Và dĩ nhiên loại vũ khí đó chính là các tàu ngầm tấn công hạt nhân, một trong những biểu tượng của Chiến tranh Lạnh. Ứng cử viên đầu tiên cho vị trí top 5 này là các tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Permit của Hải quân Mỹ, ra đời từ năm 1958 nhưng mãi đến năm 1996 biên đội Permit mới bị loại biên khỏi biên chế Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: Pinterest.Thuộc lớp tàu ngầm hạt nhân tấn công nhanh, các tàu ngầm Permit có độ giãn nước khi nổi chỉ 3750 tấn, khi lặn 4300 tấn và có khả năng di chuyển với tốc độ cao nhất là 28 hải lý/giờ khi lặn tương đương với khoảng 52 km/h. Nguồn ảnh: Pinterest.Trong giai đoạn từ năm 1958-1967, Hải quân Mỹ đã đưa vào biên chế tổng cộng 14 tàu ngầm lớp Permit, trong đó có 13 tàu hoạt động liên tục cho đến khi về hưu, và chiếc còn lại bị mất tích khi đang hoạt động vào ngày 10/4/1963, không rõ nguyên nhân. Nguồn ảnh: Pinterest.Hải quân Hoàng gia Anh cũng không hề kém cạnh trong cuộc đua tàu ngầm hạt nhân dưới lòng biển sâu với sự tham gia của các tàu ngầm lớp Swiftsure. Đây là một trong những lớp tàu ngầm hạt nhân mạnh nhất của Anh trong thời kỳ chiến tranh Lạnh. Nguồn ảnh: Space.Tàu có lượng giãn nước 4400 tấn khi nổi, 4900 tấn khi lặn và có thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 116 người. Tốc độ tối đa của loại tàu ngầm này lên tới 52 km/h khi lặn. Nguồn ảnh: Pinterest.Những tàu ngầm hạt nhân thuộc lớp Swiftsure phục vụ trong biên chế Hải quân Hoàng gia Anh từ năm 1973 tới tận năm 2010 mới bị loại biên hoàn toàn. Nguồn ảnh: Wiki.Nhắc đến tàu ngầm không thể không nhắc đến Đức, quốc gia quá nổi tiếng với những cỗ xe tăng và tàu ngầm trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Dù Đức không có đủ công nghệ để đóng tàu ngầm hạt nhân nhưng tàu ngầm diesel-điện lớp Type 209 của nước này cũng xứng đáng được coi là một trong những con tàu ngầm hiện đại và nguy hiểm nhất Chiến tranh Lạnh. Nguồn ảnh: Wiki.Có độ giãn nước khá khiêm tốn, chỉ 1800 tấn khi lặn, các tàu ngầm Type 209 sở hữu 4 động cơ Diesel cung cấp công suất 6100 mã lực cho phép con tàu này di chuyển với tốc độ tối đa 11,5 hải lý/giờ khi nổi và 22,5 hải lý /giờ khi lặn tương đương với 21 km/h và 42 km/h. Nguồn ảnh: Pinterest.Điểm đặc biệt nhất của loại tàu ngầm tấn công cỡ nhỏ này đó là nó có giá thành đóng mới và vận hành rất rẻ. Tổng cộng từ năm 1971 tới nay đã có 61 chiếc tàu ngầm loại này được ra đời và vẫn phục vụ cho tới tận ngày nay. Nguồn ảnh: National.Nhắc tới các tàu ngầm nổi tiếng trong Chiến tranh Lạnh không thể không nhắc tới các tàu ngầm tấn công hạt nhân Liên Xô thuộc lớp Project 949 hay còn có tên gọi là Oscars. Nguồn ảnh: Wiki.Có độ giãn nước lên tới 12.500 tấn khi nổi và 16.500 tấn khi lặn, đây là một trong những loại tàu ngầm tấn công hạt nhân lớn bậc nhất thế giới tính cả tới thời điểm hiện tại. Nguồn ảnh: Pinterest.Trong Chiến tranh Lạnh, Liên Xô sở hữu biên đội tới 13 tàu ngầm Project 949 hoạt động từ năm 1981 tới tận ngày nay. Hiện tại Hải quân Nga vẫn còn 6 chiếc Project 949 vẫn đang hoạt động. Nguồn ảnh: Pinterest.Gương mặt cuối cùng trong danh sách cũng là một tàu ngầm tấn công hạt nhân khác của Liên Xô, quốc gia sở hữu công nghệ đóng tàu ngầm hiện đại nhất trong Chiến tranh Lạnh. Đó là những tàu ngầm thuộc lớp Project 971 hay còn có tên NATO là Akula. Nguồn ảnh: Pinterest.Đây là loại tàu ngầm tấn công sử dụng động cơ hạt nhân, được Liên Xô đóng mới liên tục từ năm 1983 tới năm 1994 với tổng cộng 15 chiếc đã được hoàn thành. Tàu ngầm Akula có độ giãn nước 8100 tấn khi nổi, 8400 tấn khi lặn và có khả năng hoạt động ở độ sâu tối đa 480 mét. Nguồn ảnh: Pinterest.Hiện tại, Nga còn 10 chiếc tàu ngầm loại này trong biên chế hải quân của mình, một chiếc nằm trong biên chế Hải quân Ấn Độ và ba chiếc đã được Nga cho về hưu. Nguồn ảnh: Pinterest.
Và dĩ nhiên loại vũ khí đó chính là các tàu ngầm tấn công hạt nhân, một trong những biểu tượng của Chiến tranh Lạnh. Ứng cử viên đầu tiên cho vị trí top 5 này là các tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Permit của Hải quân Mỹ, ra đời từ năm 1958 nhưng mãi đến năm 1996 biên đội Permit mới bị loại biên khỏi biên chế Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Thuộc lớp tàu ngầm hạt nhân tấn công nhanh, các tàu ngầm Permit có độ giãn nước khi nổi chỉ 3750 tấn, khi lặn 4300 tấn và có khả năng di chuyển với tốc độ cao nhất là 28 hải lý/giờ khi lặn tương đương với khoảng 52 km/h. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trong giai đoạn từ năm 1958-1967, Hải quân Mỹ đã đưa vào biên chế tổng cộng 14 tàu ngầm lớp Permit, trong đó có 13 tàu hoạt động liên tục cho đến khi về hưu, và chiếc còn lại bị mất tích khi đang hoạt động vào ngày 10/4/1963, không rõ nguyên nhân. Nguồn ảnh: Pinterest.
Hải quân Hoàng gia Anh cũng không hề kém cạnh trong cuộc đua tàu ngầm hạt nhân dưới lòng biển sâu với sự tham gia của các tàu ngầm lớp Swiftsure. Đây là một trong những lớp tàu ngầm hạt nhân mạnh nhất của Anh trong thời kỳ chiến tranh Lạnh. Nguồn ảnh: Space.
Tàu có lượng giãn nước 4400 tấn khi nổi, 4900 tấn khi lặn và có thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 116 người. Tốc độ tối đa của loại tàu ngầm này lên tới 52 km/h khi lặn. Nguồn ảnh: Pinterest.
Những tàu ngầm hạt nhân thuộc lớp Swiftsure phục vụ trong biên chế Hải quân Hoàng gia Anh từ năm 1973 tới tận năm 2010 mới bị loại biên hoàn toàn. Nguồn ảnh: Wiki.
Nhắc đến tàu ngầm không thể không nhắc đến Đức, quốc gia quá nổi tiếng với những cỗ xe tăng và tàu ngầm trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Dù Đức không có đủ công nghệ để đóng tàu ngầm hạt nhân nhưng tàu ngầm diesel-điện lớp Type 209 của nước này cũng xứng đáng được coi là một trong những con tàu ngầm hiện đại và nguy hiểm nhất Chiến tranh Lạnh. Nguồn ảnh: Wiki.
Có độ giãn nước khá khiêm tốn, chỉ 1800 tấn khi lặn, các tàu ngầm Type 209 sở hữu 4 động cơ Diesel cung cấp công suất 6100 mã lực cho phép con tàu này di chuyển với tốc độ tối đa 11,5 hải lý/giờ khi nổi và 22,5 hải lý /giờ khi lặn tương đương với 21 km/h và 42 km/h. Nguồn ảnh: Pinterest.
Điểm đặc biệt nhất của loại tàu ngầm tấn công cỡ nhỏ này đó là nó có giá thành đóng mới và vận hành rất rẻ. Tổng cộng từ năm 1971 tới nay đã có 61 chiếc tàu ngầm loại này được ra đời và vẫn phục vụ cho tới tận ngày nay. Nguồn ảnh: National.
Nhắc tới các tàu ngầm nổi tiếng trong Chiến tranh Lạnh không thể không nhắc tới các tàu ngầm tấn công hạt nhân Liên Xô thuộc lớp Project 949 hay còn có tên gọi là Oscars. Nguồn ảnh: Wiki.
Có độ giãn nước lên tới 12.500 tấn khi nổi và 16.500 tấn khi lặn, đây là một trong những loại tàu ngầm tấn công hạt nhân lớn bậc nhất thế giới tính cả tới thời điểm hiện tại. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trong Chiến tranh Lạnh, Liên Xô sở hữu biên đội tới 13 tàu ngầm Project 949 hoạt động từ năm 1981 tới tận ngày nay. Hiện tại Hải quân Nga vẫn còn 6 chiếc Project 949 vẫn đang hoạt động. Nguồn ảnh: Pinterest.
Gương mặt cuối cùng trong danh sách cũng là một tàu ngầm tấn công hạt nhân khác của Liên Xô, quốc gia sở hữu công nghệ đóng tàu ngầm hiện đại nhất trong Chiến tranh Lạnh. Đó là những tàu ngầm thuộc lớp Project 971 hay còn có tên NATO là Akula. Nguồn ảnh: Pinterest.
Đây là loại tàu ngầm tấn công sử dụng động cơ hạt nhân, được Liên Xô đóng mới liên tục từ năm 1983 tới năm 1994 với tổng cộng 15 chiếc đã được hoàn thành. Tàu ngầm Akula có độ giãn nước 8100 tấn khi nổi, 8400 tấn khi lặn và có khả năng hoạt động ở độ sâu tối đa 480 mét. Nguồn ảnh: Pinterest.
Hiện tại, Nga còn 10 chiếc tàu ngầm loại này trong biên chế hải quân của mình, một chiếc nằm trong biên chế Hải quân Ấn Độ và ba chiếc đã được Nga cho về hưu. Nguồn ảnh: Pinterest.