Khi máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Su-57 chuyển sang sản xuất với số lượng lớn hơn nhiều so với dự kiến trước đó, đang nổi lên các thông tin rằng, Nga đang tập trung vào một máy bay ném bom tàng hình chiến lược thế hệ thứ Sáu.Tại lễ kỷ niệm 70 năm của Trung tâm phát triển và bay thử nghiệm Zhukovsky, Giám đốc điều hành Tupolev, Alexander Konyukhov nói rằng, “Có nhiều kế hoạch lớn phía trước để thử nghiệm và nâng cấp mạnh mẽ các máy bay Tu-22M3M, Tu-160 và Tu-95MS cùng với đó là việc thử nghiệm quy mô lớn của phương tiện hàng không tầm xa của tương lai (PAK-DA)”.Truyền thông Nga đưa tin rằng, ban đầu PAK-DA sẽ trải qua thử nghiệm tại Trung tâm Zhukovsky. Theo cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Yuri Borisov, nguyên mẫu đầu tiên dự kiến ra mắt vào năm 2021-2022, chuyến bay đầu tiên được lên kế hoạch vào năm 2025-2026 và quá trình giao hàng sẽ bắt đầu vào năm 2028-2029.Trong khi các máy bay ném bom hạng nặng chiến lược, có khả năng hạt nhân hiện nay của Nga hoàn toàn là các máy bay chiến đấu từ thời Liên Xô, PAK-DA sẽ là một thiết kế hoàn toàn mới, “dựa trên các giải pháp, khái niệm mới”, kỹ sư chính của dự án, Yuri Slyusar cho biết. Chủ tịch của United Aircraft Corporation (UAC), Yuri Slyusar nói thêm, “dĩ nhiên, chúng tôi đang nói về việc khả năng xử lý được cải thiện và khả năng chiến đấu được mở rộng”.Hiện tại rất ít thông số kỹ thuật của PAK-DA được hé lộ. Bình luận trên truyền thông Nga cho thấy, phạm vi hoạt động có thể là 12.000 km, trọng tải lên tới 30 tấn và tốc độ bay cận âm. Sự thật thứ hai đặc biệt quan trọng mà chỉ huy Viktor Bondarev làm rõ rằng, PAK-DA ưu tiên khả năng tàng hình ở tốc đọo cận âm vì không thể chế tạo máy bay ném bom mang tên lửa vô hình với ra-đa và bay với tốc độ siêu âm.PAK-DA sẽ mang tên lửa dẫn đường được hỗ trợ bởi AI với tầm bắn lên tới 7.000 km. Một tên lửa như vậy có thể phân tích tình hình trên không, ra-đa phòng không và xác định hướng, độ cao và tốc độ của nó.“Chúng tôi đang làm việc với các tên lửa như vậy. Các tên lửa này, có thể chuyển mục tiêu giữa chuyến bay và tự điều chỉnh đường bay của chúng để tránh ra-đa”, Bondarev nhấn mạnh, gần như chắc chắn, tên lửa này sẽ được để trong khoang vũ khí nằm trong thân của PAK-DA.PAK-DA đang được coi là sự thay thế cho Tu-160 và Tu-22M3, nhưng không có khả năng được sản xuất hàng loạt với số lượng đủ lớn để trở thành xương sống của lực lượng máy bay ném bom chiến lược Nga.Thay vào đó, có vẻ như PAK-DA được thiết kế để lấp đầy khoảng trống trong xung đột hạt nhân, chống lại các hệ thống phòng không hàng đầu thế giới.
Khi máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Su-57 chuyển sang sản xuất với số lượng lớn hơn nhiều so với dự kiến trước đó, đang nổi lên các thông tin rằng, Nga đang tập trung vào một máy bay ném bom tàng hình chiến lược thế hệ thứ Sáu.
Tại lễ kỷ niệm 70 năm của Trung tâm phát triển và bay thử nghiệm Zhukovsky, Giám đốc điều hành Tupolev, Alexander Konyukhov nói rằng, “Có nhiều kế hoạch lớn phía trước để thử nghiệm và nâng cấp mạnh mẽ các máy bay Tu-22M3M, Tu-160 và Tu-95MS cùng với đó là việc thử nghiệm quy mô lớn của phương tiện hàng không tầm xa của tương lai (PAK-DA)”.
Truyền thông Nga đưa tin rằng, ban đầu PAK-DA sẽ trải qua thử nghiệm tại Trung tâm Zhukovsky. Theo cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Yuri Borisov, nguyên mẫu đầu tiên dự kiến ra mắt vào năm 2021-2022, chuyến bay đầu tiên được lên kế hoạch vào năm 2025-2026 và quá trình giao hàng sẽ bắt đầu vào năm 2028-2029.
Trong khi các máy bay ném bom hạng nặng chiến lược, có khả năng hạt nhân hiện nay của Nga hoàn toàn là các máy bay chiến đấu từ thời Liên Xô, PAK-DA sẽ là một thiết kế hoàn toàn mới, “dựa trên các giải pháp, khái niệm mới”, kỹ sư chính của dự án, Yuri Slyusar cho biết. Chủ tịch của United Aircraft Corporation (UAC), Yuri Slyusar nói thêm, “dĩ nhiên, chúng tôi đang nói về việc khả năng xử lý được cải thiện và khả năng chiến đấu được mở rộng”.
Hiện tại rất ít thông số kỹ thuật của PAK-DA được hé lộ. Bình luận trên truyền thông Nga cho thấy, phạm vi hoạt động có thể là 12.000 km, trọng tải lên tới 30 tấn và tốc độ bay cận âm. Sự thật thứ hai đặc biệt quan trọng mà chỉ huy Viktor Bondarev làm rõ rằng, PAK-DA ưu tiên khả năng tàng hình ở tốc đọo cận âm vì không thể chế tạo máy bay ném bom mang tên lửa vô hình với ra-đa và bay với tốc độ siêu âm.
PAK-DA sẽ mang tên lửa dẫn đường được hỗ trợ bởi AI với tầm bắn lên tới 7.000 km. Một tên lửa như vậy có thể phân tích tình hình trên không, ra-đa phòng không và xác định hướng, độ cao và tốc độ của nó.
“Chúng tôi đang làm việc với các tên lửa như vậy. Các tên lửa này, có thể chuyển mục tiêu giữa chuyến bay và tự điều chỉnh đường bay của chúng để tránh ra-đa”, Bondarev nhấn mạnh, gần như chắc chắn, tên lửa này sẽ được để trong khoang vũ khí nằm trong thân của PAK-DA.
PAK-DA đang được coi là sự thay thế cho Tu-160 và Tu-22M3, nhưng không có khả năng được sản xuất hàng loạt với số lượng đủ lớn để trở thành xương sống của lực lượng máy bay ném bom chiến lược Nga.
Thay vào đó, có vẻ như PAK-DA được thiết kế để lấp đầy khoảng trống trong xung đột hạt nhân, chống lại các hệ thống phòng không hàng đầu thế giới.