Tập đoàn sản xuất máy bay Thẩm Dương của Trung Quốc đang phát triển một dự án đầy hứa hẹn về tiêm kích FC-31. Gần 20 năm với rất nhiều thời gian đã trôi qua, nhưng triển vọng thực sự của FC-31 vẫn còn là một câu hỏi.Lần đầu tiên, người ta biết đến sự tồn tại của một dự án mới từ tập đoàn Thẩm Dương vào năm 2011. Sau đó, những bức ảnh về một mẫu máy bay với ký hiệu F-60 đã được tuyên truyền rộng rãi.Một năm sau, trong triển lãm Airshow China 2012 tập đoàn Thẩm Dương đã trưng bày một bản mô phỏng của chiếc máy bay, tương tự như nguyên mẫu đã thấy trước đó. Chiếc máy bay này chính thức được giới thiệu với tên gọi FC-31.Cuối năm 2018, báo chí nước ngoài đưa tin dự án tiêm kích FC-31 sau nhiều năm chờ đợi đã nhận được sự hỗ trợ từ PLA. Lực lượng không quân và hải quân Trung Quốc đã bày tỏ sự quan tâm đến FC-31, điều này hứa hẹn một tương lai tươi sáng cho chiếc máy bay này.Từ năm 2012 đến nay, tập đoàn Thẩm Dương đã chế tạo ít nhất hai đến ba nguyên mẫu máy bay FC-31 và đang tiếp tục thử nghiệm toàn diện. Việc phát triển các cấu trúc, công nghệ và cấu hình khác nhau của thiết bị trên máy bay đang được gấp rút thực hiện.Như bản báo cáo cách đây vài năm, dự án FC-31 nhận được sự quan tâm và hỗ trợ quân đội Trung Quốc. Điều này có nghĩa là trong tương lai gần, FC-31 có thể đi vào hoạt động, hơn nữa máy bay sẽ được trang bị cho cả hải quân và không quân nước này.Tuy nhiên triển vọng xuất khẩu của dự án vẫn còn đang bị nghi ngờ. Các nguyên mẫu, mô hình và các phiên bản khác nhau trong dự án đã thu hút sự chú ý của các chuyên gia nước ngoài, nhưng hợp đồng về máy bay thực sự vẫn chưa xuất hiện.Vì vậy, mặc dù đã có tuổi đời đáng kể nhưng chiến đấu cơ FC-31 vẫn không thể tiến xa hơn ngoài việc thử nghiệm và các chiến dịch quảng cáo. Các nỗ lực đang được thực hiện để cải tiến chiếc máy bay này, nhưng triển vọng thực sự của nó vẫn chưa rõ ràng.Dự án FC-31 nhận được sự hỗ trợ từ PLA, điều này cho phép tập đoàn Thẩm Dương hy vọng nhận được đơn đặt hàng với số lượng nhất định để cung cấp cho không quân hoặc hải quân. Tuy nhiên, sự hỗ trợ đó không thể giúp máy bay này gây ảnh hưởng đến thị trường quốc tế.Tiêm kích Shenyang FC-31 được xem là máy bay chiến đấu đa năng hạng nhẹ thế hệ thứ 5 với đầy đủ các khả năng chiến đấu cần thiết. Máy bay được thiết kế với khả năng tàng hình và hiệu suất bay cao, có khả năng mang nhiều loại vũ khí, v.v.Dự án ban đầu bao gồm công nghệ tàng hình, giúp giảm khả năng hiển thị trong tất cả các phạm vi, điều này đã đạt được do hình dạng đặc biệt của khung máy bay và lớp da tổng hợp với độ phản xạ tín hiệu vô tuyến tối thiểu. Sau bản cập nhật gần đây, các tấm này được bổ sung bởi một lớp phủ hấp thụ radar.Ở tất cả các phiên bản, FC-31 đều được trang bị radar AFAR và có một trạm định vị quang học. Dự kiến sẽ có một tổ hợp phòng thủ trên không với các phương tiện quang học phát hiện các mối đe dọa. FC-31 cũng được điều chỉnh để hoạt động trong các hệ thống điều khiển tập trung, giúp nó có thể đạt được các đặc tính chiến đấu tối đa.Là tiêm kích chiến đấu thế hệ 5, FC-31 có khoang chứa vũ khí bên trong. Tổng tải trọng chiến đấu đạt 8 tấn, trong đó có tới 2 tấn bên trong thân máy bay, có khả năng mang và sử dụng nhiều loại vũ khí máy bay do Trung Quốc thiết kế đã được công bố.Các phiên bản hiện đại hóa gần đây khiến máy bay đã trở nên nặng hơn, trọng lượng cất cánh tối đa đã tăng từ 25 lên 28 tấn. Đồng thời, FC-31 cũng được trang bị hai động cơ WS-19, do đó sự gia tăng khối lượng được bù đắp bởi động cơ mạnh mẽ, cũng như giúp máy bay đạt tốc độ bay lên đến 1,8 Mach và tầm hoạt động lên đến hơn 1200 km.Theo các chuyên gia phân tích đợt hiện đại hóa mới nhất của FC-31 được thực hiện theo yêu cầu của PLA và rất có thể chiếc máy bay này sẽ được đưa vào biên chế. Tuy nhiên, điều đó vẫn chưa đủ để bảo đảm tương lai cho dòng máy bay đầy kỳ vọng này của Trung Quốc. Nguồn ảnh: Flickr. Cận cảnh tiêm kích FC-31 của Trung Quốc cất cánh trong một buổi bay trình diễn. Về cơ bản, hiệu suất bay của loại tiêm kích này, cũng không có gì quá nổi bật. Nguồn: Sina.
Tập đoàn sản xuất máy bay Thẩm Dương của Trung Quốc đang phát triển một dự án đầy hứa hẹn về tiêm kích FC-31. Gần 20 năm với rất nhiều thời gian đã trôi qua, nhưng triển vọng thực sự của FC-31 vẫn còn là một câu hỏi.
Lần đầu tiên, người ta biết đến sự tồn tại của một dự án mới từ tập đoàn Thẩm Dương vào năm 2011. Sau đó, những bức ảnh về một mẫu máy bay với ký hiệu F-60 đã được tuyên truyền rộng rãi.
Một năm sau, trong triển lãm Airshow China 2012 tập đoàn Thẩm Dương đã trưng bày một bản mô phỏng của chiếc máy bay, tương tự như nguyên mẫu đã thấy trước đó. Chiếc máy bay này chính thức được giới thiệu với tên gọi FC-31.
Cuối năm 2018, báo chí nước ngoài đưa tin dự án tiêm kích FC-31 sau nhiều năm chờ đợi đã nhận được sự hỗ trợ từ PLA. Lực lượng không quân và hải quân Trung Quốc đã bày tỏ sự quan tâm đến FC-31, điều này hứa hẹn một tương lai tươi sáng cho chiếc máy bay này.
Từ năm 2012 đến nay, tập đoàn Thẩm Dương đã chế tạo ít nhất hai đến ba nguyên mẫu máy bay FC-31 và đang tiếp tục thử nghiệm toàn diện. Việc phát triển các cấu trúc, công nghệ và cấu hình khác nhau của thiết bị trên máy bay đang được gấp rút thực hiện.
Như bản báo cáo cách đây vài năm, dự án FC-31 nhận được sự quan tâm và hỗ trợ quân đội Trung Quốc. Điều này có nghĩa là trong tương lai gần, FC-31 có thể đi vào hoạt động, hơn nữa máy bay sẽ được trang bị cho cả hải quân và không quân nước này.
Tuy nhiên triển vọng xuất khẩu của dự án vẫn còn đang bị nghi ngờ. Các nguyên mẫu, mô hình và các phiên bản khác nhau trong dự án đã thu hút sự chú ý của các chuyên gia nước ngoài, nhưng hợp đồng về máy bay thực sự vẫn chưa xuất hiện.
Vì vậy, mặc dù đã có tuổi đời đáng kể nhưng chiến đấu cơ FC-31 vẫn không thể tiến xa hơn ngoài việc thử nghiệm và các chiến dịch quảng cáo. Các nỗ lực đang được thực hiện để cải tiến chiếc máy bay này, nhưng triển vọng thực sự của nó vẫn chưa rõ ràng.
Dự án FC-31 nhận được sự hỗ trợ từ PLA, điều này cho phép tập đoàn Thẩm Dương hy vọng nhận được đơn đặt hàng với số lượng nhất định để cung cấp cho không quân hoặc hải quân. Tuy nhiên, sự hỗ trợ đó không thể giúp máy bay này gây ảnh hưởng đến thị trường quốc tế.
Tiêm kích Shenyang FC-31 được xem là máy bay chiến đấu đa năng hạng nhẹ thế hệ thứ 5 với đầy đủ các khả năng chiến đấu cần thiết. Máy bay được thiết kế với khả năng tàng hình và hiệu suất bay cao, có khả năng mang nhiều loại vũ khí, v.v.
Dự án ban đầu bao gồm công nghệ tàng hình, giúp giảm khả năng hiển thị trong tất cả các phạm vi, điều này đã đạt được do hình dạng đặc biệt của khung máy bay và lớp da tổng hợp với độ phản xạ tín hiệu vô tuyến tối thiểu. Sau bản cập nhật gần đây, các tấm này được bổ sung bởi một lớp phủ hấp thụ radar.
Ở tất cả các phiên bản, FC-31 đều được trang bị radar AFAR và có một trạm định vị quang học. Dự kiến sẽ có một tổ hợp phòng thủ trên không với các phương tiện quang học phát hiện các mối đe dọa. FC-31 cũng được điều chỉnh để hoạt động trong các hệ thống điều khiển tập trung, giúp nó có thể đạt được các đặc tính chiến đấu tối đa.
Là tiêm kích chiến đấu thế hệ 5, FC-31 có khoang chứa vũ khí bên trong. Tổng tải trọng chiến đấu đạt 8 tấn, trong đó có tới 2 tấn bên trong thân máy bay, có khả năng mang và sử dụng nhiều loại vũ khí máy bay do Trung Quốc thiết kế đã được công bố.
Các phiên bản hiện đại hóa gần đây khiến máy bay đã trở nên nặng hơn, trọng lượng cất cánh tối đa đã tăng từ 25 lên 28 tấn. Đồng thời, FC-31 cũng được trang bị hai động cơ WS-19, do đó sự gia tăng khối lượng được bù đắp bởi động cơ mạnh mẽ, cũng như giúp máy bay đạt tốc độ bay lên đến 1,8 Mach và tầm hoạt động lên đến hơn 1200 km.
Theo các chuyên gia phân tích đợt hiện đại hóa mới nhất của FC-31 được thực hiện theo yêu cầu của PLA và rất có thể chiếc máy bay này sẽ được đưa vào biên chế. Tuy nhiên, điều đó vẫn chưa đủ để bảo đảm tương lai cho dòng máy bay đầy kỳ vọng này của Trung Quốc. Nguồn ảnh: Flickr.
Cận cảnh tiêm kích FC-31 của Trung Quốc cất cánh trong một buổi bay trình diễn. Về cơ bản, hiệu suất bay của loại tiêm kích này, cũng không có gì quá nổi bật. Nguồn: Sina.