Trong thời kỳ chiến tranh Lạnh, nhu cầu về máy bay ném bom chiến đấu của Không quân Liên Xô đã trở thành động lực kích thích các phòng thiết kế máy bay khác nhau của Liên Xô; vì vậy các phòng thiết kế máy bay của Liên Xô liên tục đưa ra nhiều mẫu thiết kế chiến đấu cơ khác nhau, nhất là trong thập niên 1960, 1970.Nếu Phòng thiết kế Yak tập trung phát triển phiên bản cải tiến của máy bay ném bom siêu âm Yak-28 với hiệu suất tốt hơn, thì Phòng thiết kế Sukhoi đang nghiên cứu phiên bản cánh quét thay đổi (cánh cụp – cánh xòe). Ảnh: Tiêm kích bom Yak-28 của Không quân Liên Xô.Lúc này Phòng thiết kế Sukhoi cũng đồng thời phát triển hai mẫu tiêm kích bom là Su-17 và Su-24, trên cơ sở mẫu máy bay chiến đấu Su-7 gần như cùng một lúc. Ảnh: Tiêm kích bom Su-17 của Không quân Croatia.Tiêm kích bom Su-17, với ưu điểm là mẫu máy bay mới, có sự cân bằng tốt hơn giữa hiệu suất bay, tải trọng và tầm bay, và sau này cùng với MiG-27 do Phòng thiết kế MiG phát triển, đã trở thành 2 loại chiến đấu cơ chiến thuật, tấn công mặt đất chủ lực của Không quân Liên Xô. Ảnh: Tiêm kích bom MiG-27 của Không quân Ấn Độ.Su-17 và MiG-27 đều được lãnh đạo Quân đội Liên Xô chấp nhận đưa vào biên chế và trở thành xương sống của lực lượng máy bay tấn công chiến thuật. Không quân Liên Xô đã thành lập một lực lượng tấn công đường không, có thể thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ hỗ trợ gần và can thiệp chiến trường bằng hai mẫu máy bay này. Ảnh: Tiêm kích bom Su-17 của Không quân Liên Xô.Tuy nhiên, dù là Su-17 hay MiG-27 thì nền tảng nghiên cứu phát triển của nó vẫn dựa trên máy bay chiến đấu tiêm kích được phát triển cho Không quân Liên Xô (MiG-27 là phiên bản cải tiến của tiêm kích MiG-23), và tải trọng vũ khí cũng như bán kính chiến đấu vẫn chưa thể so sánh với tiêm kích bom F-111 của Mỹ. Ảnh: Tiêm kích bom F-111 của Không quân Mỹ.Đứng trước yêu cầu của lực lượng Không quân Liên Xô cần một mẫu máy bay tiêm kích bom, có khả năng mang tải trọng vũ khí lớn, tầm bay xa và áp dụng nguyên lý cánh quét thay đổi (cánh cụp – cánh xòe), một thiết kế thịnh hành vào khi đó. Su-24 bắt đầu được lên kế hoạch thiết kế chế tạo vào đầu những năm 1960, trước yêu cầu về một máy bay tấn công ném bom mới, để thay thế cho mẫu máy bay ném bom chiến thuật Ilyushin Il-28 và Yakovlev Yak-28. Các bản vẽ kỹ thuật của Su-24 đã được hoàn thiện vào năm 1964. Thiết kế của Su-24 là một thiết kế hoàn toàn mới, có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, đạt tốc độ siêu âm ở độ cao thấp, có khả năng dẫn đường và ném bom chính xác cao. Đây cũng là chiếc máy bay Xô Viết đầu tiên được trang bị hệ thống tích hợp số dẫn đường/tấn công, giống như loại F-111 của Mỹ.Hơn nữa, các tướng lĩnh Không quân Xô Viết nhận thấy, Su-24 là một máy bay còn có thế thay thế được những máy bay cường kích hiện có của họ, khi chỉ cần một đường băng ngắn là có thể cất cánh và hạ cánh.Khi mới xuất hiện, tiêm kích-ném bom Su-24 đã từng gây áp lực lớn cho các nước phương Tây; so với Su-17 và MiG-23 cũng áp dụng thiết kế cánh quét, thì ưu điểm lớn nhất của Su-24 nằm ở tầm bay xa hơn, tải trọng vũ khí lớn hơn (8 tấn so với 4 tấn). Su-24 cũng là loại chiến đấu cơ của Không quân Liên Xô khi đó được trang bị nhiều thiết bị điện tử hiện đại, để mang lại khả năng xuyên phá tốt hơn và hiệu quả hơn trong mọi thời tiết và nhiệm vụ. Ví dụ Su-24 được trang bị hệ thống tích hợp số dẫn đường/tấn công; tuy nhiên khả năng chiến đấu tự vệ trên không của Su-24 rất yếu. Là loại máy bay tiêm kích bom, tập trung vào nhiệm vụ tấn công mặt đất, nên thiết kế của Su-24 đã tăng cường khả năng xuyên thủng lưới lửa phòng không đối phương ở độ cao thấp và tốc độ cao trong tác chiến; đồng thời đây cũng là mẫu tiêm kích đầu tiên của Không quân Liên Xô áp dụng công nghệ tấn công mặt đất, khi bố trí phi công ngồi cạnh nhau.Do hiệu quả tổng thể của hệ thống phòng không liên tục được cải thiện, việc xác định và tấn công chính xác mục tiêu ở độ cao thấp, đòi hỏi điều kiện làm việc và quan sát tốt hơn của phi công; và thiết kế của Su-24 đã phần nào đáp ứng yêu cầu này. Việc bố trí hai phi công cũng có thể bay luân phiên trong các chuyến bay dài ở độ cao thấp, cũng giúp làm giảm mệt mỏi cho phi công. Từng được mệnh danh là "kiếm sĩ bầu trời", Su-24 là niềm tự hào của không quân Liên Xô thời điểm chúng xuất hiện. Hệ thống điện tử tân tiến, khả năng thay đổi hình dạng cánh khi bay, mang theo nhiều loại vũ khí có sức công phá mạnh, Su-24 là nỗi kinh hoàng cho các đối thủ. Có thể nói Su-24 là một trong những chiếc máy bay cường kích mạnh nhất của không quân Liên Xô. Tuy nhiên khi tham chiến ở chiến trường Ukraine, tiêm kích bom Su-24 của cả Không quân Nga và Ukraine đã bị thiệt hại nặng nề, do sử dụng chiến thuật ném bom tầm thấp; trong khi đó, lực lượng phòng không tầm thấp của cả Quân đội Nga và Ukraine đều rất mạnh.Su-24 được chế tạo cho vai trò chủ đạo tấn công mặt đất, khi đối phó với lực lượng khủng bố và phiến binh thánh chiến vốn không có không quân cũng như lực lượng phòng không đủ mạnh, thì việc Su-24 “tự tung, tự tác” cũng là điều dễ hiểu.Nhưng khi đối mặt với những lực lượng phòng không mạnh, những điểm yếu của Su-24 đã lộ rõ. Những chiếc Su-24 trở nên yếu thế khi đối diện với một cuộc chiến tranh quy ước như cuộc xung đột Nga-Ukraine, nên chúng có thể dễ dàng bị bắn hạ, hoặc cường độ hoạt động quá cao cũng khiến loại chiến đấu cơ này phát sinh lỗi.Hiện Không quân Nga vẫn đang còn khoảng 500 chiếc Su-24 trong biên chế, trong đó khoảng 300 chiếc trong trạng thái chiến đấu, số còn lại ở dạng niêm cất. Việc liên tục bị bắn hạ trên chiến trường Ukraine, có thể đây cũng là nơi tung hoành thực chiến cuối cùng của dòng chiến đấu cơ này.
Trong thời kỳ chiến tranh Lạnh, nhu cầu về máy bay ném bom chiến đấu của Không quân Liên Xô đã trở thành động lực kích thích các phòng thiết kế máy bay khác nhau của Liên Xô; vì vậy các phòng thiết kế máy bay của Liên Xô liên tục đưa ra nhiều mẫu thiết kế chiến đấu cơ khác nhau, nhất là trong thập niên 1960, 1970.
Nếu Phòng thiết kế Yak tập trung phát triển phiên bản cải tiến của máy bay ném bom siêu âm Yak-28 với hiệu suất tốt hơn, thì Phòng thiết kế Sukhoi đang nghiên cứu phiên bản cánh quét thay đổi (cánh cụp – cánh xòe). Ảnh: Tiêm kích bom Yak-28 của Không quân Liên Xô.
Lúc này Phòng thiết kế Sukhoi cũng đồng thời phát triển hai mẫu tiêm kích bom là Su-17 và Su-24, trên cơ sở mẫu máy bay chiến đấu Su-7 gần như cùng một lúc. Ảnh: Tiêm kích bom Su-17 của Không quân Croatia.
Tiêm kích bom Su-17, với ưu điểm là mẫu máy bay mới, có sự cân bằng tốt hơn giữa hiệu suất bay, tải trọng và tầm bay, và sau này cùng với MiG-27 do Phòng thiết kế MiG phát triển, đã trở thành 2 loại chiến đấu cơ chiến thuật, tấn công mặt đất chủ lực của Không quân Liên Xô. Ảnh: Tiêm kích bom MiG-27 của Không quân Ấn Độ.
Su-17 và MiG-27 đều được lãnh đạo Quân đội Liên Xô chấp nhận đưa vào biên chế và trở thành xương sống của lực lượng máy bay tấn công chiến thuật. Không quân Liên Xô đã thành lập một lực lượng tấn công đường không, có thể thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ hỗ trợ gần và can thiệp chiến trường bằng hai mẫu máy bay này. Ảnh: Tiêm kích bom Su-17 của Không quân Liên Xô.
Tuy nhiên, dù là Su-17 hay MiG-27 thì nền tảng nghiên cứu phát triển của nó vẫn dựa trên máy bay chiến đấu tiêm kích được phát triển cho Không quân Liên Xô (MiG-27 là phiên bản cải tiến của tiêm kích MiG-23), và tải trọng vũ khí cũng như bán kính chiến đấu vẫn chưa thể so sánh với tiêm kích bom F-111 của Mỹ. Ảnh: Tiêm kích bom F-111 của Không quân Mỹ.
Đứng trước yêu cầu của lực lượng Không quân Liên Xô cần một mẫu máy bay tiêm kích bom, có khả năng mang tải trọng vũ khí lớn, tầm bay xa và áp dụng nguyên lý cánh quét thay đổi (cánh cụp – cánh xòe), một thiết kế thịnh hành vào khi đó.
Su-24 bắt đầu được lên kế hoạch thiết kế chế tạo vào đầu những năm 1960, trước yêu cầu về một máy bay tấn công ném bom mới, để thay thế cho mẫu máy bay ném bom chiến thuật Ilyushin Il-28 và Yakovlev Yak-28. Các bản vẽ kỹ thuật của Su-24 đã được hoàn thiện vào năm 1964.
Thiết kế của Su-24 là một thiết kế hoàn toàn mới, có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, đạt tốc độ siêu âm ở độ cao thấp, có khả năng dẫn đường và ném bom chính xác cao. Đây cũng là chiếc máy bay Xô Viết đầu tiên được trang bị hệ thống tích hợp số dẫn đường/tấn công, giống như loại F-111 của Mỹ.
Hơn nữa, các tướng lĩnh Không quân Xô Viết nhận thấy, Su-24 là một máy bay còn có thế thay thế được những máy bay cường kích hiện có của họ, khi chỉ cần một đường băng ngắn là có thể cất cánh và hạ cánh.
Khi mới xuất hiện, tiêm kích-ném bom Su-24 đã từng gây áp lực lớn cho các nước phương Tây; so với Su-17 và MiG-23 cũng áp dụng thiết kế cánh quét, thì ưu điểm lớn nhất của Su-24 nằm ở tầm bay xa hơn, tải trọng vũ khí lớn hơn (8 tấn so với 4 tấn).
Su-24 cũng là loại chiến đấu cơ của Không quân Liên Xô khi đó được trang bị nhiều thiết bị điện tử hiện đại, để mang lại khả năng xuyên phá tốt hơn và hiệu quả hơn trong mọi thời tiết và nhiệm vụ. Ví dụ Su-24 được trang bị hệ thống tích hợp số dẫn đường/tấn công; tuy nhiên khả năng chiến đấu tự vệ trên không của Su-24 rất yếu.
Là loại máy bay tiêm kích bom, tập trung vào nhiệm vụ tấn công mặt đất, nên thiết kế của Su-24 đã tăng cường khả năng xuyên thủng lưới lửa phòng không đối phương ở độ cao thấp và tốc độ cao trong tác chiến; đồng thời đây cũng là mẫu tiêm kích đầu tiên của Không quân Liên Xô áp dụng công nghệ tấn công mặt đất, khi bố trí phi công ngồi cạnh nhau.
Do hiệu quả tổng thể của hệ thống phòng không liên tục được cải thiện, việc xác định và tấn công chính xác mục tiêu ở độ cao thấp, đòi hỏi điều kiện làm việc và quan sát tốt hơn của phi công; và thiết kế của Su-24 đã phần nào đáp ứng yêu cầu này. Việc bố trí hai phi công cũng có thể bay luân phiên trong các chuyến bay dài ở độ cao thấp, cũng giúp làm giảm mệt mỏi cho phi công.
Từng được mệnh danh là "kiếm sĩ bầu trời", Su-24 là niềm tự hào của không quân Liên Xô thời điểm chúng xuất hiện. Hệ thống điện tử tân tiến, khả năng thay đổi hình dạng cánh khi bay, mang theo nhiều loại vũ khí có sức công phá mạnh, Su-24 là nỗi kinh hoàng cho các đối thủ. Có thể nói Su-24 là một trong những chiếc máy bay cường kích mạnh nhất của không quân Liên Xô.
Tuy nhiên khi tham chiến ở chiến trường Ukraine, tiêm kích bom Su-24 của cả Không quân Nga và Ukraine đã bị thiệt hại nặng nề, do sử dụng chiến thuật ném bom tầm thấp; trong khi đó, lực lượng phòng không tầm thấp của cả Quân đội Nga và Ukraine đều rất mạnh.
Su-24 được chế tạo cho vai trò chủ đạo tấn công mặt đất, khi đối phó với lực lượng khủng bố và phiến binh thánh chiến vốn không có không quân cũng như lực lượng phòng không đủ mạnh, thì việc Su-24 “tự tung, tự tác” cũng là điều dễ hiểu.
Nhưng khi đối mặt với những lực lượng phòng không mạnh, những điểm yếu của Su-24 đã lộ rõ. Những chiếc Su-24 trở nên yếu thế khi đối diện với một cuộc chiến tranh quy ước như cuộc xung đột Nga-Ukraine, nên chúng có thể dễ dàng bị bắn hạ, hoặc cường độ hoạt động quá cao cũng khiến loại chiến đấu cơ này phát sinh lỗi.
Hiện Không quân Nga vẫn đang còn khoảng 500 chiếc Su-24 trong biên chế, trong đó khoảng 300 chiếc trong trạng thái chiến đấu, số còn lại ở dạng niêm cất. Việc liên tục bị bắn hạ trên chiến trường Ukraine, có thể đây cũng là nơi tung hoành thực chiến cuối cùng của dòng chiến đấu cơ này.