Mỹ dự định tăng cường sức mạnh các đơn vị của Không quân Ukraine bằng các thiết bị mới và chuyển giao cho quân đội nước này một số trực thăng chiến đấu Mi-17, vốn trước đây được Mỹ mua từ Nga, để chuyển giao cho quân đội Afghanistan.Số lượng chính xác của số trực thăng đa nhiệm Mi-17 không được nêu tên, tuy nhiên trong thời điểm hiện tại, Lầu Năm Góc khuyến nghị chính quyền Tổng thống Mỹ Biden, nên chuyển số máy bay trực thăng này cho Quân đội Ukraine.Nhưng Washington lo ngại rằng, việc bàn giao số trực thăng này và một số loại vũ khí khác, có thể khiến Nga tức giận và do đó, một quyết định như vậy vẫn còn đang được Mỹ cân nhắc.Kênh truyền hình CNN dẫn nguồn từ Bộ Quốc phòng Mỹ đưa tin: “Bộ Quốc phòng khẳng định, Ukraine nên nhận một số thiết bị đã được lên kế hoạch chuyển giao cho Afghanistan trước đây, ví dụ như máy bay trực thăng Mi-17 của Nga. Mi-17 là loại máy bay trực thăng của Nga sản xuất, ban đầu được Mỹ mua để bàn giao cho Quân đội Afghanistan (hiện đã tan rã). Lầu Năm Góc hiện đang xem xét số máy bay này phải làm gì, sau khi quân đội Mỹ rút khỏi Afghanistan vào tháng 8/2021 vừa qua.Tuy nhiên một số dân biểu trong chính quyền lo ngại rằng, Nga có thể coi việc Mỹ bàn giao số trực thăng Mi-17 là ngòi nổ cho sự leo thang nghiêm trọng. Và mặc dù Quân đội sẵn sàng cử các cố vấn quân sự tới khu vực Miền Đông Ukraine, nhưng vẫn chưa rõ liệu có ai thực sự tới Ukraine hay chưa”; hết lời dẫn. Với thực tế là trước đó, Mỹ đã tuyên bố chuyển giao thêm vũ khí cho Quân đội Ukraine, đây là hành động Washington cố tình làm leo thang tình hình ở Donbass; và rất có thể, Nga sẽ đưa ra phản ứng của riêng mình đối với các hành động của Mỹ.Hành động cụ thể nhất của Nga đối phó với các hành động của Mỹ, là trang bị vũ khí hiện đại cho lực lượng dân quân của hai nước cộng hòa tự xưng DPR và LPR; đồng thời đưa quân áp sát biên giới. Nếu so với Mỹ, chắc chắn Nga có nhiều cơ hội hơn. Giữa lúc Nga đang phản đối gay gắt việc Mỹ can thiệp vào tình hình Ukraine, thì báo chí Thổ Nhĩ Kỳ tiết lộ, hiện Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tham gia tích cực vào các cuộc chiến trên lãnh thổ Donbass.Điều này được thông tin bởi ấn phẩm “Nordic Monitor”, cho biết hiện Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đang huấn luyện của quân đội Ukraine, không chỉ trên lãnh thổ của chính Ukraine, mà còn trên lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ.Được biết, việc đào tạo các quân nhân Ukraine đã bắt đầu ở Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 2016; tuy nhiên sau đó, sự tương tác của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine đã được mở rộng và việc huấn luyện cho Quân đội Ukraine đã được thực hiện trên lãnh thổ Ukraine, không cách xa đường giới tuyến với Donbass.Được biết, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã sử dụng máy bay không người lái tấn công Bayraktar TB2 ở Donbass, mặc dù có lẽ chỉ nhằm đào tạo quân nhân Ukraine sử dụng thành thạo số UAV này.Trước đó có ý kiến cho rằng, vụ tấn công bằng máy bay không người lái, vốn đã được báo cáo trước đó, có thể do nhân viên kỹ thuật của Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện, như một hành động làm mẫu.Cũng liên quan đến tình hình căng thẳng ở Ukraine, sau khi điều hàng chục xe tăng, xe bọc thép và vài nghìn quân NATO tới biên giới với nước láng giềng Belarus, được biết Mỹ đã chuyển thêm ít nhất 30 khẩu pháo tự hành M109A7 Paladin cỡ nòng 155 mm tới biên giới Belarus và Nga.Hiện tại, được biết số vũ khí này được chuyển bằng một số chuyến tàu từ Đức. Đồng thời, xét đến tầm bắn của pháo tự hành M109A7 Paladin, có thể phần lãnh thổ của Nga và nước láng giềng Belarus nằm trong vùng tấn công của quân đội Mỹ.Hiện phía Mỹ chưa đưa ra bình luận nào về việc chuyển vũ khí và thiết bị quân sự của mình tới biên giới Belarus và Nga; tuy nhiên các chuyên gia liên kết việc này với các mối đe dọa công khai gần đây của quân đội và chính quyền Belarus đối với NATO.Mặt khác, phía Mỹ không sẵn sàng mạo hiểm và tấn công Belarus, và nhất là Nga. Thay vào đó, Mỹ đang cố gắng gây áp lực tâm lý, vì bất kỳ hành động gây hấn nào đối với cả Nga và nước láng giềng Belarus sẽ không chỉ bị dập tắt, mà còn nhận được phản ứng gay gắt. Nguồn ảnh: Pinterest. Video quay đoàn tàu vận chuyển pháo tự hành M109A7 Paladin đến biên giới Nga - Belarus.
Mỹ dự định tăng cường sức mạnh các đơn vị của Không quân Ukraine bằng các thiết bị mới và chuyển giao cho quân đội nước này một số trực thăng chiến đấu Mi-17, vốn trước đây được Mỹ mua từ Nga, để chuyển giao cho quân đội Afghanistan.
Số lượng chính xác của số trực thăng đa nhiệm Mi-17 không được nêu tên, tuy nhiên trong thời điểm hiện tại, Lầu Năm Góc khuyến nghị chính quyền Tổng thống Mỹ Biden, nên chuyển số máy bay trực thăng này cho Quân đội Ukraine.
Nhưng Washington lo ngại rằng, việc bàn giao số trực thăng này và một số loại vũ khí khác, có thể khiến Nga tức giận và do đó, một quyết định như vậy vẫn còn đang được Mỹ cân nhắc.
Kênh truyền hình CNN dẫn nguồn từ Bộ Quốc phòng Mỹ đưa tin: “Bộ Quốc phòng khẳng định, Ukraine nên nhận một số thiết bị đã được lên kế hoạch chuyển giao cho Afghanistan trước đây, ví dụ như máy bay trực thăng Mi-17 của Nga.
Mi-17 là loại máy bay trực thăng của Nga sản xuất, ban đầu được Mỹ mua để bàn giao cho Quân đội Afghanistan (hiện đã tan rã). Lầu Năm Góc hiện đang xem xét số máy bay này phải làm gì, sau khi quân đội Mỹ rút khỏi Afghanistan vào tháng 8/2021 vừa qua.
Tuy nhiên một số dân biểu trong chính quyền lo ngại rằng, Nga có thể coi việc Mỹ bàn giao số trực thăng Mi-17 là ngòi nổ cho sự leo thang nghiêm trọng. Và mặc dù Quân đội sẵn sàng cử các cố vấn quân sự tới khu vực Miền Đông Ukraine, nhưng vẫn chưa rõ liệu có ai thực sự tới Ukraine hay chưa”; hết lời dẫn.
Với thực tế là trước đó, Mỹ đã tuyên bố chuyển giao thêm vũ khí cho Quân đội Ukraine, đây là hành động Washington cố tình làm leo thang tình hình ở Donbass; và rất có thể, Nga sẽ đưa ra phản ứng của riêng mình đối với các hành động của Mỹ.
Hành động cụ thể nhất của Nga đối phó với các hành động của Mỹ, là trang bị vũ khí hiện đại cho lực lượng dân quân của hai nước cộng hòa tự xưng DPR và LPR; đồng thời đưa quân áp sát biên giới. Nếu so với Mỹ, chắc chắn Nga có nhiều cơ hội hơn.
Giữa lúc Nga đang phản đối gay gắt việc Mỹ can thiệp vào tình hình Ukraine, thì báo chí Thổ Nhĩ Kỳ tiết lộ, hiện Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tham gia tích cực vào các cuộc chiến trên lãnh thổ Donbass.
Điều này được thông tin bởi ấn phẩm “Nordic Monitor”, cho biết hiện Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đang huấn luyện của quân đội Ukraine, không chỉ trên lãnh thổ của chính Ukraine, mà còn trên lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ.
Được biết, việc đào tạo các quân nhân Ukraine đã bắt đầu ở Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 2016; tuy nhiên sau đó, sự tương tác của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine đã được mở rộng và việc huấn luyện cho Quân đội Ukraine đã được thực hiện trên lãnh thổ Ukraine, không cách xa đường giới tuyến với Donbass.
Được biết, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã sử dụng máy bay không người lái tấn công Bayraktar TB2 ở Donbass, mặc dù có lẽ chỉ nhằm đào tạo quân nhân Ukraine sử dụng thành thạo số UAV này.
Trước đó có ý kiến cho rằng, vụ tấn công bằng máy bay không người lái, vốn đã được báo cáo trước đó, có thể do nhân viên kỹ thuật của Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện, như một hành động làm mẫu.
Cũng liên quan đến tình hình căng thẳng ở Ukraine, sau khi điều hàng chục xe tăng, xe bọc thép và vài nghìn quân NATO tới biên giới với nước láng giềng Belarus, được biết Mỹ đã chuyển thêm ít nhất 30 khẩu pháo tự hành M109A7 Paladin cỡ nòng 155 mm tới biên giới Belarus và Nga.
Hiện tại, được biết số vũ khí này được chuyển bằng một số chuyến tàu từ Đức. Đồng thời, xét đến tầm bắn của pháo tự hành M109A7 Paladin, có thể phần lãnh thổ của Nga và nước láng giềng Belarus nằm trong vùng tấn công của quân đội Mỹ.
Hiện phía Mỹ chưa đưa ra bình luận nào về việc chuyển vũ khí và thiết bị quân sự của mình tới biên giới Belarus và Nga; tuy nhiên các chuyên gia liên kết việc này với các mối đe dọa công khai gần đây của quân đội và chính quyền Belarus đối với NATO.
Mặt khác, phía Mỹ không sẵn sàng mạo hiểm và tấn công Belarus, và nhất là Nga. Thay vào đó, Mỹ đang cố gắng gây áp lực tâm lý, vì bất kỳ hành động gây hấn nào đối với cả Nga và nước láng giềng Belarus sẽ không chỉ bị dập tắt, mà còn nhận được phản ứng gay gắt. Nguồn ảnh: Pinterest.
Video quay đoàn tàu vận chuyển pháo tự hành M109A7 Paladin đến biên giới Nga - Belarus.