Trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất, cuộc chiến được coi là đẫm máu bậc nhất trong mọi cuộc xung đột từ trước tới nay của nhân loại, những hình ảnh binh lính các bên chăm sóc lẫn nhau sau mỗi cuộc "tử chiến" lại là điều quá phổ biến. Nguồn ảnh: War History.Dù là một cuộc chiến đẫm máu, binh lính các bên tham chiến thường chỉ làm theo lệnh, không có những ý tưởng xung đột về ý thức hệ và phân biệt chủng tộc, tôn giáo trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất dẫn đến việc người lính không "căm thù" lẫn nhau nhiều như trong Chiến Tranh thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: War History.Binh lính Đức và binh lính Anh đang đưa nhau xuống hầm sau trận tử chiến, khó có thể nhận ra ai đang là tù binh chiến tranh của ai vì không ai trong số họ cầm vũ khí. Nguồn ảnh: War History.Binh lính Anh và Đức cùng thu dọn bãi chiến trường với hàng nghìn xác người chết sau mỗi cuộc chiến. Thậm chí tới tận ngày nay, 100 năm sau khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất kết thúc, người ta vẫn chưa thống kê được hết các ngôi mộ tập thể ở châu Âu. Nguồn ảnh: War History.Một người lính Đức và Anh bị thương đang cùng nhau châm thuốc hút giữa "No Man's Land" (tên gọi ám chỉ vùng đất chết giữa hai phòng tuyến của hai đội quân đối nghịch). Nguồn ảnh: War History.Thương binh Đức được một lính Anh cho uống nước. Trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, binh lính Anh vẫn mang dáng vẻ rất "quý tộc" và chơi rất "quân tử" đối với tù binh và kẻ bại trận. Nguồn ảnh: War History.Một khẩu pháo tự hành khổng lồ có một không hai trong cuộc Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Để có thể vượt qua được những đoạn đường hào chi chít, khẩu pháo này cần phải được trang bị bánh cỡ lớn với cấu tạo cực kỳ đặc biệt. Nguồn ảnh: War History.Nhiều trận chiến kéo dài tới hàng năm trời khiến cho binh lính hai bên phải làm cả đường cho xe ngựa đi vào và ra No Man's Land để tiện thu dọn xác chết sau mỗi khi giao tranh kết thúc. Nguồn ảnh: War History.Chiến hào trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất được đào rất sâu và mỗi phòng tuyến có hàng nghìn kilomet đường hào, đủ chỗ cho hàng vạn quân tham chiến. Nguồn ảnh: War History.Nhiếp ảnh gia của Quân đội Úc trên một chiếc xe tăng trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Nguồn ảnh: War History.Tổng cộng trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất, phía Phe Hiệp Ước đã có khoảng 5,5 triệu lính thiệt mạng, 12 ,8 triệu bị thương và 4 triệu mất tích (chưa kể dân thường). Nguồn ảnh: War History.Trong khi đó dù thua trận, Liên Minh Trung Tâm lại có thương vong ít hơn với 4,3 triệu lính thiệt mạng, 8,3 triệu lính bị thương và 3,6 triệu mất tích. Cho tới khi Chiến tranh Thế giới thứ hai bắt đầu, người ta vẫn nghĩ sẽ không thể có một cuộc chiến quy mô toàn cầu nào ác liệt, man dợ và kéo dài được như cuộc chiến này. Nguồn ảnh: War History.
Trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất, cuộc chiến được coi là đẫm máu bậc nhất trong mọi cuộc xung đột từ trước tới nay của nhân loại, những hình ảnh binh lính các bên chăm sóc lẫn nhau sau mỗi cuộc "tử chiến" lại là điều quá phổ biến. Nguồn ảnh: War History.
Dù là một cuộc chiến đẫm máu, binh lính các bên tham chiến thường chỉ làm theo lệnh, không có những ý tưởng xung đột về ý thức hệ và phân biệt chủng tộc, tôn giáo trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất dẫn đến việc người lính không "căm thù" lẫn nhau nhiều như trong Chiến Tranh thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: War History.
Binh lính Đức và binh lính Anh đang đưa nhau xuống hầm sau trận tử chiến, khó có thể nhận ra ai đang là tù binh chiến tranh của ai vì không ai trong số họ cầm vũ khí. Nguồn ảnh: War History.
Binh lính Anh và Đức cùng thu dọn bãi chiến trường với hàng nghìn xác người chết sau mỗi cuộc chiến. Thậm chí tới tận ngày nay, 100 năm sau khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất kết thúc, người ta vẫn chưa thống kê được hết các ngôi mộ tập thể ở châu Âu. Nguồn ảnh: War History.
Một người lính Đức và Anh bị thương đang cùng nhau châm thuốc hút giữa "No Man's Land" (tên gọi ám chỉ vùng đất chết giữa hai phòng tuyến của hai đội quân đối nghịch). Nguồn ảnh: War History.
Thương binh Đức được một lính Anh cho uống nước. Trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, binh lính Anh vẫn mang dáng vẻ rất "quý tộc" và chơi rất "quân tử" đối với tù binh và kẻ bại trận. Nguồn ảnh: War History.
Một khẩu pháo tự hành khổng lồ có một không hai trong cuộc Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Để có thể vượt qua được những đoạn đường hào chi chít, khẩu pháo này cần phải được trang bị bánh cỡ lớn với cấu tạo cực kỳ đặc biệt. Nguồn ảnh: War History.
Nhiều trận chiến kéo dài tới hàng năm trời khiến cho binh lính hai bên phải làm cả đường cho xe ngựa đi vào và ra No Man's Land để tiện thu dọn xác chết sau mỗi khi giao tranh kết thúc. Nguồn ảnh: War History.
Chiến hào trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất được đào rất sâu và mỗi phòng tuyến có hàng nghìn kilomet đường hào, đủ chỗ cho hàng vạn quân tham chiến. Nguồn ảnh: War History.
Nhiếp ảnh gia của Quân đội Úc trên một chiếc xe tăng trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Nguồn ảnh: War History.
Tổng cộng trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất, phía Phe Hiệp Ước đã có khoảng 5,5 triệu lính thiệt mạng, 12 ,8 triệu bị thương và 4 triệu mất tích (chưa kể dân thường). Nguồn ảnh: War History.
Trong khi đó dù thua trận, Liên Minh Trung Tâm lại có thương vong ít hơn với 4,3 triệu lính thiệt mạng, 8,3 triệu lính bị thương và 3,6 triệu mất tích. Cho tới khi Chiến tranh Thế giới thứ hai bắt đầu, người ta vẫn nghĩ sẽ không thể có một cuộc chiến quy mô toàn cầu nào ác liệt, man dợ và kéo dài được như cuộc chiến này. Nguồn ảnh: War History.