Hải quân Liên Xô từng là một trong hai lực lượng hải quân số 1 trên thế giới cùng với Mỹ có khả năng triển khai hoạt động cũng như hiện diện của mình đến mọi vùng biển nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia cũng như các đồng minh. Dẫu vậy, người thừa kế của Hải quân Liên Xô mạnh mẽ trong quá khứ là Hải quân Nga hiện nay thì đang ngày càng suy yếu, dần mất đi vị thế của mình trước các đối thủ.Từ năm 1991, sau khi Liên bang Xô Viết tan rã, Hải quân Nga tiếp quản phần lớn các trang thiết bị vũ khí khí tài với các tàu chiến mặt nước do Hải quân Liên Xô để lại. Dẫu vậy, kinh tế khủng hoảng cũng khiến cho người Nga loại biên nhiều tàu chiến khủng của Liên Xô do không có chi phí duy trì cũng như rã sắt vụn để phục vụ cho những mục đích khác.Cùng với đó là không thể tiếp tục hoàn thành các dự án còn đang dang dở dưới thời Liên Xô do thiếu tiền. Điển hình là việc hoàn thành tốt tàu sân bay Varyag, chị em song sinh với chiếc tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov duy nhất hiện nay của Nga. Điều này khiến cho người Trung Quốc có thể mua lại và biến chiếc Varyag và biến nó trở thành tàu sân bay Liêu Ninh - chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên trong lịch sử của Hải quân Trung QuốcNhững lí do đó khiến cho Hải quân Nga hậu Xô Viết vừa bị sụt giảm quy mô lực lượng một cách trầm trọng trong khi ngành công nghiệp tàu chiến bị chảy máu chất xám rất nhiều bởi việc nước ngoài chớp lấy thời cơ mua lại những công nghệ hàng đầu này.Hiện nay, Hải quân Nga vẫn đang duy trì những chiến hạm mặt nước chủ lực cốt cán của mình là những tàu chiến cũ của Hải quân Liên Xô. Có thể kể đến như tàu sân bay duy nhất Đô đốc Kuznetsov, tàu tuần dương hạt nhân Peter Đại đế, các tàu khu trục chống ngầm Udaloy, tàu tuần dương lớp Slava, tàu đổ bộ Ropucha cùng nhiều loại tàu khác.Những con tàu này dù cho vẫn còn năng lực tác chiến khá tốt dẫu vậy chúng đều đã có tuổi đời rất cao, đều đã phục vụ trong biên chế từ Hải quân Liên Xô cho đến nay là Hải quân Nga, ít nhất cũng đã là hơn 30 năm tuổi. Dẫu cho được nâng cấp đi chăng nữa thì với nguyên lý thiết kế ban đầu của những con tàu đều đang dần lạc hậu.Trong khi đó, những cơ sở đóng tàu chiến mặt nước tốt nhất của Liên Xô trước đây đều được đặt trên lãnh thổ Ukraine. Và với tình trạng quan hệ ngoại giao Nga - Ukraine không hề tốt đẹp gì, thì việc hợp tác cùng với Ukraine để đóng tàu chiến mới là điều gần như không thể đối với Nga hiện nay.Dẫu cho đã có rất nhiều siêu dự án như dự án tàu sân bay 100.000 tấn, dự án tuần dương hạm Shkval 19.000 tấn,… với những thông số kỹ thuật vô cùng lý tưởng tuy nhiên tất cả điều chỉ là nằm trên giấy. Trong khi những con tàu hiện đại mới được Nga đóng vừa nhỏ, khả năng mang tải vũ khí hạn chế, tầm đi biển và bám biển không xa, không lâu, không đủ sức để thay thế khoảng trống mà những “siêu” chiến hạm Liên Xô để lại.Có thể nói, ngành công nghiệp đóng tàu chiến mặt nước của Nga hậu Sô Viết đã không còn khả năng có thể đóng mới những chiến hạm có lượng giãn nước lên hơn 10.000 tấn như Liên Xô trước đây nữa. Thay vào đó, họ chỉ có thể đóng những con tàu từ vài trăm cho đến 1 - 2.000 tấn, tối đa là hơn 5.000 tấn.Hiện, ngành công nghiệp đóng tàu chiến mặt nước của Nga đã thua xa hai đối thủ Mỹ và Trung Quốc và có thể chỉ là ngang bằng với Hàn Quốc, một nền công nghiệp đóng tàu chiến mới nhưng đã gặt hái được nhiều thành công trong thời gian vừa qua. Nguồn ảnh: RHBT. Sức mạnh của hàng không mẫu hạm Đô đốc Kuznetsov trước khi phải vào cảng sửa chữa và rơi vào cảnh "đi không hẹn ngày về".
Hải quân Liên Xô từng là một trong hai lực lượng hải quân số 1 trên thế giới cùng với Mỹ có khả năng triển khai hoạt động cũng như hiện diện của mình đến mọi vùng biển nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia cũng như các đồng minh. Dẫu vậy, người thừa kế của Hải quân Liên Xô mạnh mẽ trong quá khứ là Hải quân Nga hiện nay thì đang ngày càng suy yếu, dần mất đi vị thế của mình trước các đối thủ.
Từ năm 1991, sau khi Liên bang Xô Viết tan rã, Hải quân Nga tiếp quản phần lớn các trang thiết bị vũ khí khí tài với các tàu chiến mặt nước do Hải quân Liên Xô để lại. Dẫu vậy, kinh tế khủng hoảng cũng khiến cho người Nga loại biên nhiều tàu chiến khủng của Liên Xô do không có chi phí duy trì cũng như rã sắt vụn để phục vụ cho những mục đích khác.
Cùng với đó là không thể tiếp tục hoàn thành các dự án còn đang dang dở dưới thời Liên Xô do thiếu tiền. Điển hình là việc hoàn thành tốt tàu sân bay Varyag, chị em song sinh với chiếc tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov duy nhất hiện nay của Nga. Điều này khiến cho người Trung Quốc có thể mua lại và biến chiếc Varyag và biến nó trở thành tàu sân bay Liêu Ninh - chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên trong lịch sử của Hải quân Trung Quốc
Những lí do đó khiến cho Hải quân Nga hậu Xô Viết vừa bị sụt giảm quy mô lực lượng một cách trầm trọng trong khi ngành công nghiệp tàu chiến bị chảy máu chất xám rất nhiều bởi việc nước ngoài chớp lấy thời cơ mua lại những công nghệ hàng đầu này.
Hiện nay, Hải quân Nga vẫn đang duy trì những chiến hạm mặt nước chủ lực cốt cán của mình là những tàu chiến cũ của Hải quân Liên Xô. Có thể kể đến như tàu sân bay duy nhất Đô đốc Kuznetsov, tàu tuần dương hạt nhân Peter Đại đế, các tàu khu trục chống ngầm Udaloy, tàu tuần dương lớp Slava, tàu đổ bộ Ropucha cùng nhiều loại tàu khác.
Những con tàu này dù cho vẫn còn năng lực tác chiến khá tốt dẫu vậy chúng đều đã có tuổi đời rất cao, đều đã phục vụ trong biên chế từ Hải quân Liên Xô cho đến nay là Hải quân Nga, ít nhất cũng đã là hơn 30 năm tuổi. Dẫu cho được nâng cấp đi chăng nữa thì với nguyên lý thiết kế ban đầu của những con tàu đều đang dần lạc hậu.
Trong khi đó, những cơ sở đóng tàu chiến mặt nước tốt nhất của Liên Xô trước đây đều được đặt trên lãnh thổ Ukraine. Và với tình trạng quan hệ ngoại giao Nga - Ukraine không hề tốt đẹp gì, thì việc hợp tác cùng với Ukraine để đóng tàu chiến mới là điều gần như không thể đối với Nga hiện nay.
Dẫu cho đã có rất nhiều siêu dự án như dự án tàu sân bay 100.000 tấn, dự án tuần dương hạm Shkval 19.000 tấn,… với những thông số kỹ thuật vô cùng lý tưởng tuy nhiên tất cả điều chỉ là nằm trên giấy. Trong khi những con tàu hiện đại mới được Nga đóng vừa nhỏ, khả năng mang tải vũ khí hạn chế, tầm đi biển và bám biển không xa, không lâu, không đủ sức để thay thế khoảng trống mà những “siêu” chiến hạm Liên Xô để lại.
Có thể nói, ngành công nghiệp đóng tàu chiến mặt nước của Nga hậu Sô Viết đã không còn khả năng có thể đóng mới những chiến hạm có lượng giãn nước lên hơn 10.000 tấn như Liên Xô trước đây nữa. Thay vào đó, họ chỉ có thể đóng những con tàu từ vài trăm cho đến 1 - 2.000 tấn, tối đa là hơn 5.000 tấn.
Hiện, ngành công nghiệp đóng tàu chiến mặt nước của Nga đã thua xa hai đối thủ Mỹ và Trung Quốc và có thể chỉ là ngang bằng với Hàn Quốc, một nền công nghiệp đóng tàu chiến mới nhưng đã gặt hái được nhiều thành công trong thời gian vừa qua. Nguồn ảnh: RHBT.
Sức mạnh của hàng không mẫu hạm Đô đốc Kuznetsov trước khi phải vào cảng sửa chữa và rơi vào cảnh "đi không hẹn ngày về".