Đồng minh NATO của Mỹ là Thổ Nhĩ Kỳ đang rất nóng lòng sử dụng hệ thống tên lửa S-400 do Nga sản xuất. Nước này cũng đã mua tiêm kích F-35 của Mỹ, nhưng chưa được chuyển giao do các lệnh trừng phạt áp đặt, liên quan đến thương vụ mua hệ thống phòng không Nga.Tổ hợp tên lửa S-400 được đánh giá là hệ thống phòng không tiên tiến nhất thế giới, có khả năng đánh chặn đa dạng các loại vũ khí, là đối thủ đáng gờm với các máy bay tiên tiến nhất của phương Tây. Khi nhắc đến S-400 là nhắc đến F-35, hai đại diện tiêu biểu nhất cho vũ khí của hai bên.Có một số điều quan trọng cần biết về tiêm kích tàng hình F-35. Đầu tiên, nó là một máy bay tấn công đa năng. Máy bay này có thể được sử dụng cho mục đích trinh sát và tác chiến điện tử một cách dễ dàng. Hệ thống điện tử hàng không của máy bay thu thập và chia sẻ thông tin với toàn bộ cấu trúc chỉ huy và điều khiển.Thứ hai, mối đe dọa lớn đằng sau chiến đấu cơ F-35 là khả năng tàng hình, kết hợp với tải trọng vũ khí hạng nặng của nó. Máy bay được thiết kế để đi vào không phận mà không bị phát hiện, giúp dọn đường cho các lực lượng phía sau tiến vào. Chính vì vậy, F-35 đã được phát triển khả năng tấn công mục tiêu từ hơn 160km.Trong khi phạm vi hoạt động chính xác của vũ khí trên F-35 chưa cụ thể, mẫu máy bay này về cơ bản có thể xâm nhập chiến trường không bị phát hiện, phá vỡ cảm biến kẻ thù và sau đó khóa, bắn trúng mục tiêu từ hơn 160km. Để một hệ thống phòng không có thể ngăn chặn một chiếc máy bay như vậy là điều không hề dễ dàng.Trong khi đó, tổ hợp S-400 của Nga là một đối thủ thú vị đối với khả năng hoạt động tầm xa của F-35. Đầu tiên và quan trọng nhất là tên lửa phòng không S-400 hoạt động bằng cách phóng tên lửa từ xe phóng. Hơn nữa, hệ thống này còn được tích hợp vào các hệ thống radar phòng không hiện có của Nga, bao gồm cả những hệ thống được phát triển từ những năm 1980.S-400 cũng được thiết kế để tích hợp hoạt động với các máy bay, hệ thống tên lửa và thậm chí cả các xe chiến đấu bọc thép trên mặt đất. Vì vậy, việc bổ sung S-400 sẽ tăng cường khả năng của bất kỳ loại vũ khí mặt đất nào của Nga.Một đặc điểm chính khác của hệ thống tên lửa Nga, là xe chỉ huy của nó không cần phải ở gần bất kỳ địa điểm đặt tên lửa nào, vì vậy việc phá hủy một khẩu đội tên lửa S-400, không phải là thảm họa đối với hệ thống phòng không tích hợp này.Mặc dù vẫn chưa biết liệu radar S-400 của Nga có thể phát hiện được tiêm kích F-22 hay máy bay F-35 hay không, hệ thống này được thiết kế để phản ứng nhanh, nếu chúng phát hiện ra một cuộc tấn công tiềm tàng.S-400 cung cấp khả năng gây nhiễu và tác chiến điện tử tương tự như F-35. Mỗi vị trí ra đa cũng có khả năng sử dụng các biện pháp áp chế điện tử, để khiến tên lửa chống radar của đối phương đi chệch hướng. Trong trường hợp phải tắt radar chủ động, vẫn có những ra đa thụ động có thể cung cấp thông tin thay thế.Có thể nói S-400 là một hệ thống phi tập trung với radar và bệ phóng tên lửa có thể đặt cách xa nhau, sử dụng radar chủ động và thụ động, tạo mục tiêu giả và phóng tên lửa trúng máy bay từ phạm vi 200km.Trong đó, các hệ thống tầm thấp hoặc tàng hình là vấn đề lớn nhất của S-400. Các hệ thống tàng hình của F-22 và F-35 được thiết kế để phản xạ các tín hiệu ra đa đến một hướng khác, do đó các tín hiệu ra đa sẽ không quay trở lại điểm gốc.Với rất nhiều biến số được phân loại trong mỗi hệ thống, không thể nói chắc chắn điều gì sẽ xảy ra trong cuộc chiến giữa F-35 hoặc F-22 và S-400 của Nga. Yếu tố quyết định sẽ là ai nhìn thấy ai trước và họ có khả năng gì để chống đỡ cuộc tấn công. Điều chúng ta có thể khẳng định chắc chắn rằng S-400 có lẽ là đối thủ đáng gờm nhất của tiêm kích F-35. Nguồn ảnh: BMDP. Nga bắn thử nghiệm dàn tên lửa phòng không S-400 hiện đại bậc nhất thế giới. Nguồn: Ruply.
Đồng minh NATO của Mỹ là Thổ Nhĩ Kỳ đang rất nóng lòng sử dụng hệ thống tên lửa S-400 do Nga sản xuất. Nước này cũng đã mua tiêm kích F-35 của Mỹ, nhưng chưa được chuyển giao do các lệnh trừng phạt áp đặt, liên quan đến thương vụ mua hệ thống phòng không Nga.
Tổ hợp tên lửa S-400 được đánh giá là hệ thống phòng không tiên tiến nhất thế giới
, có khả năng đánh chặn đa dạng các loại vũ khí, là đối thủ đáng gờm với các máy bay tiên tiến nhất của phương Tây. Khi nhắc đến S-400 là nhắc đến F-35, hai đại diện tiêu biểu nhất cho vũ khí của hai bên.
Có một số điều quan trọng cần biết về tiêm kích tàng hình F-35. Đầu tiên, nó là một máy bay tấn công đa năng. Máy bay này có thể được sử dụng cho mục đích trinh sát và tác chiến điện tử một cách dễ dàng. Hệ thống điện tử hàng không của máy bay thu thập và chia sẻ thông tin với toàn bộ cấu trúc chỉ huy và điều khiển.
Thứ hai, mối đe dọa lớn đằng sau chiến đấu cơ F-35 là khả năng tàng hình, kết hợp với tải trọng vũ khí hạng nặng của nó. Máy bay được thiết kế để đi vào không phận mà không bị phát hiện, giúp dọn đường cho các lực lượng phía sau tiến vào. Chính vì vậy, F-35 đã được phát triển khả năng tấn công mục tiêu từ hơn 160km.
Trong khi phạm vi hoạt động chính xác của vũ khí trên F-35 chưa cụ thể, mẫu máy bay này về cơ bản có thể xâm nhập chiến trường không bị phát hiện, phá vỡ cảm biến kẻ thù và sau đó khóa, bắn trúng mục tiêu từ hơn 160km. Để một hệ thống phòng không có thể ngăn chặn một chiếc máy bay như vậy là điều không hề dễ dàng.
Trong khi đó, tổ hợp S-400 của Nga là một đối thủ thú vị đối với khả năng hoạt động tầm xa của F-35. Đầu tiên và quan trọng nhất là tên lửa phòng không S-400 hoạt động bằng cách phóng tên lửa từ xe phóng. Hơn nữa, hệ thống này còn được tích hợp vào các hệ thống radar phòng không hiện có của Nga, bao gồm cả những hệ thống được phát triển từ những năm 1980.
S-400 cũng được thiết kế để tích hợp hoạt động với các máy bay, hệ thống tên lửa và thậm chí cả các xe chiến đấu bọc thép trên mặt đất. Vì vậy, việc bổ sung S-400 sẽ tăng cường khả năng của bất kỳ loại vũ khí mặt đất nào của Nga.
Một đặc điểm chính khác của hệ thống tên lửa Nga, là xe chỉ huy của nó không cần phải ở gần bất kỳ địa điểm đặt tên lửa nào, vì vậy việc phá hủy một khẩu đội tên lửa S-400, không phải là thảm họa đối với hệ thống phòng không tích hợp này.
Mặc dù vẫn chưa biết liệu radar S-400 của Nga có thể phát hiện được tiêm kích F-22 hay máy bay F-35 hay không, hệ thống này được thiết kế để phản ứng nhanh, nếu chúng phát hiện ra một cuộc tấn công tiềm tàng.
S-400 cung cấp khả năng gây nhiễu và tác chiến điện tử tương tự như F-35. Mỗi vị trí ra đa cũng có khả năng sử dụng các biện pháp áp chế điện tử, để khiến tên lửa chống radar của đối phương đi chệch hướng. Trong trường hợp phải tắt radar chủ động, vẫn có những ra đa thụ động có thể cung cấp thông tin thay thế.
Có thể nói S-400 là một hệ thống phi tập trung với radar và bệ phóng tên lửa có thể đặt cách xa nhau, sử dụng radar chủ động và thụ động, tạo mục tiêu giả và phóng tên lửa trúng máy bay từ phạm vi 200km.
Trong đó, các hệ thống tầm thấp hoặc tàng hình là vấn đề lớn nhất của S-400. Các hệ thống tàng hình của F-22 và F-35 được thiết kế để phản xạ các tín hiệu ra đa đến một hướng khác, do đó các tín hiệu ra đa sẽ không quay trở lại điểm gốc.
Với rất nhiều biến số được phân loại trong mỗi hệ thống, không thể nói chắc chắn điều gì sẽ xảy ra trong cuộc chiến giữa F-35 hoặc F-22 và S-400 của Nga. Yếu tố quyết định sẽ là ai nhìn thấy ai trước và họ có khả năng gì để chống đỡ cuộc tấn công. Điều chúng ta có thể khẳng định chắc chắn rằng S-400 có lẽ là đối thủ đáng gờm nhất của tiêm kích F-35. Nguồn ảnh: BMDP.
Nga bắn thử nghiệm dàn tên lửa phòng không S-400 hiện đại bậc nhất thế giới. Nguồn: Ruply.