Hiện nay, Không quân Campuchia đang ở trong một hiện trạng cực kỳ thê thảm khi không hề có bất cứ một chiến đấu cơ nào trong biên chế sẵn sàng chiến đấu. Với một lực lượng khoảng hơn 3.000 nhân lực, Không quân nước này chủ yếu đang vận hành các trực thăng hạng nhẹ và số lượng ít các máy bay vận tải cánh cố định.Do đó, việc vừa qua rộ lên tin tức Campuchia bất ngờ tiếp nhận chiếc chiến đấu cơ đa năng FTC-2000G từ Trung Quốc khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên và liệu động thái này có nâng cao khả năng của Không quân Campuchia lên rõ rệt hay không.Theo tiết lộ, chiếc FTC-2000G đầu tiên được chuyển giao thuộc hợp đồng mua 6 chiếc được Campuchia ký kết với Trung Quốc trong năm 2020. Dự kiến toàn bộ lô hàng sẽ được bàn giao đầy đủ từ giờ đến năm 2023. Có thể nói, chiếc đầu tiên bàn giao chỉ sau một năm đặt hàng cho thấy tốc độ sản xuất khí tài đáng kinh ngạc của Trung Quốc.FTC-2000G là phiên bản xuất khẩu của dòng huấn luyện cơ đa nhiệm JL-9, một trong những dòng máy bay huấn luyện chủ lực của Không quân Trung Quốc hiện nay bên cạnh JL-10. Nó thực hiện chuyến bay đầu tiên từ năm 2003 và chính thức gia nhập biên chế vào năm 2013.Trong quá khứ, Không quân Campuchia từng vận hành các máy bay huấn luyện phản lực L-39 tuy nhiên tất cả đều đã được cho nghỉ hưu do quá niên hạn bay và tuổi thọ khung thân.Đã từ rất lâu rồi, Campuchia không còn các máy bay tiêm kích phản lực trong biên chế. Năng lực tác chiến đường không của lực lượng này phải nói là cực kỳ yếu kém, yếu kém bậc nhất hiện nay trong khu vực Đông Nam Á.Do đó, những chiếc FTC-2000G mới sẽ như một lần gió tươi mát khiến nhiều người hi vọng về một tương lai tích cực hơn cho lực lượng Không quân Campuchia. Dẫu vậy trên thực tế nó cũng không quá nổi trội.Đối với đối thủ tiềm năng của Campuchia là Không quân Lào, cả hai quốc gia đang có những tranh chấp ở khu vực biên giới chung. Lực lượng này đang vận hành khoảng 6 chiếc Yak-130 nhập khẩu từ Nga. Dẫu cho cả hai loại Yak-130 và FTC-2000G đều là máy bay huấn luyện, Yak-130 vẫn hoàn toàn vượt trội về mọi mặt. Để có thể so sánh với Yak-130, Trung Quốc có sản phẩm tương tự là JL-10 hay phiên bản xuất khẩu là L-15. Dẫu vậy JL-10 vẫn chỉ mới đạt ở mức độ tiệm cận Yak-130.Hiện Campuchia cũng đang vận hành một số lượng trực thăng hạng nhẹ Harbin Z-9 cũng do Trung Quốc sản xuất và một số trực thăng Mil Mi-8/17 nhập khẩu từ Liên Xô/Nga với tầm 7 chiếc.Tuy nhiên cũng phải nói một điều rằng, việc nhập khẩu các tiêm kích huấn luyện cũng là bước đầu cho sự làm quen và mở đường cho các đầu tư máy bay chiến đấu phản lực mạnh mẽ hơn trong tương lai. Việc Campuchia chọn máy bay huấn luyện Trung Quốc cũng đồng nghĩa với khả năng cao họ sẽ tiếp tục nhập khẩu tiêm kích Trung Quốc. Nguồn ảnh: Airliners. Cận cảnh sức mạnh của tiêm kích FTC-2000.
Hiện nay, Không quân Campuchia đang ở trong một hiện trạng cực kỳ thê thảm khi không hề có bất cứ một chiến đấu cơ nào trong biên chế sẵn sàng chiến đấu. Với một lực lượng khoảng hơn 3.000 nhân lực, Không quân nước này chủ yếu đang vận hành các trực thăng hạng nhẹ và số lượng ít các máy bay vận tải cánh cố định.
Do đó, việc vừa qua rộ lên tin tức Campuchia bất ngờ tiếp nhận chiếc chiến đấu cơ đa năng FTC-2000G từ Trung Quốc khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên và liệu động thái này có nâng cao khả năng của Không quân Campuchia lên rõ rệt hay không.
Theo tiết lộ, chiếc FTC-2000G đầu tiên được chuyển giao thuộc hợp đồng mua 6 chiếc được Campuchia ký kết với Trung Quốc trong năm 2020. Dự kiến toàn bộ lô hàng sẽ được bàn giao đầy đủ từ giờ đến năm 2023. Có thể nói, chiếc đầu tiên bàn giao chỉ sau một năm đặt hàng cho thấy tốc độ sản xuất khí tài đáng kinh ngạc của Trung Quốc.
FTC-2000G là phiên bản xuất khẩu của dòng huấn luyện cơ đa nhiệm JL-9, một trong những dòng máy bay huấn luyện chủ lực của Không quân Trung Quốc hiện nay bên cạnh JL-10. Nó thực hiện chuyến bay đầu tiên từ năm 2003 và chính thức gia nhập biên chế vào năm 2013.
Trong quá khứ, Không quân Campuchia từng vận hành các máy bay huấn luyện phản lực L-39 tuy nhiên tất cả đều đã được cho nghỉ hưu do quá niên hạn bay và tuổi thọ khung thân.
Đã từ rất lâu rồi, Campuchia không còn các máy bay tiêm kích phản lực trong biên chế. Năng lực tác chiến đường không của lực lượng này phải nói là cực kỳ yếu kém, yếu kém bậc nhất hiện nay trong khu vực Đông Nam Á.
Do đó, những chiếc FTC-2000G mới sẽ như một lần gió tươi mát khiến nhiều người hi vọng về một tương lai tích cực hơn cho lực lượng Không quân Campuchia. Dẫu vậy trên thực tế nó cũng không quá nổi trội.
Đối với đối thủ tiềm năng của Campuchia là Không quân Lào, cả hai quốc gia đang có những tranh chấp ở khu vực biên giới chung. Lực lượng này đang vận hành khoảng 6 chiếc Yak-130 nhập khẩu từ Nga. Dẫu cho cả hai loại Yak-130 và FTC-2000G đều là máy bay huấn luyện, Yak-130 vẫn hoàn toàn vượt trội về mọi mặt. Để có thể so sánh với Yak-130, Trung Quốc có sản phẩm tương tự là JL-10 hay phiên bản xuất khẩu là L-15. Dẫu vậy JL-10 vẫn chỉ mới đạt ở mức độ tiệm cận Yak-130.
Hiện Campuchia cũng đang vận hành một số lượng trực thăng hạng nhẹ Harbin Z-9 cũng do Trung Quốc sản xuất và một số trực thăng Mil Mi-8/17 nhập khẩu từ Liên Xô/Nga với tầm 7 chiếc.
Tuy nhiên cũng phải nói một điều rằng, việc nhập khẩu các tiêm kích huấn luyện cũng là bước đầu cho sự làm quen và mở đường cho các đầu tư máy bay chiến đấu phản lực mạnh mẽ hơn trong tương lai. Việc Campuchia chọn máy bay huấn luyện Trung Quốc cũng đồng nghĩa với khả năng cao họ sẽ tiếp tục nhập khẩu tiêm kích Trung Quốc. Nguồn ảnh: Airliners.
Cận cảnh sức mạnh của tiêm kích FTC-2000.