Theo AP, cuộc tập trận mang tên Kamandag 3 do Philippines dẫn đầu, phối hợp với thủy quân lục chiến Mỹ và lữ đoàn đổ bộ triển khai nhanh của Nhật Bản, bắt đầu từ ngày 9/10 và kéo dài đến hết ngày 18/10 ở đảo Luzon, Philippines. Tập trận Kamandag được tổ chức lần đầu vào năm 2017.Ngày 12/10, lực lượng kết hợp của 3 nước tiến hành kịch bản đổ bộ chiếm đảo tại đảo Ternate, phía nam đảo Luzon. Đây là lần đầu tiên kịch bản đổ bộ được đưa vào tập trận Kamandag.Các sĩ quan quân đội Mỹ, Philippines và Nhật Bản thảo luận kế hoạch nhiệm vụ bên trong khoang của tàu đổ bộ USS Germantown (LSD-42), lớp Whidbey Island. Cuộc tập trận có sự tham gia của 2.100 binh sĩ, 16 xe thiết giáp đổ bộ cùng một số trực thăng vận tải.Đặc biệt, đây là lần đầu tiên Philippines sử dụng xe thiết giáp lội nước triển khai từ tàu đổ bộ BRP Davao del Sur (LD-602). Trong 4 tháng qua, Mỹ đã chuyển giao cho Philippines 8 xe thiết giáp lội nước AAV và lần đầu triển khai cho cuộc tập trận mô phỏng.Xe thiết giáp của Thủy quân lục chiến Mỹ rẽ sóng tiến vào bờ. Thủy quân lục chiến Mỹ sử dụng 4 xe thiết giáp lội nước AAV triển khai hoạt động trên tàu đổ bộ USS Germantown (LSD-42).Lữ đoàn đổ bộ triển khai nhanh của lực lượng phòng vệ Nhật Bản cũng mang theo 4 xe thiết giáp AAV đến Philippines trong kịch bản phối hợp đổ bộ. Lực lượng Nhật Bản tham gia với sứ mệnh hỗ trợ nhân đạo.Tàu đổ bộ khí đệm chuẩn bị tiến vào boong chìm của tàu đổ bộ USS Germantown (LSD-42) sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Các tàu đổ bộ khí đệm được sử dụng để triển khai binh lính và trang thiết bị chiến đấu vào bờ một cách nhanh chóng.Các xe thiết giáp lội nước AAV tập kết tại bãi biển để đổ quân chuẩn bị tiến sâu vào đất liền. Ông Felix Serapio, người đứng đầu bộ phận truyền thông của thủy quân lục chiến Philippines, tuyên bố mục đích cuộc tập trận nhằm tăng cường khả năng ứng phó với kịch bản chống khủng bố, hỗ trợ nhân đạo và bảo vệ lãnh thổ.Lực lượng đặc nhiệm thủy quân lục chiến Mỹ bí mật tiến vào bờ bằng xuồng cao su bơm hơi. Kịch bản phối hợp đổ bộ là điểm nhấn của cuộc tập trận năm nay. Nó giúp Philippines học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ năng lực đổ bộ mạnh mẽ của Mỹ.Thủy quân lục chiến Mỹ và Philippines phối hợp trong hoạt động chiến thuật. "Đổ bộ là đỉnh cao của việc huấn luyện khả năng tương tác kết hợp giữa hai lực lượng đổ bộ, vì điều này ngày càng phát triển khả năng của thủy quân lục chiến chúng ta trong việc thực hiện các hoạt động tương tự", ông Felix Serapio nói.Sau khi hoàn thành kịch bản phối hợp đổ bộ, lực lượng quân sự kết hợp sẽ tiến hành mô phỏng phòng không tầm thấp và phòng thủ bảo vệ lãnh thổ tại căn cứ không quân Ernesto Rabina.Một lính thủy quân lục chiến Mỹ chuẩn bị sử dụng tên lửa phòng không vác vai FIM-92 Stinger trong kịch bản phòng không tầm thấp. Thời gian gần đây, Philippines tăng cường các cuộc tập trận với Mỹ và Nhật Bản, trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng quyết đoán hơn trong tranh chấp Biển Đông.
Theo AP, cuộc tập trận mang tên Kamandag 3 do Philippines dẫn đầu, phối hợp với thủy quân lục chiến Mỹ và lữ đoàn đổ bộ triển khai nhanh của Nhật Bản, bắt đầu từ ngày 9/10 và kéo dài đến hết ngày 18/10 ở đảo Luzon, Philippines. Tập trận Kamandag được tổ chức lần đầu vào năm 2017.
Ngày 12/10, lực lượng kết hợp của 3 nước tiến hành kịch bản đổ bộ chiếm đảo tại đảo Ternate, phía nam đảo Luzon. Đây là lần đầu tiên kịch bản đổ bộ được đưa vào tập trận Kamandag.
Các sĩ quan quân đội Mỹ, Philippines và Nhật Bản thảo luận kế hoạch nhiệm vụ bên trong khoang của tàu đổ bộ USS Germantown (LSD-42), lớp Whidbey Island. Cuộc tập trận có sự tham gia của 2.100 binh sĩ, 16 xe thiết giáp đổ bộ cùng một số trực thăng vận tải.
Đặc biệt, đây là lần đầu tiên Philippines sử dụng xe thiết giáp lội nước triển khai từ tàu đổ bộ BRP Davao del Sur (LD-602). Trong 4 tháng qua, Mỹ đã chuyển giao cho Philippines 8 xe thiết giáp lội nước AAV và lần đầu triển khai cho cuộc tập trận mô phỏng.
Xe thiết giáp của Thủy quân lục chiến Mỹ rẽ sóng tiến vào bờ. Thủy quân lục chiến Mỹ sử dụng 4 xe thiết giáp lội nước AAV triển khai hoạt động trên tàu đổ bộ USS Germantown (LSD-42).
Lữ đoàn đổ bộ triển khai nhanh của lực lượng phòng vệ Nhật Bản cũng mang theo 4 xe thiết giáp AAV đến Philippines trong kịch bản phối hợp đổ bộ. Lực lượng Nhật Bản tham gia với sứ mệnh hỗ trợ nhân đạo.
Tàu đổ bộ khí đệm chuẩn bị tiến vào boong chìm của tàu đổ bộ USS Germantown (LSD-42) sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Các tàu đổ bộ khí đệm được sử dụng để triển khai binh lính và trang thiết bị chiến đấu vào bờ một cách nhanh chóng.
Các xe thiết giáp lội nước AAV tập kết tại bãi biển để đổ quân chuẩn bị tiến sâu vào đất liền. Ông Felix Serapio, người đứng đầu bộ phận truyền thông của thủy quân lục chiến Philippines, tuyên bố mục đích cuộc tập trận nhằm tăng cường khả năng ứng phó với kịch bản chống khủng bố, hỗ trợ nhân đạo và bảo vệ lãnh thổ.
Lực lượng đặc nhiệm thủy quân lục chiến Mỹ bí mật tiến vào bờ bằng xuồng cao su bơm hơi. Kịch bản phối hợp đổ bộ là điểm nhấn của cuộc tập trận năm nay. Nó giúp Philippines học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ năng lực đổ bộ mạnh mẽ của Mỹ.
Thủy quân lục chiến Mỹ và Philippines phối hợp trong hoạt động chiến thuật. "Đổ bộ là đỉnh cao của việc huấn luyện khả năng tương tác kết hợp giữa hai lực lượng đổ bộ, vì điều này ngày càng phát triển khả năng của thủy quân lục chiến chúng ta trong việc thực hiện các hoạt động tương tự", ông Felix Serapio nói.
Sau khi hoàn thành kịch bản phối hợp đổ bộ, lực lượng quân sự kết hợp sẽ tiến hành mô phỏng phòng không tầm thấp và phòng thủ bảo vệ lãnh thổ tại căn cứ không quân Ernesto Rabina.
Một lính thủy quân lục chiến Mỹ chuẩn bị sử dụng tên lửa phòng không vác vai FIM-92 Stinger trong kịch bản phòng không tầm thấp. Thời gian gần đây, Philippines tăng cường các cuộc tập trận với Mỹ và Nhật Bản, trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng quyết đoán hơn trong tranh chấp Biển Đông.