Những nhân vật hàng đầu trong giới quân sự Nga đang lên kế hoạch tích hợp tên lửa không đối không tầm ngắn RVV-MD2 tiên tiến với tiêm kích tàng hình Su-75 Checkmate.Theo báo chí Nga, khả năng điều hướng vượt trội và cơ động ấn tượng của tên lửa RVV-MD2 đã đưa nó vượt lên trên các hệ thống tên lửa không chiến trong tầm nhìn khác ở phương Tây. Tại Triển lãm Quốc phòng Thế giới diễn ra gần đây ở Ả Rập Saudi, phía Nga xác nhận rằng máy bay phản lực tàng hình một động cơ kiểu dáng đẹp này có thể được điều chỉnh để phù hợp với nhiều loại tên lửa và hệ thống điện tử khác nhau. Ông Alexander Mikheev, Giám đốc điều hành của Rosoboronexport cũng nói về tiềm năng xuất khẩu của Su-75 Checkmate, đi kèm với thảo luận về khả năng hợp tác nước ngoài. Theo tiết lộ, nhiều đối tác quốc tế rất hào hứng với ý tưởng hợp tác phát triển Checkmate cùng Nga. Các cuộc thảo luận tập trung vào việc kết hợp hệ thống điện tử hàng không và vũ khí tiên tiến. Ông Mikheev nói rõ, những đối tác của Rosoboronexport rất mong muốn cùng nhau hoàn thiện tiêm kích chiến thuật hạng nhẹ thế hệ thứ năm của Nga, nó có ít đối thủ trên phạm vi quốc tế và đặc điểm “kiến trúc mở” khiến máy bay trở nên khác biệt. Yếu tố này cho phép chế tạo một chiến đấu cơ mạnh mẽ và phù hợp với tương lai, hoàn toàn đáp ứng các thông số kỹ thuật của khách hàng trong một thỏa thuận phát triển và sản xuất chung. CEO của Rosoboronexport sau đó đã làm sáng tỏ mảng“vũ khí hàng không” được thiết kế dành cho tiêm kích thế hệ thứ năm, đó là giảm diện tích phản xạ radar và tăng phạm vi chiến đấu. Vị quan chức nói trên cũng thảo luận về sự ra mắt gần đây của các loại vũ khí hàng không tiên tiến như tên lửa dẫn đường không đối không RVV-MD2 và RVV-BD, cùng với tên lửa hành trình Kh-69. Ông Mikheev đề xuất sử dụng những tên lửa này trên tiêm kích Su-75 Checkmate, bởi loại đạn hàng không này mới thực sự xứng đáng với chiến đấu cơ thế hệ thứ năm. Điều thú vị là những điều chỉnh này có thể cho thấy việc mở rộng khoang chứa tên lửa không đối không tầm ngắn, tăng cường không gian nhiên liệu bên trong - hoặc có thể là cả hai. Đối với tên lửa RVV-MD2, nó lần đầu tiên được trưng bày tại Triển lãm Armiya 2023, được thiết kế đặc biệt cho tiêm kích Su-57. Theo phía Nga, loại đạn hàng không này đi trước các đối thủ phương Tây 5 năm.Lý do chính cho tuyên bố này là bởi người Nga tự tin khẳng định RVV-MD2 chính là tên lửa không chiến tầm ngắn đầu tiên được trang bị hệ thống dẫn đường quán tính (INS). Vậy tại sao lại cần phải quan tâm đến INS? Nói một cách đơn giản, nó cho phép tên lửa điều hướng độc lập mà không cần tín hiệu bên ngoài. Ngoài ra tên lửa còn có tính năng hiệu chỉnh theo sóng vô tuyến, cho phép cập nhật tọa độ mục tiêu. Thêm vào đó, thiết bị tìm kiếm hồng ngoại băng tần kép của RVV-MD2 rất tinh vi và ít bị nhiễu tác chiến điện tử hơn. Với tính năng này, RVV-MD2 có thể nhắm mục tiêu theo mọi hướng, bao gồm cả phía sau, nó thậm chí có thể quay ngoắt 180 độ. Tên lửa gắn kết với thiết bị ngắm bắn gắn trên mũ bảo hiểm của phi công, mang lại khả năng tấn công rất linh hoạt. RVV-MD2 cũng là tên lửa không chiến tầm ngắn đầu tiên của Nga có chức năng "khóa mục tiêu sau khi phóng", giúp xóa bỏ ưu thế công nghệ của phương Tây. Tuy vậy cần nhấn mạnh những tính năng nói trên của tên lửa RVV-MD2 vẫn chỉ là lý thuyết, nó cần chứng minh ngoài thực tế để tạo niềm tin trước những khách hàng quốc tế.
Những nhân vật hàng đầu trong giới quân sự Nga đang lên kế hoạch tích hợp tên lửa không đối không tầm ngắn RVV-MD2 tiên tiến với tiêm kích tàng hình Su-75 Checkmate.
Theo báo chí Nga, khả năng điều hướng vượt trội và cơ động ấn tượng của tên lửa RVV-MD2 đã đưa nó vượt lên trên các hệ thống tên lửa không chiến trong tầm nhìn khác ở phương Tây.
Tại Triển lãm Quốc phòng Thế giới diễn ra gần đây ở Ả Rập Saudi, phía Nga xác nhận rằng máy bay phản lực tàng hình một động cơ kiểu dáng đẹp này có thể được điều chỉnh để phù hợp với nhiều loại tên lửa và hệ thống điện tử khác nhau.
Ông Alexander Mikheev, Giám đốc điều hành của Rosoboronexport cũng nói về tiềm năng xuất khẩu của Su-75 Checkmate, đi kèm với thảo luận về khả năng hợp tác nước ngoài.
Theo tiết lộ, nhiều đối tác quốc tế rất hào hứng với ý tưởng hợp tác phát triển Checkmate cùng Nga. Các cuộc thảo luận tập trung vào việc kết hợp hệ thống điện tử hàng không và vũ khí tiên tiến.
Ông Mikheev nói rõ, những đối tác của Rosoboronexport rất mong muốn cùng nhau hoàn thiện tiêm kích chiến thuật hạng nhẹ thế hệ thứ năm của Nga, nó có ít đối thủ trên phạm vi quốc tế và đặc điểm “kiến trúc mở” khiến máy bay trở nên khác biệt.
Yếu tố này cho phép chế tạo một chiến đấu cơ mạnh mẽ và phù hợp với tương lai, hoàn toàn đáp ứng các thông số kỹ thuật của khách hàng trong một thỏa thuận phát triển và sản xuất chung.
CEO của Rosoboronexport sau đó đã làm sáng tỏ mảng“vũ khí hàng không” được thiết kế dành cho tiêm kích thế hệ thứ năm, đó là giảm diện tích phản xạ radar và tăng phạm vi chiến đấu.
Vị quan chức nói trên cũng thảo luận về sự ra mắt gần đây của các loại vũ khí hàng không tiên tiến như tên lửa dẫn đường không đối không RVV-MD2 và RVV-BD, cùng với tên lửa hành trình Kh-69.
Ông Mikheev đề xuất sử dụng những tên lửa này trên tiêm kích Su-75 Checkmate, bởi loại đạn hàng không này mới thực sự xứng đáng với chiến đấu cơ thế hệ thứ năm.
Điều thú vị là những điều chỉnh này có thể cho thấy việc mở rộng khoang chứa tên lửa không đối không tầm ngắn, tăng cường không gian nhiên liệu bên trong - hoặc có thể là cả hai.
Đối với tên lửa RVV-MD2, nó lần đầu tiên được trưng bày tại Triển lãm Armiya 2023, được thiết kế đặc biệt cho tiêm kích Su-57. Theo phía Nga, loại đạn hàng không này đi trước các đối thủ phương Tây 5 năm.
Lý do chính cho tuyên bố này là bởi người Nga tự tin khẳng định RVV-MD2 chính là tên lửa không chiến tầm ngắn đầu tiên được trang bị hệ thống dẫn đường quán tính (INS).
Vậy tại sao lại cần phải quan tâm đến INS? Nói một cách đơn giản, nó cho phép tên lửa điều hướng độc lập mà không cần tín hiệu bên ngoài.
Ngoài ra tên lửa còn có tính năng hiệu chỉnh theo sóng vô tuyến, cho phép cập nhật tọa độ mục tiêu. Thêm vào đó, thiết bị tìm kiếm hồng ngoại băng tần kép của RVV-MD2 rất tinh vi và ít bị nhiễu tác chiến điện tử hơn.
Với tính năng này, RVV-MD2 có thể nhắm mục tiêu theo mọi hướng, bao gồm cả phía sau, nó thậm chí có thể quay ngoắt 180 độ. Tên lửa gắn kết với thiết bị ngắm bắn gắn trên mũ bảo hiểm của phi công, mang lại khả năng tấn công rất linh hoạt.
RVV-MD2 cũng là tên lửa không chiến tầm ngắn đầu tiên của Nga có chức năng "khóa mục tiêu sau khi phóng", giúp xóa bỏ ưu thế công nghệ của phương Tây.
Tuy vậy cần nhấn mạnh những tính năng nói trên của tên lửa RVV-MD2 vẫn chỉ là lý thuyết, nó cần chứng minh ngoài thực tế để tạo niềm tin trước những khách hàng quốc tế.