Nguyên mẫu tiêm kích Su-75 Checkmate có đuôi hình chữ V, nhưng các nhà phát triển đã quyết định tiến xa hơn và thay đổi đuôi cũng như cánh tà của máy bay nhằm tăng khả năng tàng hình.Đuôi chữ V có một số nhược điểm khiến nó không phù hợp để sử dụng cho máy bay chiến đấu tàng hình. Một trong những vấn đề chính là tạo ra nhiều tín hiệu phản xạ radar hơn so với các thiết kế đuôi khác.Điều này là do các bề mặt góc của đuôi hình chữ V phản xạ sóng radar theo nhiều hướng, giúp hệ thống radar phát hiện máy bay tàng hình một cách dễ dàng hơn.Một vấn đề khác với thiết kế đuôi chữ V là nó khó điều khiển hơn so với các thiết kế đuôi khác, khi bề mặt được kết nối và di chuyển cùng nhau để điều khiển độ cao cũng như hướng nghiêng của máy bay.Điều này có thể gây khó khăn hơn cho phi công trong việc duy trì quyền kiểm soát máy bay trong một số tình huống nhất định, chẳng hạn như khi cơ động tốc độ cao hoặc trong điều kiện nhiễu động không khí.Mặc dù cho đến nay, những tuyên bố về phần đuôi chữ V sửa đổi của Su-75 mới chỉ được đề cập trên các phương tiện truyền thông Nga, nhưng chưa có thông tin nào về hình dạng sẽ được sử dụng trong cấu hình mới của nguyên mẫu.Một dạng đuôi thích hợp cho việc tàng hình là đuôi răng cưa, bao gồm một loạt bề mặt phẳng được tạo góc theo kiểu răng cưa. Thiết kế này giúp tán xạ và hấp thụ sóng radar. Đuôi răng cưa cũng tạo ra ít lực cản hơn so với đuôi chữ V, cho phép tăng tốc độ và tầm hoạt động.Một hình dạng đuôi khác phù hợp với khả năng tàng hình là đuôi chuyển động hoàn toàn. Đuôi chuyển động toàn phần bao gồm một bề mặt duy nhất di chuyển lên xuống để điều khiển cao độ của máy bay.Thiết kế này loại bỏ sự cần thiết của những bề mặt điều khiển riêng biệt, làm giảm diện tích phản xạ radar (RCS) của máy bay. Đuôi chuyển động hoàn toàn cũng tạo ra ít lực cản hơn so với đuôi chữ V, tương tự loại răng cưa.Cuối cùng, đuôi chữ T là một dạng khác phù hợp với máy bay tàng hình. Đuôi chữ T bao gồm một bộ ổn định ngang được gắn trên đầu bộ ổn định dọc, tạo ra hình chữ T.Thiết kế này giúp giảm RCS của máy bay bằng cách che chắn bộ ổn định ngang khỏi các hệ thống radar trên mặt đất. Đuôi chữ T cũng tạo ra ít lực cản hơn đuôi chữ V.Su-75 được định vị là tiêm kích hạng nhẹ đa năng và không giống như Su-57, nó chỉ có một động cơ tương tự F-35 của Mỹ. Theo nhà sản xuất, các phiên bản thử nghiệm của Su-75 sẽ được trang bị động cơ “giai đoạn hai” mới nhất có tên Izdelie 30.Trọng lượng cất cánh tối đa của Su-75 ước tính vào khoảng 18 tấn, bao gồm 7 tấn tên lửa và bom. Tuy nhiên thông tin này bị nghi ngờ rất nhiều bởi chỉ một động cơ khó lòng mang nổi tải trọng đó.Đối với thiết bị tích hợp, thân máy bay sẽ có 3 khoang vũ khí: 1 khoang chính và 2 khoang phụ. Các khoang bên được thiết kế cho tên lửa không đối không, nhưng có tùy chọn lắp 3 tên lửa không đối không hoặc 2 tên lửa không đối đất.Chiều dài của máy bay chiến đấu Su-75 Checkmate sẽ là 17,5 m và sải cánh là 11,8 m. So với Su-35 dài 22 m, sải cánh 14 m, máy bay mới nhỏ gọn hơn khá nhiều.Nhà phát triển tuyên bố tốc độ tối đa của Su-75 là 2.200 km/h và phạm vi bay lên tới 3.000 km, điều này đạt được bởi các thùng nhiên liệu bên ngoài. Bán kính chiến đấu của Su-75 theo quảng cáo là 1.500 km, trong khi đối thủ trực tiếp F-35 chỉ có 1.150 km.Radar của Su-75 có thể theo dõi tới 30 mục tiêu trên không, 1 - 2 mục tiêu trên đất liền hoặc trên biển và tấn công đồng thời tới 6 mục tiêu trên không. Một tính năng khác của Checkmate là khả năng “bắn ngược” , tức là phóng tên lửa ngược hướng bay.Ngoài ra một phiên bản không người lái dựa trên Su-75 Checkmate cũng đã được giới thiệu, đây sẽ là tiền đề của tiêm kích hạng nhẹ thế hệ sáu do Nga phát triển.
Nguyên mẫu tiêm kích Su-75 Checkmate có đuôi hình chữ V, nhưng các nhà phát triển đã quyết định tiến xa hơn và thay đổi đuôi cũng như cánh tà của máy bay nhằm tăng khả năng tàng hình.
Đuôi chữ V có một số nhược điểm khiến nó không phù hợp để sử dụng cho máy bay chiến đấu tàng hình. Một trong những vấn đề chính là tạo ra nhiều tín hiệu phản xạ radar hơn so với các thiết kế đuôi khác.
Điều này là do các bề mặt góc của đuôi hình chữ V phản xạ sóng radar theo nhiều hướng, giúp hệ thống radar phát hiện máy bay tàng hình một cách dễ dàng hơn.
Một vấn đề khác với thiết kế đuôi chữ V là nó khó điều khiển hơn so với các thiết kế đuôi khác, khi bề mặt được kết nối và di chuyển cùng nhau để điều khiển độ cao cũng như hướng nghiêng của máy bay.
Điều này có thể gây khó khăn hơn cho phi công trong việc duy trì quyền kiểm soát máy bay trong một số tình huống nhất định, chẳng hạn như khi cơ động tốc độ cao hoặc trong điều kiện nhiễu động không khí.
Mặc dù cho đến nay, những tuyên bố về phần đuôi chữ V sửa đổi của Su-75 mới chỉ được đề cập trên các phương tiện truyền thông Nga, nhưng chưa có thông tin nào về hình dạng sẽ được sử dụng trong cấu hình mới của nguyên mẫu.
Một dạng đuôi thích hợp cho việc tàng hình là đuôi răng cưa, bao gồm một loạt bề mặt phẳng được tạo góc theo kiểu răng cưa. Thiết kế này giúp tán xạ và hấp thụ sóng radar. Đuôi răng cưa cũng tạo ra ít lực cản hơn so với đuôi chữ V, cho phép tăng tốc độ và tầm hoạt động.
Một hình dạng đuôi khác phù hợp với khả năng tàng hình là đuôi chuyển động hoàn toàn. Đuôi chuyển động toàn phần bao gồm một bề mặt duy nhất di chuyển lên xuống để điều khiển cao độ của máy bay.
Thiết kế này loại bỏ sự cần thiết của những bề mặt điều khiển riêng biệt, làm giảm diện tích phản xạ radar (RCS) của máy bay. Đuôi chuyển động hoàn toàn cũng tạo ra ít lực cản hơn so với đuôi chữ V, tương tự loại răng cưa.
Cuối cùng, đuôi chữ T là một dạng khác phù hợp với máy bay tàng hình. Đuôi chữ T bao gồm một bộ ổn định ngang được gắn trên đầu bộ ổn định dọc, tạo ra hình chữ T.
Thiết kế này giúp giảm RCS của máy bay bằng cách che chắn bộ ổn định ngang khỏi các hệ thống radar trên mặt đất. Đuôi chữ T cũng tạo ra ít lực cản hơn đuôi chữ V.
Su-75 được định vị là tiêm kích hạng nhẹ đa năng và không giống như Su-57, nó chỉ có một động cơ tương tự F-35 của Mỹ. Theo nhà sản xuất, các phiên bản thử nghiệm của Su-75 sẽ được trang bị động cơ “giai đoạn hai” mới nhất có tên Izdelie 30.
Trọng lượng cất cánh tối đa của Su-75 ước tính vào khoảng 18 tấn, bao gồm 7 tấn tên lửa và bom. Tuy nhiên thông tin này bị nghi ngờ rất nhiều bởi chỉ một động cơ khó lòng mang nổi tải trọng đó.
Đối với thiết bị tích hợp, thân máy bay sẽ có 3 khoang vũ khí: 1 khoang chính và 2 khoang phụ. Các khoang bên được thiết kế cho tên lửa không đối không, nhưng có tùy chọn lắp 3 tên lửa không đối không hoặc 2 tên lửa không đối đất.
Chiều dài của máy bay chiến đấu Su-75 Checkmate sẽ là 17,5 m và sải cánh là 11,8 m. So với Su-35 dài 22 m, sải cánh 14 m, máy bay mới nhỏ gọn hơn khá nhiều.
Nhà phát triển tuyên bố tốc độ tối đa của Su-75 là 2.200 km/h và phạm vi bay lên tới 3.000 km, điều này đạt được bởi các thùng nhiên liệu bên ngoài. Bán kính chiến đấu của Su-75 theo quảng cáo là 1.500 km, trong khi đối thủ trực tiếp F-35 chỉ có 1.150 km.
Radar của Su-75 có thể theo dõi tới 30 mục tiêu trên không, 1 - 2 mục tiêu trên đất liền hoặc trên biển và tấn công đồng thời tới 6 mục tiêu trên không. Một tính năng khác của Checkmate là khả năng “bắn ngược” , tức là phóng tên lửa ngược hướng bay.
Ngoài ra một phiên bản không người lái dựa trên Su-75 Checkmate cũng đã được giới thiệu, đây sẽ là tiền đề của tiêm kích hạng nhẹ thế hệ sáu do Nga phát triển.