Bắt đầu từ đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, Đài Loan đã muốn thay thế phi đội F-5 và F-104 đã quá lạc hậu của mình nhưng vấp phải rào cản cực kỳ khó khăn khi chính phủ Mỹ cấm quân đội nước này xuất khẩu F-16 và F-20 cho Đài Loan. Nguồn ảnh: Military-today.Rào cản lớn này và quyết tâm thay thế dàn tiêm kích của Đài Loan đã khiến quân đội nước này muốn tự sản xuất một loại tiêm kích hiện đại thời bấy giờ dựa trên công nghệ của F-20 và F-16 được Mỹ cung cấp. Nguồn ảnh: Military-today. Tiêm kích F-CK-1 Ching Kuo đã ra đời dưới dự thiết kế của AIDC Đài Loan cùng sự giúp đỡ rất nhiệt tình của các công ty hàng không Mỹ. Trong đó bao gồm các thành phần chủ chốt của một chiếc chiến đấu cơ như General Dynamics (khung máy bay), Garrett (động cơ đẩy), Westinghouse (radar) và một nhóm do Smiths Industries (hệ thống điện tử hàng không). Nguồn ảnh: Military-today.F-CK-1 Ching Kuo giống với máy bay chiến đấu đa năng F-16 của Mỹ. Máy bay được trang bị radar Doppler xung đa chế độ Golden Dragon GD-53 dựa trên AN / APG-67 (V) được phát triển cho F-20, nhưng tích hợp một số công nghệ từ radar AN / APG-66 của Westinghouse được trang bị trên F-16A. Nguồn ảnh: Military-today.Mặc dù có pha trộn thiết kế cánh/thân máy bay của F-20 và F-16 nhưng Ching Kuo có cấu hình khá thông thường. Phi công ngồi trên ghế phóng Martin-Baker Mk 12 và buồng lái điều áp được trang bị bộ điều khiển ở hai bên chứ không phải ở giữa chân như thông thường, màn hình hiển thị góc rộng và ba màn hình nhìn xuống đa chức năng. Nguồn ảnh: Military-today.Nguyên mẫu đầu tiên thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 28 tháng 5 năm 1989 và vào ngày 10 tháng 2 năm 1994, Phi đội số 7 của Không quân Đài Loan đã công khai máy bay của mình, bao gồm hai chiếc phiên bản một chỗ ngồi (F-CK-1A) và hai chiếc máy bay hai chỗ ngồi (F-CK-1B). Nguồn ảnh: Military-today.Về trang bị vũ khí, tiêm kích của Đài Loan được trang bị một khẩu pháo chính cỡ nòng 20mm kèm theo các tên lửa AIM-9P hoặc Thien Chien I/II làm nhiệm vụ đối không hoặc Hsiung Feng II làm nhiệm vụ chống hạm. Nguồn ảnh: Military-today.Tới nay, Đài Loan vẫn hoạt động khoảng 120 chiếc tiêm kích loại này. Nguồn ảnh: Military-today.Trong năm 2013, đã có báo cáo rằng 71 máy bay Ching Kuo của Đài Loan trong số 120 máy bay sẽ được nâng cấp. Nguồn ảnh: Military-today. Mời độc giả xem Video: Khả năng cơ động tuyệt vời của Tiêm kích do Đài Loan tự sản xuất.
Bắt đầu từ đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, Đài Loan đã muốn thay thế phi đội F-5 và F-104 đã quá lạc hậu của mình nhưng vấp phải rào cản cực kỳ khó khăn khi chính phủ Mỹ cấm quân đội nước này xuất khẩu F-16 và F-20 cho Đài Loan. Nguồn ảnh: Military-today.
Rào cản lớn này và quyết tâm thay thế dàn tiêm kích của Đài Loan đã khiến quân đội nước này muốn tự sản xuất một loại tiêm kích hiện đại thời bấy giờ dựa trên công nghệ của F-20 và F-16 được Mỹ cung cấp. Nguồn ảnh: Military-today.
Tiêm kích F-CK-1 Ching Kuo đã ra đời dưới dự thiết kế của AIDC Đài Loan cùng sự giúp đỡ rất nhiệt tình của các công ty hàng không Mỹ. Trong đó bao gồm các thành phần chủ chốt của một chiếc chiến đấu cơ như General Dynamics (khung máy bay), Garrett (động cơ đẩy), Westinghouse (radar) và một nhóm do Smiths Industries (hệ thống điện tử hàng không). Nguồn ảnh: Military-today.
F-CK-1 Ching Kuo giống với máy bay chiến đấu đa năng F-16 của Mỹ. Máy bay được trang bị radar Doppler xung đa chế độ Golden Dragon GD-53 dựa trên AN / APG-67 (V) được phát triển cho F-20, nhưng tích hợp một số công nghệ từ radar AN / APG-66 của Westinghouse được trang bị trên F-16A. Nguồn ảnh: Military-today.
Mặc dù có pha trộn thiết kế cánh/thân máy bay của F-20 và F-16 nhưng Ching Kuo có cấu hình khá thông thường. Phi công ngồi trên ghế phóng Martin-Baker Mk 12 và buồng lái điều áp được trang bị bộ điều khiển ở hai bên chứ không phải ở giữa chân như thông thường, màn hình hiển thị góc rộng và ba màn hình nhìn xuống đa chức năng. Nguồn ảnh: Military-today.
Nguyên mẫu đầu tiên thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 28 tháng 5 năm 1989 và vào ngày 10 tháng 2 năm 1994, Phi đội số 7 của Không quân Đài Loan đã công khai máy bay của mình, bao gồm hai chiếc phiên bản một chỗ ngồi (F-CK-1A) và hai chiếc máy bay hai chỗ ngồi (F-CK-1B). Nguồn ảnh: Military-today.
Về trang bị vũ khí, tiêm kích của Đài Loan được trang bị một khẩu pháo chính cỡ nòng 20mm kèm theo các tên lửa AIM-9P hoặc Thien Chien I/II làm nhiệm vụ đối không hoặc Hsiung Feng II làm nhiệm vụ chống hạm. Nguồn ảnh: Military-today.
Tới nay, Đài Loan vẫn hoạt động khoảng 120 chiếc tiêm kích loại này. Nguồn ảnh: Military-today.
Trong năm 2013, đã có báo cáo rằng 71 máy bay Ching Kuo của Đài Loan trong số 120 máy bay sẽ được nâng cấp. Nguồn ảnh: Military-today.
Mời độc giả xem Video: Khả năng cơ động tuyệt vời của Tiêm kích do Đài Loan tự sản xuất.