Trong chiến dịch quân sự cuối cùng chống lại phiến quân IS tại Mosul của Quân đội Iraq và lực lượng đồng minh, không thể không nói đến sự hỗ trợ của các đơn vị pháo binh Phương Tây. Nếu Pháp cử các đơn vị pháo tự hành Caesar đến Mosul thì Mỹ cũng không kém cạnh với các đơn vị lựu pháo M777A2 thuộc Sư đoàn dù 101. Nguồn ảnh: Quân đội Mỹ.Được biết, đơn vị pháo binh được Quân đội Mỹ triển khai gần Mosul là Trung đoàn pháo binh 320 thuộc Sư đoàn dù 101 với trang bị chính là những khẩu M777A2. Tính đến ngày 7/12 đơn vị này vẫn làm nhiệm vụ hổ trợ hỏa lực cho các đơn vị an ninh Iraq tấn công vào các vị trí của phiến quân IS ở ngoại vi Mosul. Nguồn ảnh: Quân đội Mỹ.Lựu pháo M777 - mẫu pháo chủ lực của Lục quân và Lính thủy Đánh bộ Mỹ từ năm 2005 cho đến nay. So với thế hệ trước M198, nó được đánh giá hiệu quả hơn nhờ có sự thay đổi lớn trong thiết kế nhất là vật liệu chế tạo giúp M777 nhỏ và nhẹ hơn tới 42%. Trong khi đó hệ thống dẫn bắn tự động và kiểm soát hỏa lực trên M777 cũng không hề thua kém các dòng pháo tự hành hiện có của Quân đội Mỹ. Nguồn ảnh: Quân đội Mỹ.Một khẩu M777 nặng chỉ 4,2 tấn và dài gần 11m, để vận hành nó cần tới 8 binh sĩ. Thời gian triển khai mẫu lựu pháo này chỉ mất tầm 130 giây và thu hồi trong 140 giây khi được vận hành bởi kíp pháo thủ chuyên nghiệp. Nguồn ảnh: Quân đội Mỹ.Với cỡ nòng 155mm, M777 có thể bắn nhiều loại đạn pháo tiêu chuẩn NATO khác nhau gồm: đạn nổ phá mảnh thông thường M107 với tầm bắn hiệu quả 24km; đạn nổ mạnh phá mảnh M795 có tầm bắn 22.5km và đạn tăng tầm có tầm bắn lên tới 30km. Giống như nhiều mẫu pháo hiện đại khác trên thế giới M777 còn có thể triển khai được đạn pháo dẫn đường thông minh cụ thể hơn ở đây là M982 Excalibur với tầm bắn tối đa 40km và có bán kính lệch mục tiêu chỉ 5m. Nguồn ảnh: Quân đội Mỹ.Dù mới được đưa vào trang bị từ năm 2005 nhưng M777 đã trải qua ít nhất 3 lần nâng cấp với biến thể phổ biến nhất hiện nay là M777A2, với việc trang bị thêm hệ thống màn hình tinh thể lỏng hiển thị thông số và đường đạn, cập nhật phần mềm, cải tiến hệ thống điện, cảm biến đầu nòng cho máy tính đường đạn. Mục tiêu chính của gói nâng cấp này vẫn là để M777 có thể thích ứng được với mẫu đạn thông minh Excalibur. Nguồn ảnh: Quân đội Mỹ.Để đảm bảo khả năng tác chiến M777 cũng được thiết kế để có thể hoạt động ở nhiều loại điều kiện thời tiết lẫn môi trường khác nhau không chỉ vào ban ngày mà cả ban đêm. Và ngay cả trong điều kiện xấu nhất độ chính xác khi bắn của mẫu pháo này cũng không thay đổi. Nguồn ảnh: Quân đội Mỹ.Với các đặc tính kỹ chiến thuật trên M777 hoàn toàn có thể được xem là một trong những mẫu pháo lựu pháo tốt nhất thế kỷ 21 vốn trước này thuộc về người Nga với sức mạnh pháo binh luôn vượt trội hơn so với Mỹ. Nguồn ảnh: Quân đội Mỹ.Cận cảnh lựu pháo M777A2 của lục quân Mỹ khai hỏa hỗ trợ lực lượng an ninh Iraq tái chiếm Mosul. Nguồn ảnh: Quân đội Mỹ.Một trong những ưu điểm nữa của M777 là nó có thể được không vận bằng trực thăng CH-47 hay máy bay MV-22 Osprey nhờ có trọng lượng nhẹ và gọn hơn nhiều mẫu pháo khác. Một chiếc vận tải cơ quân sự C-130J của Quân đội Mỹ hoàn toàn có thể mang theo 2 khẩu M777 cũng lúc. Nguồn ảnh: Quân đội Mỹ.
Trong chiến dịch quân sự cuối cùng chống lại phiến quân IS tại Mosul của Quân đội Iraq và lực lượng đồng minh, không thể không nói đến sự hỗ trợ của các đơn vị pháo binh Phương Tây. Nếu Pháp cử các đơn vị pháo tự hành Caesar đến Mosul thì Mỹ cũng không kém cạnh với các đơn vị lựu pháo M777A2 thuộc Sư đoàn dù 101. Nguồn ảnh: Quân đội Mỹ.
Được biết, đơn vị pháo binh được Quân đội Mỹ triển khai gần Mosul là Trung đoàn pháo binh 320 thuộc Sư đoàn dù 101 với trang bị chính là những khẩu M777A2. Tính đến ngày 7/12 đơn vị này vẫn làm nhiệm vụ hổ trợ hỏa lực cho các đơn vị an ninh Iraq tấn công vào các vị trí của phiến quân IS ở ngoại vi Mosul. Nguồn ảnh: Quân đội Mỹ.
Lựu pháo M777 - mẫu pháo chủ lực của Lục quân và Lính thủy Đánh bộ Mỹ từ năm 2005 cho đến nay. So với thế hệ trước M198, nó được đánh giá hiệu quả hơn nhờ có sự thay đổi lớn trong thiết kế nhất là vật liệu chế tạo giúp M777 nhỏ và nhẹ hơn tới 42%. Trong khi đó hệ thống dẫn bắn tự động và kiểm soát hỏa lực trên M777 cũng không hề thua kém các dòng pháo tự hành hiện có của Quân đội Mỹ. Nguồn ảnh: Quân đội Mỹ.
Một khẩu M777 nặng chỉ 4,2 tấn và dài gần 11m, để vận hành nó cần tới 8 binh sĩ. Thời gian triển khai mẫu lựu pháo này chỉ mất tầm 130 giây và thu hồi trong 140 giây khi được vận hành bởi kíp pháo thủ chuyên nghiệp. Nguồn ảnh: Quân đội Mỹ.
Với cỡ nòng 155mm, M777 có thể bắn nhiều loại đạn pháo tiêu chuẩn NATO khác nhau gồm: đạn nổ phá mảnh thông thường M107 với tầm bắn hiệu quả 24km; đạn nổ mạnh phá mảnh M795 có tầm bắn 22.5km và đạn tăng tầm có tầm bắn lên tới 30km. Giống như nhiều mẫu pháo hiện đại khác trên thế giới M777 còn có thể triển khai được đạn pháo dẫn đường thông minh cụ thể hơn ở đây là M982 Excalibur với tầm bắn tối đa 40km và có bán kính lệch mục tiêu chỉ 5m. Nguồn ảnh: Quân đội Mỹ.
Dù mới được đưa vào trang bị từ năm 2005 nhưng M777 đã trải qua ít nhất 3 lần nâng cấp với biến thể phổ biến nhất hiện nay là M777A2, với việc trang bị thêm hệ thống màn hình tinh thể lỏng hiển thị thông số và đường đạn, cập nhật phần mềm, cải tiến hệ thống điện, cảm biến đầu nòng cho máy tính đường đạn. Mục tiêu chính của gói nâng cấp này vẫn là để M777 có thể thích ứng được với mẫu đạn thông minh Excalibur. Nguồn ảnh: Quân đội Mỹ.
Để đảm bảo khả năng tác chiến M777 cũng được thiết kế để có thể hoạt động ở nhiều loại điều kiện thời tiết lẫn môi trường khác nhau không chỉ vào ban ngày mà cả ban đêm. Và ngay cả trong điều kiện xấu nhất độ chính xác khi bắn của mẫu pháo này cũng không thay đổi. Nguồn ảnh: Quân đội Mỹ.
Với các đặc tính kỹ chiến thuật trên M777 hoàn toàn có thể được xem là một trong những mẫu pháo lựu pháo tốt nhất thế kỷ 21 vốn trước này thuộc về người Nga với sức mạnh pháo binh luôn vượt trội hơn so với Mỹ. Nguồn ảnh: Quân đội Mỹ.
Cận cảnh lựu pháo M777A2 của lục quân Mỹ khai hỏa hỗ trợ lực lượng an ninh Iraq tái chiếm Mosul. Nguồn ảnh: Quân đội Mỹ.
Một trong những ưu điểm nữa của M777 là nó có thể được không vận bằng trực thăng CH-47 hay máy bay MV-22 Osprey nhờ có trọng lượng nhẹ và gọn hơn nhiều mẫu pháo khác. Một chiếc vận tải cơ quân sự C-130J của Quân đội Mỹ hoàn toàn có thể mang theo 2 khẩu M777 cũng lúc. Nguồn ảnh: Quân đội Mỹ.