Tàu tác chiến ven bờ (LCS-Littoral Combat Ship) lớp "Tự do" (Freedom) và "Độc lập" (Independence) của Hải quân Mỹ, đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nhau, bao gồm quét mìn, tác chiến mặt nước và tác chiến chống ngầm.Tàu LSC lớp “Freedom” là sản phẩm của hãng Lockheed Martin, có tính năng tàng hình ưu việt; được thiết kế theo kiểu đóng rời và lắp ghép các modul nhiệm vụ. Đây là lớp tàu được đánh số lẻ trong các tàu tác chiến ven bờ của Mỹ (bắt đầu từ LSC-1, LSC-3…); các tàu lớp “Independence” do General Dynamics chế tạo, được đánh số chẵn (LSC-2, LSC-4…). Ảnh: Tàu LCS-1 Freedom. Nguồn: Wkipedia.Sau khi lãng phí mất 16 năm và hàng tỷ USD, Hải quân Mỹ dường như cuối cùng cũng đã buộc phải thừa nhận rằng, chương trình chế tạo tàu tác chiến ven bờ LCS của họ đã biến thành một “thất bại tuyệt đối”. Ảnh: Tàu LCS-2 Independence. Nguồn: Wkipedia.Theo đánh giá, các tàu mới này hoàn toàn không phù hợp với các hoạt động quân sự, khi chúng dễ dàng bị các chiến hạm nhỏ hơn của các quốc gia thường thường bậc trung đánh đắm. Do đó, các tàu này mà chỉ đơn thuần là tuần tiễu và chống… buôn lậu và cướp biển. Ảnh: Tàu LCS lớp Independence. Nguồn: Hải quân Mỹ.Theo thiết kế, hai lớp tàu này được Hải quân Mỹ phát triển nhằm phục vụ nhu cầu thực hiện nhiệm vụ tại các vùng nước nông ven biển, ngăn chặn đối phương tiếp cận bờ biển. Chiếc LCS đầu tiên mang tên USS Freedom (LCS-1), được biên chế vào lực lượng Hải quân Mỹ vào ngày 8/11/2008. Ảnh: Tàu LCS-1 Freedom. Nguồn: Hải quân Mỹ.USS Freedom có chiều dài 115,3 m; chiều ngang 17,5 m; mớn nước 3,9 m, lượng giãn nước 3.139 tấn. Tàu có tầm hoạt động 4.500 hải lý (8.000km), với tốc độ tuần hành 16 hải lý/giờ (28,8 km/h) và 4.300 hải lý (770 km) với vận tốc 18 hải lý/h (32 km/h), thời gia tác chiến liên tục 20 ngày. Ảnh: Tàu LCS-1 Freedom. Nguồn: Hải quân Mỹ.Còn tàu LCS lớp Independence được thiết kế kiểu 3 thân độc đáo, có khả năng hoạt động với độ ổn định rất cao. Tàu có thể hoạt động tác chiến độc lập hoặc trong đội hình nhóm tác chiến hải quân. Ảnh: Tàu LCS-2 Independence. Nguồn: Hải quân Mỹ.Bốn chiếc LCS được đưa vào niêm cất gồm: LCS-1 Freedom; LCS-2 Independence; LCS-3 Fort Worth và LCS-4 Coronado; trong đó chiếc Coronado mới đưa vào biên chế sáu năm trước. Ảnh: Tàu LCS-2 Independence. Nguồn: Hải quân Mỹ. Ảnh: Tàu LCS-1 Freedom. Nguồn: Hải quân Mỹ.Theo thông báo, lý do Hải quân Mỹ quyết định dừng hoạt động của các tàu LCS để tiết kiệm tiền; sẽ rất tốn kém để nâng cấp những tàu thuộc lớp này vì chúng “quá hiện đại”. Ảnh: Tàu LCS lớp Independence. Nguồn: Hải quân Mỹ.Phó Trợ lý Tham mưu trưởng Hải quân, Thiếu tướng Randy Crites, cho biết trong một cuộc họp ngắn vào tháng 2/2020 rằng, các tàu LCS tỏ ra không phù hợp khi triển khai ngoài đại dương, trong khi cũng chẳng có vũ khí nào hiệu dụng để tấn công vào bờ biển đối phương, do vậy không đáng để đầu tư nâng cấp. Ảnh: Tàu LCS lớp Independence. Nguồn: Hải quân Mỹ.Được biết, những con tàu này sẽ được đưa vào trạng thái dự trữ không hoạt động, điều đó có nghĩa là nếu khủng hoảng xảy ra, Hải quân Mỹ có thể kích hoạt để số tàu này có thể hoạt động được ngay. Ảnh: Tàu LCS lớp Independence. Nguồn: Hải quân Mỹ.Thiếu tướng Randy Crites cũng cho biết thêm, việc đưa 4 chiếc tàu chiến đấu ven bờ trên vào niêm cất, không ảnh hưởng gì đến sức mạnh của Hải quân Mỹ; đồng thời tiết kiệm kinh phí cho các nhiệm vụ khác có nhu cầu cấp bách hơn. Ảnh: Tàu LCS lớp Independence. Nguồn: Hải quân Mỹ. Video Siêu hạm USS Independence của Mỹ - Nguồn: VietNam Military Power
Tàu tác chiến ven bờ (LCS-Littoral Combat Ship) lớp "Tự do" (Freedom) và "Độc lập" (Independence) của Hải quân Mỹ, đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nhau, bao gồm quét mìn, tác chiến mặt nước và tác chiến chống ngầm.
Tàu LSC lớp “Freedom” là sản phẩm của hãng Lockheed Martin, có tính năng tàng hình ưu việt; được thiết kế theo kiểu đóng rời và lắp ghép các modul nhiệm vụ. Đây là lớp tàu được đánh số lẻ trong các tàu tác chiến ven bờ của Mỹ (bắt đầu từ LSC-1, LSC-3…); các tàu lớp “Independence” do General Dynamics chế tạo, được đánh số chẵn (LSC-2, LSC-4…). Ảnh: Tàu LCS-1 Freedom. Nguồn: Wkipedia.
Sau khi lãng phí mất 16 năm và hàng tỷ USD, Hải quân Mỹ dường như cuối cùng cũng đã buộc phải thừa nhận rằng, chương trình chế tạo tàu tác chiến ven bờ LCS của họ đã biến thành một “thất bại tuyệt đối”. Ảnh: Tàu LCS-2 Independence. Nguồn: Wkipedia.
Theo đánh giá, các tàu mới này hoàn toàn không phù hợp với các hoạt động quân sự, khi chúng dễ dàng bị các chiến hạm nhỏ hơn của các quốc gia thường thường bậc trung đánh đắm. Do đó, các tàu này mà chỉ đơn thuần là tuần tiễu và chống… buôn lậu và cướp biển. Ảnh: Tàu LCS lớp Independence. Nguồn: Hải quân Mỹ.
Theo thiết kế, hai lớp tàu này được Hải quân Mỹ phát triển nhằm phục vụ nhu cầu thực hiện nhiệm vụ tại các vùng nước nông ven biển, ngăn chặn đối phương tiếp cận bờ biển. Chiếc LCS đầu tiên mang tên USS Freedom (LCS-1), được biên chế vào lực lượng Hải quân Mỹ vào ngày 8/11/2008. Ảnh: Tàu LCS-1 Freedom. Nguồn: Hải quân Mỹ.
USS Freedom có chiều dài 115,3 m; chiều ngang 17,5 m; mớn nước 3,9 m, lượng giãn nước 3.139 tấn. Tàu có tầm hoạt động 4.500 hải lý (8.000km), với tốc độ tuần hành 16 hải lý/giờ (28,8 km/h) và 4.300 hải lý (770 km) với vận tốc 18 hải lý/h (32 km/h), thời gia tác chiến liên tục 20 ngày. Ảnh: Tàu LCS-1 Freedom. Nguồn: Hải quân Mỹ.
Còn tàu LCS lớp Independence được thiết kế kiểu 3 thân độc đáo, có khả năng hoạt động với độ ổn định rất cao. Tàu có thể hoạt động tác chiến độc lập hoặc trong đội hình nhóm tác chiến hải quân. Ảnh: Tàu LCS-2 Independence. Nguồn: Hải quân Mỹ.
Bốn chiếc LCS được đưa vào niêm cất gồm: LCS-1 Freedom; LCS-2 Independence; LCS-3 Fort Worth và LCS-4 Coronado; trong đó chiếc Coronado mới đưa vào biên chế sáu năm trước. Ảnh: Tàu LCS-2 Independence. Nguồn: Hải quân Mỹ. Ảnh: Tàu LCS-1 Freedom. Nguồn: Hải quân Mỹ.
Theo thông báo, lý do Hải quân Mỹ quyết định dừng hoạt động của các tàu LCS để tiết kiệm tiền; sẽ rất tốn kém để nâng cấp những tàu thuộc lớp này vì chúng “quá hiện đại”. Ảnh: Tàu LCS lớp Independence. Nguồn: Hải quân Mỹ.
Phó Trợ lý Tham mưu trưởng Hải quân, Thiếu tướng Randy Crites, cho biết trong một cuộc họp ngắn vào tháng 2/2020 rằng, các tàu LCS tỏ ra không phù hợp khi triển khai ngoài đại dương, trong khi cũng chẳng có vũ khí nào hiệu dụng để tấn công vào bờ biển đối phương, do vậy không đáng để đầu tư nâng cấp. Ảnh: Tàu LCS lớp Independence. Nguồn: Hải quân Mỹ.
Được biết, những con tàu này sẽ được đưa vào trạng thái dự trữ không hoạt động, điều đó có nghĩa là nếu khủng hoảng xảy ra, Hải quân Mỹ có thể kích hoạt để số tàu này có thể hoạt động được ngay. Ảnh: Tàu LCS lớp Independence. Nguồn: Hải quân Mỹ.
Thiếu tướng Randy Crites cũng cho biết thêm, việc đưa 4 chiếc tàu chiến đấu ven bờ trên vào niêm cất, không ảnh hưởng gì đến sức mạnh của Hải quân Mỹ; đồng thời tiết kiệm kinh phí cho các nhiệm vụ khác có nhu cầu cấp bách hơn. Ảnh: Tàu LCS lớp Independence. Nguồn: Hải quân Mỹ.
Video Siêu hạm USS Independence của Mỹ - Nguồn: VietNam Military Power