Ngày 28/12/1972, Quân chủng PKKQ quân nhận được chỉ thị của BTTM chỉ rõ, trước tổn thất quá nặng, Mỹ có thể kết thúc cuộc tập kích, yêu cầu các lực lượng phòng không, không quân tiếp tục đánh mạnh, buộc Mỹ phải sớm dừng cuộc chiến. Ảnh: Hàng ngàn lượt máy bay Mỹ đã thay nhau trút bom xuống Hà Nội - Nguồn: QPVN.Trên cơ sở phân tích ý đồ của không quân Mỹ, Bộ Tư lệnh giao nhiệm vụ chiến đấu cho Trung đoàn không quân 927 cất cánh tác chiến độc lập, đánh các tốp cường kích bảo vệ Hà Nội. Ảnh: Không quân nhân dân Việt Nam góp phần xứng đáng trong trận "Điện Biên Phủ trên không" - Nguồn: QPVN.Ngày 28/12/1972, chủ trì kíp trực tại Trung đoàn 927 là Trung đoàn trưởng Nguyễn Hồng Nhị, đã giao nhiệm vụ cho biên đội MiG-21 trực ban bay ngày, bao gồm Trung úy Lê Văn Kiền - máy bay MiG-21 PEM số 23, Trung úy Hoàng Tam Hùng - máy bay MiG-21 PEM số 13. Đây là trận xuất kích đầu tiên trên MiG-21 của trung úy, phi công trẻ tuổi Hoàng Tam Hùng. Ảnh: Phi công Hoàng Tam Hùng - Nguồn: QPVN.Lúc 11 giờ 10 phút, trên mạng B1 xuất hiện nhiều các tốp, gồm nhiều máy bay từ biển phía nam Thanh Hóa và trên độ cao thấp bay về hướng đông nam Hà Nội. Lúc 11 giờ 17 phút, SCH lệnh biên đội Kiền - Hùng mở máy. Biên đội cất cánh sau đó vòng trái bay chờ trên đỉnh sân bay. Ảnh: Biên đội MiG-21 sẵn sàng xuất kích - Nguồn: QPVNĐến 11 giờ 19 phút, radar của Đại đội 50, sau đó là Đại đội 43 bắt được mục tiêu và xác định tốp 12 chiếc trong đội hình tiến công của hải quân Mỹ vào mục tiêu đài phát thanh Mễ Trì, có cả F-4J làm nhiệm vụ MiGCAP và lập vòng tròn bay trực chiến trên không để đánh chặn MiG ở cự ly 80 km phía nam Hà Nội, trên độ cao 3.000 m - Nguồn ảnh: TTXVNTại SCH Trung đoàn không quân 927, Trung đoàn trưởng Nguyễn Hồng Nhị xin BTL để cho SCH trung đoàn dẫn đường và được BTL đồng ý. Đến 11 giờ 20 phút, SCH đi hướng 150 độ, lệnh vứt thùng dầu phụ, tăng lực, kéo lên 1.200 m. Ảnh: Sau trận đánh thắng lợi - Nguồn ảnh: TTXVNSau đó 2 phút, SCH thông báo mục tiêu bên phải 40 độ, cự ly 30 km, cùng lúc đó, số 2 Hoàng Tam Hùng báo cáo 3 chiếc bên trái 40 độ, cự ly 30 km. Đây là biên đội hỗn hợp gồm RA5C bay nhiệm vụ trinh sát, chụp ảnh và 2 chiếc F4J bay hộ tống. Lúc này xung quanh khu vực chiến đấu có rất nhiều máy bay F-4, trận không chiến không cân sức giữa 2 chiếc MiG-21 và 12 chiếc F-4 diễn ra rất ác liệt. Ảnh: Phi công MiG-21 trao đổi kinh nghiệp bay - Nguồn: TTXVNKhi chiếc RA-5C đã hoàn tất nhiệm vụ chụp ảnh trên khu vực các kho xăng dầu và trận địa tên lửa, nghe 2 chiếc F-4 cảnh báo có MiG xuất hiện hướng 8 giờ; hai chiếc F-4 hô cho chiếc RA5C bay thoát ra biển, còn 2 chiếc F-4 sẽ quay lại nghênh chiến. Nhưng đã là quá muộn, bằng động tác cơ động thuần thục, phi công MiG số 2 Hoàng Tam Hùng đã nhanh chóng và khôn khéo, bám được đuôi chiếc RA5C. Ảnh: Phi công MiG-21 trao đổi kinh nghiệp bay - Nguồn: TTXVNChiếc RA5C khi phát hiện bị MiG bám theo, đã cơ động rất gấp để đối phó, trong khi từ phía sau 2 chiếc F-4J vẫn bám theo chờ thời cơ phóng tên lửa về chiếc thứ 2 Hoàng Tam Hùng. Phát hiện ra quy luật lật máy bay khi cơ động của chiếc RA5C phía trước, anh đã chờ đúng chiếc RA5C cải bằng vài giây về phía ngược lại để đổi chiều cơ động. Ảnh: Máy bay trinh sát RA5C của Mỹ - Nguồn: Wikipedia.Chọn đúng thời điểm chiếc RA5C phía trước chuẩn bị cải bằng để đổi hướng cơ động, Hoàng Tam Hùng nhanh chóng ổn định điểm ngắm và phóng tên lửa. Quả tên lửa hơi chìm xuống rồi lao thẳng vào chiếc RA5C, khiến nó bốc cháy như quả cầu lửa và rơi xuống phía nam Hà Nội; đồng thời số 1 Kiền thoát ly an toàn về sân bay Nội Bài. Ảnh: Máy bay trinh sát RA5C của Mỹ - Nguồn: Wikipedia.Sau khi bắn rơi chiếc RA5C, lúc đó phía sau chiếc MiG của Hoàng Tam Hùng là rất nhiều máy bay F-4, chiếc F-4J bám theo và cắt vào bên cạnh trong chiếc MiG ở góc 75 độ, viên phi công F-4 bám theo và phóng về chiếc MiG một quả tên lửa AIM-9 với ý định không cho chiếc MiG chui vào mây. Ảnh: Máy bay F-4J của Mỹ - Nguồn: Wikipedia.Phi công Hoàng Tam Hùng nhận lệnh thoát ly, định chui qua đám mây để quay về sân bay, nhưng khi thấy các máy bay F-4 rất đông bám theo, đã quyết tâm quay gấp lại phản kích. Chiếc MiG 21 và máy bay F-4 quần nhau quyết liệt, sau nhiều vòng quần nhau với F-4, phi công Hoàng Tam Hùng đã bám sát được một chiếc F-4 và phóng quả tên lửa thứ hai, bắn rơi một chiếc F-4. Ảnh: Máy bay F-4J của Hải quân Mỹ - Nguồn: Wikipedia.Đây là chiếc F-4 của tốp tiêm kích làm nhiệm vụ hộ tống các máy bay cường kích, tổ bay nhảy dù, 2 phi công điều khiển chiếc F-4 này là Đại úy John Wesley Anderson và Trung úy nhất Brian H. Ward thuộc phi đoàn 4, Không đoàn TFW 432, cả hai nhảy dù và đều bị bắt. Ảnh: Máy bay F-4J của Hải quân Mỹ - Nguồn: Wikipedia.Sau khi phóng tên lửa về phía chiếc F-4, chiếc MiG lập tức phát huy chui vào lỗ hổng trong đám mây và giảm độ cao, các máy bay của hai phía chỉ còn cách mặt đất 30 đến 40 m. Cả hai máy bay tiếp tục bám đuổi nhau ở độ cao cực thấp, chỉ khoảng 20 đến 30 m, ngay phía dưới là những cánh đồng của châu thổ sông Hồng sau vụ mùa. Ảnh: Máy bay F-4J của Hải quân Mỹ - Nguồn: Wikipedia.Nhiều người dân trên bờ đê sông Hồng và các chiến sĩ của trận địa phòng không khu vực huyện Thường Tín đã chứng kiến trận không chiến quả cảm của chiếc MiG-21 với hơn chục chiếc F-4, sau vài vòng cơ động rượt đuổi ở cự ly rất gần, đúng lúc chiếc MiG cải bằng, chiếc F-4 lập tức phóng quả tên lửa AIM-7E tiếp theo, nhưng lần này Hoàng Tam Hùng vẫn kịp cơ động tránh được. Ảnh: Phi công Mỹ nhảy dù bị bắt sống - Nguồn: TTXVNDù đang bay ở độ cao cực thấp (cũng có thể một trong những bộ phận điều khiển của chiếc MiG đã bị thương do trúng mảnh tên lửa của chiếc F-4 trước đó), chiếc MiG của Hoàng Tam Hùng đã rơi vào trạng thái thất tốc, máy bay đâm xuống đất phát nổ. Vị trí chiếc MiG của Hoàng Tam Hùng rơi là xã Tự Nhiên, huyện Thường Tín Hà Nội, cách bờ sông Hồng chưa đến 100 m. Ảnh: Biên đội MiG-21 trong chiến đấu - Nguồn: QPVNPhi công trẻ tuổi Hoàng Tam Hùng đã hy sinh anh dũng sau khi đã bắn rơi 2 chiếc máy bay Mỹ ngay trong trận đầu xuất kích trên MiG-21, trở thành một trong những phi công Việt Nam bắn rơi 2 chiếc trong một trận không chiến. Ảnh: Trung úy Phi công Hoàng Tam Hùng, đầu năm 1972 - Nguồn: QPVNTrung úy Hoàng Tam Hùng và Thượng úy Vũ Xuân Thiều (người lập công và hy sinh tối ngày 28/12/1972) là những phi công Việt Nam cuối cùng hy sinh trong các trận không chiến hào hùng của KQND Việt Nam, trong cuộc chiến đấu bảo vệ bầu trời Tổ quốc, ngay trước ngưỡng cửa ngày thắng lợi; khi chỉ còn 28 ngày nữa là anh bước sang tuổi 24. Ảnh: Phi công Vũ Xuân Thiều và Phi công Hoàng Tam Hùng - Nguồn: QPVN. Video Những phi công quân sự lão luyện của Không quân Quân đội Việt Nam - Nguồn: QPVN
Ngày 28/12/1972, Quân chủng PKKQ quân nhận được chỉ thị của BTTM chỉ rõ, trước tổn thất quá nặng, Mỹ có thể kết thúc cuộc tập kích, yêu cầu các lực lượng phòng không, không quân tiếp tục đánh mạnh, buộc Mỹ phải sớm dừng cuộc chiến. Ảnh: Hàng ngàn lượt máy bay Mỹ đã thay nhau trút bom xuống Hà Nội - Nguồn: QPVN.
Trên cơ sở phân tích ý đồ của không quân Mỹ, Bộ Tư lệnh giao nhiệm vụ chiến đấu cho Trung đoàn không quân 927 cất cánh tác chiến độc lập, đánh các tốp cường kích bảo vệ Hà Nội. Ảnh: Không quân nhân dân Việt Nam góp phần xứng đáng trong trận "Điện Biên Phủ trên không" - Nguồn: QPVN.
Ngày 28/12/1972, chủ trì kíp trực tại Trung đoàn 927 là Trung đoàn trưởng Nguyễn Hồng Nhị, đã giao nhiệm vụ cho biên đội MiG-21 trực ban bay ngày, bao gồm Trung úy Lê Văn Kiền - máy bay MiG-21 PEM số 23, Trung úy Hoàng Tam Hùng - máy bay MiG-21 PEM số 13. Đây là trận xuất kích đầu tiên trên MiG-21 của trung úy, phi công trẻ tuổi Hoàng Tam Hùng. Ảnh: Phi công Hoàng Tam Hùng - Nguồn: QPVN.
Lúc 11 giờ 10 phút, trên mạng B1 xuất hiện nhiều các tốp, gồm nhiều máy bay từ biển phía nam Thanh Hóa và trên độ cao thấp bay về hướng đông nam Hà Nội. Lúc 11 giờ 17 phút, SCH lệnh biên đội Kiền - Hùng mở máy. Biên đội cất cánh sau đó vòng trái bay chờ trên đỉnh sân bay. Ảnh: Biên đội MiG-21 sẵn sàng xuất kích - Nguồn: QPVN
Đến 11 giờ 19 phút, radar của Đại đội 50, sau đó là Đại đội 43 bắt được mục tiêu và xác định tốp 12 chiếc trong đội hình tiến công của hải quân Mỹ vào mục tiêu đài phát thanh Mễ Trì, có cả F-4J làm nhiệm vụ MiGCAP và lập vòng tròn bay trực chiến trên không để đánh chặn MiG ở cự ly 80 km phía nam Hà Nội, trên độ cao 3.000 m - Nguồn ảnh: TTXVN
Tại SCH Trung đoàn không quân 927, Trung đoàn trưởng Nguyễn Hồng Nhị xin BTL để cho SCH trung đoàn dẫn đường và được BTL đồng ý. Đến 11 giờ 20 phút, SCH đi hướng 150 độ, lệnh vứt thùng dầu phụ, tăng lực, kéo lên 1.200 m. Ảnh: Sau trận đánh thắng lợi - Nguồn ảnh: TTXVN
Sau đó 2 phút, SCH thông báo mục tiêu bên phải 40 độ, cự ly 30 km, cùng lúc đó, số 2 Hoàng Tam Hùng báo cáo 3 chiếc bên trái 40 độ, cự ly 30 km. Đây là biên đội hỗn hợp gồm RA5C bay nhiệm vụ trinh sát, chụp ảnh và 2 chiếc F4J bay hộ tống. Lúc này xung quanh khu vực chiến đấu có rất nhiều máy bay F-4, trận không chiến không cân sức giữa 2 chiếc MiG-21 và 12 chiếc F-4 diễn ra rất ác liệt. Ảnh: Phi công MiG-21 trao đổi kinh nghiệp bay - Nguồn: TTXVN
Khi chiếc RA-5C đã hoàn tất nhiệm vụ chụp ảnh trên khu vực các kho xăng dầu và trận địa tên lửa, nghe 2 chiếc F-4 cảnh báo có MiG xuất hiện hướng 8 giờ; hai chiếc F-4 hô cho chiếc RA5C bay thoát ra biển, còn 2 chiếc F-4 sẽ quay lại nghênh chiến. Nhưng đã là quá muộn, bằng động tác cơ động thuần thục, phi công MiG số 2 Hoàng Tam Hùng đã nhanh chóng và khôn khéo, bám được đuôi chiếc RA5C. Ảnh: Phi công MiG-21 trao đổi kinh nghiệp bay - Nguồn: TTXVN
Chiếc RA5C khi phát hiện bị MiG bám theo, đã cơ động rất gấp để đối phó, trong khi từ phía sau 2 chiếc F-4J vẫn bám theo chờ thời cơ phóng tên lửa về chiếc thứ 2 Hoàng Tam Hùng. Phát hiện ra quy luật lật máy bay khi cơ động của chiếc RA5C phía trước, anh đã chờ đúng chiếc RA5C cải bằng vài giây về phía ngược lại để đổi chiều cơ động. Ảnh: Máy bay trinh sát RA5C của Mỹ - Nguồn: Wikipedia.
Chọn đúng thời điểm chiếc RA5C phía trước chuẩn bị cải bằng để đổi hướng cơ động, Hoàng Tam Hùng nhanh chóng ổn định điểm ngắm và phóng tên lửa. Quả tên lửa hơi chìm xuống rồi lao thẳng vào chiếc RA5C, khiến nó bốc cháy như quả cầu lửa và rơi xuống phía nam Hà Nội; đồng thời số 1 Kiền thoát ly an toàn về sân bay Nội Bài. Ảnh: Máy bay trinh sát RA5C của Mỹ - Nguồn: Wikipedia.
Sau khi bắn rơi chiếc RA5C, lúc đó phía sau chiếc MiG của Hoàng Tam Hùng là rất nhiều máy bay F-4, chiếc F-4J bám theo và cắt vào bên cạnh trong chiếc MiG ở góc 75 độ, viên phi công F-4 bám theo và phóng về chiếc MiG một quả tên lửa AIM-9 với ý định không cho chiếc MiG chui vào mây. Ảnh: Máy bay F-4J của Mỹ - Nguồn: Wikipedia.
Phi công Hoàng Tam Hùng nhận lệnh thoát ly, định chui qua đám mây để quay về sân bay, nhưng khi thấy các máy bay F-4 rất đông bám theo, đã quyết tâm quay gấp lại phản kích. Chiếc MiG 21 và máy bay F-4 quần nhau quyết liệt, sau nhiều vòng quần nhau với F-4, phi công Hoàng Tam Hùng đã bám sát được một chiếc F-4 và phóng quả tên lửa thứ hai, bắn rơi một chiếc F-4. Ảnh: Máy bay F-4J của Hải quân Mỹ - Nguồn: Wikipedia.
Đây là chiếc F-4 của tốp tiêm kích làm nhiệm vụ hộ tống các máy bay cường kích, tổ bay nhảy dù, 2 phi công điều khiển chiếc F-4 này là Đại úy John Wesley Anderson và Trung úy nhất Brian H. Ward thuộc phi đoàn 4, Không đoàn TFW 432, cả hai nhảy dù và đều bị bắt. Ảnh: Máy bay F-4J của Hải quân Mỹ - Nguồn: Wikipedia.
Sau khi phóng tên lửa về phía chiếc F-4, chiếc MiG lập tức phát huy chui vào lỗ hổng trong đám mây và giảm độ cao, các máy bay của hai phía chỉ còn cách mặt đất 30 đến 40 m. Cả hai máy bay tiếp tục bám đuổi nhau ở độ cao cực thấp, chỉ khoảng 20 đến 30 m, ngay phía dưới là những cánh đồng của châu thổ sông Hồng sau vụ mùa. Ảnh: Máy bay F-4J của Hải quân Mỹ - Nguồn: Wikipedia.
Nhiều người dân trên bờ đê sông Hồng và các chiến sĩ của trận địa phòng không khu vực huyện Thường Tín đã chứng kiến trận không chiến quả cảm của chiếc MiG-21 với hơn chục chiếc F-4, sau vài vòng cơ động rượt đuổi ở cự ly rất gần, đúng lúc chiếc MiG cải bằng, chiếc F-4 lập tức phóng quả tên lửa AIM-7E tiếp theo, nhưng lần này Hoàng Tam Hùng vẫn kịp cơ động tránh được. Ảnh: Phi công Mỹ nhảy dù bị bắt sống - Nguồn: TTXVN
Dù đang bay ở độ cao cực thấp (cũng có thể một trong những bộ phận điều khiển của chiếc MiG đã bị thương do trúng mảnh tên lửa của chiếc F-4 trước đó), chiếc MiG của Hoàng Tam Hùng đã rơi vào trạng thái thất tốc, máy bay đâm xuống đất phát nổ. Vị trí chiếc MiG của Hoàng Tam Hùng rơi là xã Tự Nhiên, huyện Thường Tín Hà Nội, cách bờ sông Hồng chưa đến 100 m. Ảnh: Biên đội MiG-21 trong chiến đấu - Nguồn: QPVN
Phi công trẻ tuổi Hoàng Tam Hùng đã hy sinh anh dũng sau khi đã bắn rơi 2 chiếc máy bay Mỹ ngay trong trận đầu xuất kích trên MiG-21, trở thành một trong những phi công Việt Nam bắn rơi 2 chiếc trong một trận không chiến. Ảnh: Trung úy Phi công Hoàng Tam Hùng, đầu năm 1972 - Nguồn: QPVN
Trung úy Hoàng Tam Hùng và Thượng úy Vũ Xuân Thiều (người lập công và hy sinh tối ngày 28/12/1972) là những phi công Việt Nam cuối cùng hy sinh trong các trận không chiến hào hùng của KQND Việt Nam, trong cuộc chiến đấu bảo vệ bầu trời Tổ quốc, ngay trước ngưỡng cửa ngày thắng lợi; khi chỉ còn 28 ngày nữa là anh bước sang tuổi 24. Ảnh: Phi công Vũ Xuân Thiều và Phi công Hoàng Tam Hùng - Nguồn: QPVN.
Video Những phi công quân sự lão luyện của Không quân Quân đội Việt Nam - Nguồn: QPVN