến và là trang bị tiêu chuẩn không thể thiếu đối với các cường quốc hải quân có sử dụng tàu ngầm. Do việc giá thành sản xuất của một quả ngư lôi là vô cùng đắt đỏ, nên khi tàu ngầm thực hành phóng ngư lôi diễn tập, sau khi kết thúc bài thì quả ngư lôi sẽ nổi lên mặt nước và được tàu trục vớt mang về, có thể tái sử dụng nhiều lần, làm tiết kiệm rất nhiều chi phí. Ảnh: Tàu trục vớt ngư lôi mới của hải quân Nga.
Loại tàu này được thiết kế đặc biệt, không hề trang bị vũ khí hay các tổ hợp radar phức tạp. Đuôi tàu thiết kế để phù hợp cho nhiệm vụ thu ngư lôi, ngoài ra còn được lắp đặt một cần cẩu máy ở giữa thân cho nhiệm vụ trục vớt. Ảnh: Đồ hoạ lớp 1388N3T của Nga.
Ngoài nhiệm vụ trục vớt ngư lôi, tàu cũng có thể hỗ trợ tàu rà phá mìn trục vớt các thiết bị hàng hải chuyên dụng như phao chìm, phao nổi, lưới để quét và phá bom chìm, thuỷ lôi trong nước. Ảnh: Tàu quét mìn Sonya đề án 1265 do Liên Xô chế tạo.
Có thể nói rằng, tàu trục vớt ngư lôi là vô cùng cần thiết cho một hải quân phát triển như Nga, tuy nhiên việc dùng các động cơ xuất sứ từ Trung Quốc đặt ra rất nhiều sự hoài nghi về chất lượng cũng như độ tin cậy. Dẫu vậy, đây cũng là vấn đề rất khó giải quyết vì Nga đang chịu sự cấm vận từ Phương Tây, không thể nhập khẩu các động cơ chất lượng từ họ, trong khi năng lực sản xuất động cơ của họ lại khá kém. Ảnh: Tàu quét mìn đề án 266M lớp Natya của hải quân Nga.
Video Nga hé lộ hình ảnh tàu tuần dương Moskva và hệ thống phòng không S-400 tại Syria - Nguồn: QPVN