Lầu Năm Góc lần đầu tiên công bố bức ảnh cho thấy máy bay chiến đấu tàng hình F-35C mang theo tên lửa chống hạm tầm xa tàng hình AGM-158C (LRASM).AGM-158C (LRASM) là phiên bản chống hạm được phát triển từ tên lửa không đối đất tầm xa AGM-158 (JASSM), với loại vũ khí này F-35C sẽ thêm khả năng tác chiến chống hạm mạnh mẽ, sẵn sàng đáp ứng cho cuộc xung đột tiềm tàng ở Thái Bình Dương.Bức ảnh được Bộ Quốc phòng Mỹ công bố hôm 24/9, cho thấy chuyến bay thử nghiệm ngoài khơi NAS Patuxent River, Maryland, vào ngày 10/9. Một cặp tên lửa LRASM được nhìn thấy trên các giá treo dưới cánh của biến thể F-35C.Tên lửa LRASM cũng sẽ được tích hợp vào biến thể cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng F-35B.Ngoài ra tiêm kích hạm F/A-18E/F và oanh tạc cơ chiến lược B-1B Lancer đều có khả năng mang loại tên lửa diệt hạm tầm xa này.Được giới thiệu từ năm 2015, tên lửa AGM-158C LRASM được coi là loại tên lửa diệt hạm hàng đầu thế giới.Quá trình phát triển tên lửa LRASM dựa theo nguyên mẫu tên lửa không đối đất JASSM-ER của Không quân Mỹ.Trong tương lai, LRASM sẽ thay thế cho dòng tên lửa chống hạm AGM-84 Harpoon đã lỗi thời.Điểm mạnh của LRASM chính là hệ thống dẫn đường hiện đại, khó bị gây nhiễu. Hệ thống này kết hợp giữa hiệu chỉnh pha giữa thông qua tín hiệu dẫn từ tàu mẹ, cũng như khả năng bay theo điểm mốc định vị giúp LRASM có quỹ đạo bay rất khó đoán và khó ngăn chặn.Ở pha tiếp cận, tên lửa diệt hạm Mỹ sử dụng hệ thống đầu dò radar chủ động và ảnh quang-hồng ngoại giúp nâng cao tỷ lệ đánh trúng mục tiêu, kể cả trong điều kiện nhiễu động thời tiết và đối kháng điện tử mạnh.Bên cạnh đó, tên lửa LRASM áp dụng thiết kế khí động học mới kết hợp cùng với vật liệu tổng hợp và lớp phủ giảm phản xạ tín hiệu radar giúp nó có khả năng tàng hình và khiến việc phát hiện và đánh chặn nó trở nên rất khó khăn.Với đầu đạn nổ phân mảnh nặng khoảng 450kg, tên lửa LRASM có thể dễ dàng vô hiệu hóa tàu chiến mặt nước tải trọng 10.000 tấn.Tầm bắn hiệu quả của tên lửa LRASM khoảng 550km, xa gần gấp đôi so với dòng tên lửa diệt hạm Harpoon hiện nay.Lockheed Martin cũng phát triển biến thể bay với vận tốc siêu âm của LRASM, nhưng các vấn đề kỹ thuật và giá thành đã khiến Lầu Năm góc từ chối trang bị biến thể đặc biệt này.Ngoài khả năng chống hạm, tên lửa LRASM cũng có kèm khả năng tiêu diệt các mục tiêu mặt đất, cũng như có thể phóng từ giếng phóng thẳng đứng Mk-41 tiêu chuẩn trên phần lớn chiến hạm theo chuẩn NATO hiện nay.Quân đội Mỹ dự kiến, LRASM sẽ là vũ khí diệt hạm tiêu chuẩn của không quân và hải quân. Nhiều quân đội quốc gia đồng minh của Mỹ hiện cũng quan tâm tới khả năng trang bị dòng tên lửa diệt hạm tàng hình này.
Lầu Năm Góc lần đầu tiên công bố bức ảnh cho thấy máy bay chiến đấu tàng hình F-35C mang theo tên lửa chống hạm tầm xa tàng hình AGM-158C (LRASM).
AGM-158C (LRASM) là phiên bản chống hạm được phát triển từ tên lửa không đối đất tầm xa AGM-158 (JASSM), với loại vũ khí này F-35C sẽ thêm khả năng tác chiến chống hạm mạnh mẽ, sẵn sàng đáp ứng cho cuộc xung đột tiềm tàng ở Thái Bình Dương.
Bức ảnh được Bộ Quốc phòng Mỹ công bố hôm 24/9, cho thấy chuyến bay thử nghiệm ngoài khơi NAS Patuxent River, Maryland, vào ngày 10/9. Một cặp tên lửa LRASM được nhìn thấy trên các giá treo dưới cánh của biến thể F-35C.
Tên lửa LRASM cũng sẽ được tích hợp vào biến thể cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng F-35B.
Ngoài ra tiêm kích hạm F/A-18E/F và oanh tạc cơ chiến lược B-1B Lancer đều có khả năng mang loại tên lửa diệt hạm tầm xa này.
Được giới thiệu từ năm 2015, tên lửa AGM-158C LRASM được coi là loại tên lửa diệt hạm hàng đầu thế giới.
Quá trình phát triển tên lửa LRASM dựa theo nguyên mẫu tên lửa không đối đất JASSM-ER của Không quân Mỹ.
Trong tương lai, LRASM sẽ thay thế cho dòng tên lửa chống hạm AGM-84 Harpoon đã lỗi thời.
Điểm mạnh của LRASM chính là hệ thống dẫn đường hiện đại, khó bị gây nhiễu. Hệ thống này kết hợp giữa hiệu chỉnh pha giữa thông qua tín hiệu dẫn từ tàu mẹ, cũng như khả năng bay theo điểm mốc định vị giúp LRASM có quỹ đạo bay rất khó đoán và khó ngăn chặn.
Ở pha tiếp cận, tên lửa diệt hạm Mỹ sử dụng hệ thống đầu dò radar chủ động và ảnh quang-hồng ngoại giúp nâng cao tỷ lệ đánh trúng mục tiêu, kể cả trong điều kiện nhiễu động thời tiết và đối kháng điện tử mạnh.
Bên cạnh đó, tên lửa LRASM áp dụng thiết kế khí động học mới kết hợp cùng với vật liệu tổng hợp và lớp phủ giảm phản xạ tín hiệu radar giúp nó có khả năng tàng hình và khiến việc phát hiện và đánh chặn nó trở nên rất khó khăn.
Với đầu đạn nổ phân mảnh nặng khoảng 450kg, tên lửa LRASM có thể dễ dàng vô hiệu hóa tàu chiến mặt nước tải trọng 10.000 tấn.
Tầm bắn hiệu quả của tên lửa LRASM khoảng 550km, xa gần gấp đôi so với dòng tên lửa diệt hạm Harpoon hiện nay.
Lockheed Martin cũng phát triển biến thể bay với vận tốc siêu âm của LRASM, nhưng các vấn đề kỹ thuật và giá thành đã khiến Lầu Năm góc từ chối trang bị biến thể đặc biệt này.
Ngoài khả năng chống hạm, tên lửa LRASM cũng có kèm khả năng tiêu diệt các mục tiêu mặt đất, cũng như có thể phóng từ giếng phóng thẳng đứng Mk-41 tiêu chuẩn trên phần lớn chiến hạm theo chuẩn NATO hiện nay.
Quân đội Mỹ dự kiến, LRASM sẽ là vũ khí diệt hạm tiêu chuẩn của không quân và hải quân. Nhiều quân đội quốc gia đồng minh của Mỹ hiện cũng quan tâm tới khả năng trang bị dòng tên lửa diệt hạm tàng hình này.