Trận đấu tăng lớn bậc nhất lịch sử quân sự mang tên trận chiến Prokhorovka diễn ra vào mùa hè năm 1943 này được coi là đợt tiến công cuối cùng của phát xít Đức trên Mặt trận phía Đông. Sau thất bại tại đây, quân Đức chuyển sang thế thủ hoàn toàn và dần bị đẩy lùi. Nguồn ảnh: Sputnik.Trận chiến này mang tên mã Chiến dịch Citadel (theo cách gọi của Đức) với mục đích bao vây và bóp chế lực lượng quân đội Liên Xô đang chiếm giữ Kursk - một thị trấn cách Moscow khoảng 450 km về phía Tây Nam. Nguồn ảnh: Tankeyce.Để đạt được mục đích đó, Đức đã ném vào chiến trường gần như toàn bộ lực lượng chủ lực ở Mặt trận phía Đông, bao gồm 50 sư đoàn tương đương 900.000 quân và 3000 xe tăng, pháo tự hành các loại kèm theo đó là 10.000 khẩu pháo kéo, pháo cối và 2000 máy bay các loại. Nguồn ảnh: Tankmeseum.Trận chiến này cũng được coi là phép thử của quân đội Đức khi họ tung vào trận địa những loại phương tiện thiết giáp và máy bay mới nhất của mình bao gồm xe tăng Panther, xe tăng Tiger và chiến đấu cơ Fw 190A. Nguồn ảnh: Docomentary.Thực chất, lực lượng tình báo Liên Xô đã đóng vai trò cực kỳ lớn trong cuộc chiến này. Cụ thể, tình báo Anh đã giải mật được kế hoạch của Đức quốc xã nhưng quyết không chia sẻ thông tin này, may mắn là tình báo Liên Xô tham gia vào cuộc giải mật này của Anh đã bắn tin về Moscow kịp thời. Nguồn ảnh: Conquest.Biết trước kế hoạch của địch, Liên Xô đã huy động một lực lượng cực lớn chen chúc vào Kurk với tổng cộng 2 triệu quân, 26.500 pháo, cối các loại và 5000 xe tăng cùng pháo tự hành. Nguồn ảnh: Gettyimg.Phía Liên Xô đã nhận định đúng, đây sẽ là đòn đánh mang tính quyết định của Mặt trận phía Đông và bẻ gẫy được đòn tấn công này của Đức cũng đồng nghĩa với việc Liên Xô sẽ giành được thế thượng phong từ tay Đức, chuyển từ thế thủ sang thế tấn công. Nguồn ảnh: WWII.Dưới sự bố phòng cẩn thận và lực lượng phòng thủ đông... gấp đôi lực lượng tấn công, Quân Đức đã thiệt hại nặng ngay ngày đầu tiên khi mất tới 300 xe tăng. Tuy nhiên sau 4 ngày tấn công, quân Đức đã tiến sâu được 35km vào trong phòng tuyến của Liên Xô khi tìm ra được điểm yếu của phòng tuyến này. Nguồn ảnh: Sovietnation.Với trang bị tốt, các xe tăng liên lạc hiệu quả, kèm theo đó là các loại tăng mới có giáp cực dày đóng vai trò mũi nhọn, quân đội Đức đã nghiền nát quân Liên Xô, Sư đoàn bộ binh 183 và Quân đoàn thiết giáp số 2 của Liên Xô thậm chí còn gần bị xoá sổ khi phải đối mặt với sức mạnh không quân không gì cản nổi của Đức. Nguồn ảnh: Warhistory.Tới ngày 12/7, cuộc phản công của Liên Xô chính thức bắt đầu với đợt đầu tiên có sự tham gia của 700 xe tăng chủ yếu là T-34 với nòng 76mm buộc phải hỗn chiến với các xe tăng Tiger do pháo bắn không xuyên. Tuy nhiên, với số lượng vượt trội, quân Liên Xô dù thiệt hại nặng vẫn chiếm được ưu thế trong ngày phản công này. Nguồn ảnh: Archive.Đợt phản công cuối cùng ở Kursk diễn ra trong thời gian từ ngày 12/7 tới tận ngày 23/8 mới chịu kết thúc. Liên Xô chiến thắng với 254.470 lính thiệt mạng, Đức có 130.429 thương vong. Trong 50 ngày giao tranh, Quân đội Phát xít mất 1500 xe tăng và pháo tự hành các loại, phá huỷ được 6000 xe tăng và pháo của Liên Xô. Nguồn ảnh: Archive.1.700 máy bay của Phát xít Đức bị hạ trong cuộc chiến này, con số thiệt hại của Liên Xô là tương đương. Tuy nhiên do có quân số vượt trội, Liên Xô vẫn thắng, Đức buộc phải rút lui. Thế trận ở Mặt trận phía Đông bắt đầu chuyển dịch, Liên Xô dù thiệt hại nặng nề hơn nhưng vẫn chiếm thế thượng phong vì Đức gần như không còn gì. Nguồn ảnh: Archive.Hình ảnh mô tả sự ác liệt của chiến trường Kursk với hai chiếc xe tăng Liên Xô nằm đè lên nhau sau khi bị Đức quốc xã tiêu diệt. Nguồn ảnh: Archive.Tượng đài kỷ niệm chiến thắng của Liên Xô ở Prokhorovka với hai chiếc xe tăng T-34 đâm lật ngửa chiếc Tiger hạng nặng của Đức quốc xã. Nguồn ảnh: Archive. Mời độc giả xem Video: Kinh hoàng sự ác liệt của chiến trường Kursk. Nguồn: Trích phim Liberation (Oсвобождение) do Liên Xô sản xuất.
Trận đấu tăng lớn bậc nhất lịch sử quân sự mang tên trận chiến Prokhorovka diễn ra vào mùa hè năm 1943 này được coi là đợt tiến công cuối cùng của phát xít Đức trên Mặt trận phía Đông. Sau thất bại tại đây, quân Đức chuyển sang thế thủ hoàn toàn và dần bị đẩy lùi. Nguồn ảnh: Sputnik.
Trận chiến này mang tên mã Chiến dịch Citadel (theo cách gọi của Đức) với mục đích bao vây và bóp chế lực lượng quân đội Liên Xô đang chiếm giữ Kursk - một thị trấn cách Moscow khoảng 450 km về phía Tây Nam. Nguồn ảnh: Tankeyce.
Để đạt được mục đích đó, Đức đã ném vào chiến trường gần như toàn bộ lực lượng chủ lực ở Mặt trận phía Đông, bao gồm 50 sư đoàn tương đương 900.000 quân và 3000 xe tăng, pháo tự hành các loại kèm theo đó là 10.000 khẩu pháo kéo, pháo cối và 2000 máy bay các loại. Nguồn ảnh: Tankmeseum.
Trận chiến này cũng được coi là phép thử của quân đội Đức khi họ tung vào trận địa những loại phương tiện thiết giáp và máy bay mới nhất của mình bao gồm xe tăng Panther, xe tăng Tiger và chiến đấu cơ Fw 190A. Nguồn ảnh: Docomentary.
Thực chất, lực lượng tình báo Liên Xô đã đóng vai trò cực kỳ lớn trong cuộc chiến này. Cụ thể, tình báo Anh đã giải mật được kế hoạch của Đức quốc xã nhưng quyết không chia sẻ thông tin này, may mắn là tình báo Liên Xô tham gia vào cuộc giải mật này của Anh đã bắn tin về Moscow kịp thời. Nguồn ảnh: Conquest.
Biết trước kế hoạch của địch, Liên Xô đã huy động một lực lượng cực lớn chen chúc vào Kurk với tổng cộng 2 triệu quân, 26.500 pháo, cối các loại và 5000 xe tăng cùng pháo tự hành. Nguồn ảnh: Gettyimg.
Phía Liên Xô đã nhận định đúng, đây sẽ là đòn đánh mang tính quyết định của Mặt trận phía Đông và bẻ gẫy được đòn tấn công này của Đức cũng đồng nghĩa với việc Liên Xô sẽ giành được thế thượng phong từ tay Đức, chuyển từ thế thủ sang thế tấn công. Nguồn ảnh: WWII.
Dưới sự bố phòng cẩn thận và lực lượng phòng thủ đông... gấp đôi lực lượng tấn công, Quân Đức đã thiệt hại nặng ngay ngày đầu tiên khi mất tới 300 xe tăng. Tuy nhiên sau 4 ngày tấn công, quân Đức đã tiến sâu được 35km vào trong phòng tuyến của Liên Xô khi tìm ra được điểm yếu của phòng tuyến này. Nguồn ảnh: Sovietnation.
Với trang bị tốt, các xe tăng liên lạc hiệu quả, kèm theo đó là các loại tăng mới có giáp cực dày đóng vai trò mũi nhọn, quân đội Đức đã nghiền nát quân Liên Xô, Sư đoàn bộ binh 183 và Quân đoàn thiết giáp số 2 của Liên Xô thậm chí còn gần bị xoá sổ khi phải đối mặt với sức mạnh không quân không gì cản nổi của Đức. Nguồn ảnh: Warhistory.
Tới ngày 12/7, cuộc phản công của Liên Xô chính thức bắt đầu với đợt đầu tiên có sự tham gia của 700 xe tăng chủ yếu là T-34 với nòng 76mm buộc phải hỗn chiến với các xe tăng Tiger do pháo bắn không xuyên. Tuy nhiên, với số lượng vượt trội, quân Liên Xô dù thiệt hại nặng vẫn chiếm được ưu thế trong ngày phản công này. Nguồn ảnh: Archive.
Đợt phản công cuối cùng ở Kursk diễn ra trong thời gian từ ngày 12/7 tới tận ngày 23/8 mới chịu kết thúc. Liên Xô chiến thắng với 254.470 lính thiệt mạng, Đức có 130.429 thương vong. Trong 50 ngày giao tranh, Quân đội Phát xít mất 1500 xe tăng và pháo tự hành các loại, phá huỷ được 6000 xe tăng và pháo của Liên Xô. Nguồn ảnh: Archive.
1.700 máy bay của Phát xít Đức bị hạ trong cuộc chiến này, con số thiệt hại của Liên Xô là tương đương. Tuy nhiên do có quân số vượt trội, Liên Xô vẫn thắng, Đức buộc phải rút lui. Thế trận ở Mặt trận phía Đông bắt đầu chuyển dịch, Liên Xô dù thiệt hại nặng nề hơn nhưng vẫn chiếm thế thượng phong vì Đức gần như không còn gì. Nguồn ảnh: Archive.
Hình ảnh mô tả sự ác liệt của chiến trường Kursk với hai chiếc xe tăng Liên Xô nằm đè lên nhau sau khi bị Đức quốc xã tiêu diệt. Nguồn ảnh: Archive.
Tượng đài kỷ niệm chiến thắng của Liên Xô ở Prokhorovka với hai chiếc xe tăng T-34 đâm lật ngửa chiếc Tiger hạng nặng của Đức quốc xã. Nguồn ảnh: Archive.
Mời độc giả xem Video: Kinh hoàng sự ác liệt của chiến trường Kursk. Nguồn: Trích phim Liberation (Oсвобождение) do Liên Xô sản xuất.