Theo thông tin của CNN ngày 24/1, có tới 8.500 binh sĩ Mỹ đã được đặt trong tình trạng báo động cao, khi quân đội Nga tập trung ở biên giới Nga-Ukraine; phát ngôn viên Lầu Năm Góc John Kirby hôm thứ 24/1 cho biết, lực lượng này sẽ được triển khai tới Đông Âu.Thông tin cho biết Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Austin đã ban hành lệnh triển khai theo chỉ đạo của Tổng thống Biden, bước đi mới nhất của Mỹ để đối phó với một cuộc tấn công có thể xảy ra của Nga đối với Ukraine.Ông Kirby cho biết, “hầu hết” quân đội Mỹ đang ở trong tình trạng cảnh giác cao độ, để tăng cường lực lượng phản ứng nhanh của NATO; nhưng nói thêm rằng, họ cũng sẽ “sẵn sàng cho bất kỳ trường hợp nào khác”.Ông Kirby nhấn mạnh rằng, tính đến chiều ngày 24/1, vẫn chưa có quyết định cuối cùng của Lầu Năm góc, về việc triển khai quân đội Mỹ ở châu Âu và đặc biệt là tại Ukraine.Mỹ đã thực hiện các bước, để sẵn sàng đối phó với một loạt các tình huống bất ngờ, bao gồm cung cấp sự hỗ trợ, nếu lực lượng phản ứng của NATO được kích hoạt. Hiện lực lượng ứng phó của NATO có khoảng 40.000 quân, bao gồm các binh sĩ đa quốc gia. Trước đó vào hôm 24/1, CNN đưa tin, nhiều quan chức chính phủ và quốc phòng Mỹ cho biết, chính quyền Biden đang trong giai đoạn cuối cùng, để xác định các đơn vị quân đội cụ thể, mà họ muốn đưa đến Đông Âu.Theo một quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ, Tổng thống Biden đã thảo luận về các phương án tăng cường quân đội Mỹ ở các nước Baltic và Đông Âu, với các quan chức quân sự cấp cao, tại một cuộc họp giao ban ở Trại David vào ngày 22/1.Truyền thông Mỹ cho biết, mục đích của việc gửi quân tiếp viện đến Đông Âu, là nhằm mục đích “răn đe” Nga và “trấn an” các đồng minh; và không có dấu hiệu nào cho thấy, quân đội Mỹ sẽ được triển khai tới Ukraine, hoặc tham gia bất kỳ nhiệm vụ chiến đấu nào.Nhưng ông Kirby lưu ý rằng, Mỹ có cố vấn quân sự ở Ukraine. Ông không nói nơi quân đội Mỹ có thể được triển khai, nhưng cho biết, Mỹ “đã nói rõ với các đồng minh ở phía đông rằng, chúng tôi sẵn sàng tăng cường khả năng chiến đấu của họ nếu họ cần”.“Mỹ sẽ có thể nhanh chóng triển khai các lữ đoàn chiến đấu bổ sung tới châu Âu, cũng như các khả năng hậu cần, y tế, hàng không, tình báo, giám sát và trinh sát, vận tải và các khả năng khác, nếu NATO kích hoạt Lực lượng phản ứng nhanh, hoặc môi trường an ninh xấu đi”, Kirby nói.Theo Russia Today TV (RT), các thành viên NATO sẽ gửi thêm tàu chiến và máy bay chiến đấu đến Đông Âu. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tuyên bố trong một tuyên bố hôm 24/1 rằng, sẽ tiếp tục thực hiện mọi biện pháp cần thiết, để bảo vệ tất cả các đồng minh, bao gồm cả việc củng cố cánh phía Đông của NATO”.Ông Stoltenberg lưu ý rằng, một số quốc gia thành viên NATO đã thông báo, họ sẽ tăng cường triển khai lực lượng sắp tới đến giáp biên giới Nga, bao gồm Đan Mạch sẽ gửi một tàu khu trục nhỏ đến Biển Baltic và bốn máy bay chiến đấu đến Lithuania, để hỗ trợ sự hiện diện lâu dài của NATO trong khu vực tuần tra chung.Còn Tây Ban Nha và Pháp đang tập trung vào khu vực đông nam châu Âu, trong đó Tây Ban Nha đưa tàu chiến tham gia lực lượng Hải quân NATO và đang xem xét đưa máy bay chiến đấu đến Bulgaria; còn Pháp sẵn sàng gửi quân đến Romania, đặt dưới sự chỉ huy của NATO.Nhưng không phải lãnh đạo quốc gia nào cũng có quyết tâm chính trị cao như vậy, Tổng thống Croatia tuyên bố, nước này sẽ ngay lập tức rút khỏi các lực lượng chung NATO trong khu vực, nếu nổ ra xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraine. Theo Tổng thống Croatia, nước này không quan tâm đến một cuộc xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraine, có khả năng NATO cũng có kế hoạch can thiệp. Hiện tại, có lực lượng đáng kể của Croatia trong khu vực, mặc dù mục đích của sự hiện diện của lực lượng này vẫn chưa được biết.Hơn nữa, nhà lãnh đạo Croatia cũng nhấn mạnh rằng, trong trường hợp xảy ra chiến tranh giữa Nga và Ukraine mà có sự can thiệp của NATO, Croatia sẽ không cung cấp cho NATO các căn cứ và cơ sở quân sự của mình.Hiện NATO chưa đưa ra bình luận nào về tuyên bố của Tổng thống Croatia, tuy nhiên tình hình cho thấy, không phải quốc gia phương Tây nào cũng có ý định đối đầu với Nga về tình hình ở miền đông Ukraine. Nguồn ảnh: Foxt.
Theo thông tin của CNN ngày 24/1, có tới 8.500 binh sĩ Mỹ đã được đặt trong tình trạng báo động cao, khi quân đội Nga tập trung ở biên giới Nga-Ukraine; phát ngôn viên Lầu Năm Góc John Kirby hôm thứ 24/1 cho biết, lực lượng này sẽ được triển khai tới Đông Âu.
Thông tin cho biết Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Austin đã ban hành lệnh triển khai theo chỉ đạo của Tổng thống Biden, bước đi mới nhất của Mỹ để đối phó với một cuộc tấn công có thể xảy ra của Nga đối với Ukraine.
Ông Kirby cho biết, “hầu hết” quân đội Mỹ đang ở trong tình trạng cảnh giác cao độ, để tăng cường lực lượng phản ứng nhanh của NATO; nhưng nói thêm rằng, họ cũng sẽ “sẵn sàng cho bất kỳ trường hợp nào khác”.
Ông Kirby nhấn mạnh rằng, tính đến chiều ngày 24/1, vẫn chưa có quyết định cuối cùng của Lầu Năm góc, về việc triển khai quân đội Mỹ ở châu Âu và đặc biệt là tại Ukraine.
Mỹ đã thực hiện các bước, để sẵn sàng đối phó với một loạt các tình huống bất ngờ, bao gồm cung cấp sự hỗ trợ, nếu lực lượng phản ứng của NATO được kích hoạt. Hiện lực lượng ứng phó của NATO có khoảng 40.000 quân, bao gồm các binh sĩ đa quốc gia.
Trước đó vào hôm 24/1, CNN đưa tin, nhiều quan chức chính phủ và quốc phòng Mỹ cho biết, chính quyền Biden đang trong giai đoạn cuối cùng, để xác định các đơn vị quân đội cụ thể, mà họ muốn đưa đến Đông Âu.
Theo một quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ, Tổng thống Biden đã thảo luận về các phương án tăng cường quân đội Mỹ ở các nước Baltic và Đông Âu, với các quan chức quân sự cấp cao, tại một cuộc họp giao ban ở Trại David vào ngày 22/1.
Truyền thông Mỹ cho biết, mục đích của việc gửi quân tiếp viện đến Đông Âu, là nhằm mục đích “răn đe” Nga và “trấn an” các đồng minh; và không có dấu hiệu nào cho thấy, quân đội Mỹ sẽ được triển khai tới Ukraine, hoặc tham gia bất kỳ nhiệm vụ chiến đấu nào.
Nhưng ông Kirby lưu ý rằng, Mỹ có cố vấn quân sự ở Ukraine. Ông không nói nơi quân đội Mỹ có thể được triển khai, nhưng cho biết, Mỹ “đã nói rõ với các đồng minh ở phía đông rằng, chúng tôi sẵn sàng tăng cường khả năng chiến đấu của họ nếu họ cần”.
“Mỹ sẽ có thể nhanh chóng triển khai các lữ đoàn chiến đấu bổ sung tới châu Âu, cũng như các khả năng hậu cần, y tế, hàng không, tình báo, giám sát và trinh sát, vận tải và các khả năng khác, nếu NATO kích hoạt Lực lượng phản ứng nhanh, hoặc môi trường an ninh xấu đi”, Kirby nói.
Theo Russia Today TV (RT), các thành viên NATO sẽ gửi thêm tàu chiến và máy bay chiến đấu đến Đông Âu. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tuyên bố trong một tuyên bố hôm 24/1 rằng, sẽ tiếp tục thực hiện mọi biện pháp cần thiết, để bảo vệ tất cả các đồng minh, bao gồm cả việc củng cố cánh phía Đông của NATO”.
Ông Stoltenberg lưu ý rằng, một số quốc gia thành viên NATO đã thông báo, họ sẽ tăng cường triển khai lực lượng sắp tới đến giáp biên giới Nga, bao gồm Đan Mạch sẽ gửi một tàu khu trục nhỏ đến Biển Baltic và bốn máy bay chiến đấu đến Lithuania, để hỗ trợ sự hiện diện lâu dài của NATO trong khu vực tuần tra chung.
Còn Tây Ban Nha và Pháp đang tập trung vào khu vực đông nam châu Âu, trong đó Tây Ban Nha đưa tàu chiến tham gia lực lượng Hải quân NATO và đang xem xét đưa máy bay chiến đấu đến Bulgaria; còn Pháp sẵn sàng gửi quân đến Romania, đặt dưới sự chỉ huy của NATO.
Nhưng không phải lãnh đạo quốc gia nào cũng có quyết tâm chính trị cao như vậy, Tổng thống Croatia tuyên bố, nước này sẽ ngay lập tức rút khỏi các lực lượng chung NATO trong khu vực, nếu nổ ra xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraine.
Theo Tổng thống Croatia, nước này không quan tâm đến một cuộc xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraine, có khả năng NATO cũng có kế hoạch can thiệp. Hiện tại, có lực lượng đáng kể của Croatia trong khu vực, mặc dù mục đích của sự hiện diện của lực lượng này vẫn chưa được biết.
Hơn nữa, nhà lãnh đạo Croatia cũng nhấn mạnh rằng, trong trường hợp xảy ra chiến tranh giữa Nga và Ukraine mà có sự can thiệp của NATO, Croatia sẽ không cung cấp cho NATO các căn cứ và cơ sở quân sự của mình.
Hiện NATO chưa đưa ra bình luận nào về tuyên bố của Tổng thống Croatia, tuy nhiên tình hình cho thấy, không phải quốc gia phương Tây nào cũng có ý định đối đầu với Nga về tình hình ở miền đông Ukraine. Nguồn ảnh: Foxt.