Năm 1960, những chiếc tiêm kích MiG-17 đầu tiên được Liên Xô chuyển giao cho Việt Nam. Đây cũng là loại tiêm kích đầu tiên trong biên chế của Không quân Nhân dân Việt Nam thời bấy giờ. Nguồn ảnh: TTXVN.Mặc dù vậy, cho tới khi ta hoàn toàn có đủ phi công và thợ máy để làm chủ loại chiến đấu cơ này, Mỹ đã đưa những tiêm kích hiện đại hơn vào tham chiến trên bầu trời Việt Nam. Nguồn ảnh: TTXVN.So với các tiêm kích phổ biến của Mỹ thời bấy giờ như F-4... MiG-17 hoàn toàn thua kém hơn về mọi mặt, từ vũ khí cho tới tốc độ. Nguồn ảnh: TTXVN.Tuy nhiên các phi công của Việt Nam vẫn làm lên nhiều kỳ tích khi sử dụng loại chiến đấu cơ này hạ gục đủ mọi loại chiến đấu cơ hiện đại của Mỹ. Nguồn ảnh: TTXVN.Thậm chí truyền thông Mỹ còn thẳng thừng chỉ trích không quân nước này khi bị hạ gục bởi những phi công tiêm kích MiG-17 của Việt Nam - những phi công thường xuất phát với đội hình ít máy bay hơn, máy bay cổ lỗ hơn nhưng lại có chiến thuật không ngoan hơn rất nhiều. Nguồn ảnh: TTXVN.Một trong những yếu tố được cho là đã làm nên thành công cho các phi công tiêm kích MiG-17 của ta đó là lợi thế "sân nhà". Với hệ thống radar dày đặc cùng sự dẫn đường tuyệt vời của các đài quan sát dưới mặt đất, các phi công MiG-17 luôn có lợi thế lớn hơn khi chủ động mở màn trận đánh ở những góc đánh cực hiểm. Nguồn ảnh: TTXVN.Bằng sự dẫn đường của mặt đất, phi công điều khiển MiG-17 hoàn toàn tự tin phi vào mây và chấp nhận bay mù, sau đó bẻ ngoặt lái cũng theo thông tin được mặt đất báo lên và đột ngột xuất hiện trước mặt tiêm kích Mỹ. Nguồn ảnh: TTXVN.Do bất lợi hơn về tốc độ và hoả lực, MiG-17 buộc phải tấn công trực diện vào đội hình đối phương, thay vì lối đánh vu hồi nhấn nhá như các phi công MiG-21 sau này. Nguồn ảnh: TTXVN.Tuy nhiên Không quân Mỹ lại muốn tận dụng được việc vượt trội hơn về khả năng của phi cơ cũng như lợi thế về hoả lực nên thường né tránh, bẻ ngoặt lái ngay lập tức khi bị tiêm kích MiG-17 đón lõng - thói quen này của phi công Mỹ được không quân ta tận dụng triệt để nhằm lùa địch vào đội hình phục kích ta chờ sẵn. Nguồn ảnh: TTXVN.Một trong những thói quen khác của phi công Mỹ đó là ngay khi chạm trán với một số lượng lớn tiêm kích MiG-17 của ta, các phi công Mỹ sẽ bẻ ngoặt lái sang hướng Đông để bay ra biển - để trong trường hợp xấu nhất dù bị bắn hạ, chúng cũng sẽ được trực thăng từ hạm đội 7 vào tận nơi đón. Nguồn ảnh: TTXVN.Biết trước được hướng bay của địch, các phi công của ta với tốc độ chậm hơn hoàn toàn có thể đón lõng tiêm kích đối phương, chờ địch bẻ lái sang hướng biển Đông là thoải mái chặn đầu và khai hoả. Nguồn ảnh: TTXVN.Thậm chí, quân đội Mỹ còn thường tấn công vào miền Bắc Việt Nam vào... cùng một giờ trong nhiều ngày liên tục với đường bay giống hệt nhau, tạo điều kiện cho các phi công của ta rút kinh nghiệm, càng ngày càng "bày binh bố trận" hiệu quả hơn để đón tiếp những vị khách không mời này. Nguồn ảnh: TTXVN.Với số lượng chiến đấu cơ bị MiG-17 bắn hạ quá nhiều, không quân Mỹ đã ngay lập tức phải e dè khi đối đầu với không quân Việt Nam từ trước khi những chiếc MiG-21 được ta đưa vào sử dụng với số lượng lớn. Nguồn ảnh: TTXVN.Mời độc giả xem Video: MiG 17 Việt Nam hạ gục Thần Sấm F105 Mỹ năm 1965 như thế nào?
Năm 1960, những chiếc tiêm kích MiG-17 đầu tiên được Liên Xô chuyển giao cho Việt Nam. Đây cũng là loại tiêm kích đầu tiên trong biên chế của Không quân Nhân dân Việt Nam thời bấy giờ. Nguồn ảnh: TTXVN.
Mặc dù vậy, cho tới khi ta hoàn toàn có đủ phi công và thợ máy để làm chủ loại chiến đấu cơ này, Mỹ đã đưa những tiêm kích hiện đại hơn vào tham chiến trên bầu trời Việt Nam. Nguồn ảnh: TTXVN.
So với các tiêm kích phổ biến của Mỹ thời bấy giờ như F-4... MiG-17 hoàn toàn thua kém hơn về mọi mặt, từ vũ khí cho tới tốc độ. Nguồn ảnh: TTXVN.
Tuy nhiên các phi công của Việt Nam vẫn làm lên nhiều kỳ tích khi sử dụng loại chiến đấu cơ này hạ gục đủ mọi loại chiến đấu cơ hiện đại của Mỹ. Nguồn ảnh: TTXVN.
Thậm chí truyền thông Mỹ còn thẳng thừng chỉ trích không quân nước này khi bị hạ gục bởi những phi công tiêm kích MiG-17 của Việt Nam - những phi công thường xuất phát với đội hình ít máy bay hơn, máy bay cổ lỗ hơn nhưng lại có chiến thuật không ngoan hơn rất nhiều. Nguồn ảnh: TTXVN.
Một trong những yếu tố được cho là đã làm nên thành công cho các phi công tiêm kích MiG-17 của ta đó là lợi thế "sân nhà". Với hệ thống radar dày đặc cùng sự dẫn đường tuyệt vời của các đài quan sát dưới mặt đất, các phi công MiG-17 luôn có lợi thế lớn hơn khi chủ động mở màn trận đánh ở những góc đánh cực hiểm. Nguồn ảnh: TTXVN.
Bằng sự dẫn đường của mặt đất, phi công điều khiển MiG-17 hoàn toàn tự tin phi vào mây và chấp nhận bay mù, sau đó bẻ ngoặt lái cũng theo thông tin được mặt đất báo lên và đột ngột xuất hiện trước mặt tiêm kích Mỹ. Nguồn ảnh: TTXVN.
Do bất lợi hơn về tốc độ và hoả lực, MiG-17 buộc phải tấn công trực diện vào đội hình đối phương, thay vì lối đánh vu hồi nhấn nhá như các phi công MiG-21 sau này. Nguồn ảnh: TTXVN.
Tuy nhiên Không quân Mỹ lại muốn tận dụng được việc vượt trội hơn về khả năng của phi cơ cũng như lợi thế về hoả lực nên thường né tránh, bẻ ngoặt lái ngay lập tức khi bị tiêm kích MiG-17 đón lõng - thói quen này của phi công Mỹ được không quân ta tận dụng triệt để nhằm lùa địch vào đội hình phục kích ta chờ sẵn. Nguồn ảnh: TTXVN.
Một trong những thói quen khác của phi công Mỹ đó là ngay khi chạm trán với một số lượng lớn tiêm kích MiG-17 của ta, các phi công Mỹ sẽ bẻ ngoặt lái sang hướng Đông để bay ra biển - để trong trường hợp xấu nhất dù bị bắn hạ, chúng cũng sẽ được trực thăng từ hạm đội 7 vào tận nơi đón. Nguồn ảnh: TTXVN.
Biết trước được hướng bay của địch, các phi công của ta với tốc độ chậm hơn hoàn toàn có thể đón lõng tiêm kích đối phương, chờ địch bẻ lái sang hướng biển Đông là thoải mái chặn đầu và khai hoả. Nguồn ảnh: TTXVN.
Thậm chí, quân đội Mỹ còn thường tấn công vào miền Bắc Việt Nam vào... cùng một giờ trong nhiều ngày liên tục với đường bay giống hệt nhau, tạo điều kiện cho các phi công của ta rút kinh nghiệm, càng ngày càng "bày binh bố trận" hiệu quả hơn để đón tiếp những vị khách không mời này. Nguồn ảnh: TTXVN.
Với số lượng chiến đấu cơ bị MiG-17 bắn hạ quá nhiều, không quân Mỹ đã ngay lập tức phải e dè khi đối đầu với không quân Việt Nam từ trước khi những chiếc MiG-21 được ta đưa vào sử dụng với số lượng lớn. Nguồn ảnh: TTXVN.
Mời độc giả xem Video: MiG 17 Việt Nam hạ gục Thần Sấm F105 Mỹ năm 1965 như thế nào?