Bộ Quốc phòng Nga thông báo vừa nhận bàn giao lô máy bay huấn luyện Yak-130 mới, được sản xuất tại Nhà máy Hàng không Irkutsk và máy bay đã vượt qua tất cả các bài thử nghiệm cần thiết.Tập đoàn chế tạo máy bay Thống nhất (UAC) cho biết, Yak-130 có ưu điểm lớn nhất là khả năng cơ động tuyệt vời và hệ thống điện tử hàng không hiện đại, mang đặc trưng của những chiến đấu cơ thế hệ mới nhất.Tổng giám đốc UAC - ông Yury Slyusar khẳng định Yak-130 giữ vai trò quan trọng trong việc huấn luyện thực hành đối với phi công của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga, khi có thể mô phỏng thao tác của tiêm kích thế hệ 4+ và 5.Trong quá trình huấn luyện bay trên Yak-130, những điều kiện gần với thực tế chiến đấu nhất sẽ được thiết lập, máy bay có thể sử dụng vũ khí không đối không và không đối đất để luyện tập hoặc tham chiến.Yak-130 được phát triển với mục đích thay thế máy bay huấn luyện L-39 sản xuất bởi Tiệp Khắc đã lạc hậu, chiếc phi cơ thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1996, chính thức đi vào phục vụ từ năm 2009.Một trong những tính năng nổi bật của Yak-130 nằm ở là khả năng mô phỏng cũng như thực hiện các động tác thao diễn đặc trưng của máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư và thứ năm.Hiện tại Yak-130 không chỉ được sử dụng làm máy bay huấn luyện mà còn trong vai trò cường kích hạng nhẹ, khi chiếc phi cơ có thể sử dụng cả rocket không điều khiển hạng nhẹ S-8 hay loại S-13 và S-25OFM nặng hơn nhiều.Yak-130 cũng có thể hoạt động như một máy bay tấn công mặt đất đích thực nhờ khả năng mang bom nặng tới 500 kg, bao gồm cả bom dẫn đường thuộc loại KAB hay FAB nhưng gắn thêm module UMPC.Ngoài ra máy bay còn có khả năng chiến đấu trên không với khả năng sử dụng vũ khí tên lửa không đối không hiện đại, chẳng hạn như loại R-73 với đầu dò hồng ngoại thụ động.Tổng trọng tải vũ khí mà Yak-130 mang được là 3.000 kg, phân bổ trên 8 giá treo ở thân và cánh. Đặc biệt khoang mũi của Yak-130 hoàn toàn phù hợp để lắp đặt radar Osa được phát triển bởi NIIP Zhukovsky.Radar này có thể theo dõi 8 mục tiêu, đồng thời tấn công 4 mục tiêu trên không hoặc 2 mục tiêu mặt đất cùng lúc. Phạm vi dò tìm mục tiêu với diện tích phản xạ radar 5 m2 là 85 km, tự động khóa mục tiêu từ cự ly 65 km.Tuy nhiên với đặc trưng của máy bay huấn luyện, Yak-130 có tốc độ leo cao tương đối kém, cửa hút gió cũng đặc trưng cho việc hoạt động ở tốc độ cận âm.Do vậy Yak-130 sẽ cực kỳ bất lợi nếu gặp phải một chiếc tiêm kích siêu âm nhanh nhẹn sử dụng chiến thuật "kéo cao - bổ nhào", trong trường hợp này khả năng chiến thắng của Yak-130 gần như không có.Tuy nhiên xét về tổng thể thì Yak-130 là lựa chọn không tồi khi thực hiện vai trò tuần tra không phận trong thời bình, nó đang được nhiều khách hàng quốc tế mua về để đảm nhiệm chức năng này.Hiện tại Nga đang có một hợp đồng cung cấp Yak-130 cho Iran với số lượng chưa xác định, đây là bước đệm để các phi công Tehran làm quen trước khi chính thức điều khiển Su-35.
Bộ Quốc phòng Nga thông báo vừa nhận bàn giao lô máy bay huấn luyện Yak-130 mới, được sản xuất tại Nhà máy Hàng không Irkutsk và máy bay đã vượt qua tất cả các bài thử nghiệm cần thiết.
Tập đoàn chế tạo máy bay Thống nhất (UAC) cho biết, Yak-130 có ưu điểm lớn nhất là khả năng cơ động tuyệt vời và hệ thống điện tử hàng không hiện đại, mang đặc trưng của những chiến đấu cơ thế hệ mới nhất.
Tổng giám đốc UAC - ông Yury Slyusar khẳng định Yak-130 giữ vai trò quan trọng trong việc huấn luyện thực hành đối với phi công của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga, khi có thể mô phỏng thao tác của tiêm kích thế hệ 4+ và 5.
Trong quá trình huấn luyện bay trên Yak-130, những điều kiện gần với thực tế chiến đấu nhất sẽ được thiết lập, máy bay có thể sử dụng vũ khí không đối không và không đối đất để luyện tập hoặc tham chiến.
Yak-130 được phát triển với mục đích thay thế máy bay huấn luyện L-39 sản xuất bởi Tiệp Khắc đã lạc hậu, chiếc phi cơ thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1996, chính thức đi vào phục vụ từ năm 2009.
Một trong những tính năng nổi bật của Yak-130 nằm ở là khả năng mô phỏng cũng như thực hiện các động tác thao diễn đặc trưng của máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư và thứ năm.
Hiện tại Yak-130 không chỉ được sử dụng làm máy bay huấn luyện mà còn trong vai trò cường kích hạng nhẹ, khi chiếc phi cơ có thể sử dụng cả rocket không điều khiển hạng nhẹ S-8 hay loại S-13 và S-25OFM nặng hơn nhiều.
Yak-130 cũng có thể hoạt động như một máy bay tấn công mặt đất đích thực nhờ khả năng mang bom nặng tới 500 kg, bao gồm cả bom dẫn đường thuộc loại KAB hay FAB nhưng gắn thêm module UMPC.
Ngoài ra máy bay còn có khả năng chiến đấu trên không với khả năng sử dụng vũ khí tên lửa không đối không hiện đại, chẳng hạn như loại R-73 với đầu dò hồng ngoại thụ động.
Tổng trọng tải vũ khí mà Yak-130 mang được là 3.000 kg, phân bổ trên 8 giá treo ở thân và cánh. Đặc biệt khoang mũi của Yak-130 hoàn toàn phù hợp để lắp đặt radar Osa được phát triển bởi NIIP Zhukovsky.
Radar này có thể theo dõi 8 mục tiêu, đồng thời tấn công 4 mục tiêu trên không hoặc 2 mục tiêu mặt đất cùng lúc. Phạm vi dò tìm mục tiêu với diện tích phản xạ radar 5 m2 là 85 km, tự động khóa mục tiêu từ cự ly 65 km.
Tuy nhiên với đặc trưng của máy bay huấn luyện, Yak-130 có tốc độ leo cao tương đối kém, cửa hút gió cũng đặc trưng cho việc hoạt động ở tốc độ cận âm.
Do vậy Yak-130 sẽ cực kỳ bất lợi nếu gặp phải một chiếc tiêm kích siêu âm nhanh nhẹn sử dụng chiến thuật "kéo cao - bổ nhào", trong trường hợp này khả năng chiến thắng của Yak-130 gần như không có.
Tuy nhiên xét về tổng thể thì Yak-130 là lựa chọn không tồi khi thực hiện vai trò tuần tra không phận trong thời bình, nó đang được nhiều khách hàng quốc tế mua về để đảm nhiệm chức năng này.
Hiện tại Nga đang có một hợp đồng cung cấp Yak-130 cho Iran với số lượng chưa xác định, đây là bước đệm để các phi công Tehran làm quen trước khi chính thức điều khiển Su-35.