9K31 Strela-1 là một tổ hợp tên lửa đất đối không điều khiển bằng hồng ngoại tầm thấp, cự ly ngắn và có độ cơ động cao. Nguyên bản của hệ thống này được Liên Xô chế tạo có tên định danh GRAU là 9K31, NATO gán tên ký hiệu cho hệ thống này là SA-9 Gaskin. Nguồn ảnh: Modern WeaponToàn bộ hệ thống được đặt trên khung xe cơ sở của xe trinh sát bọc thép BRDM-2 đã được cải tiến tháo bỏ tháp pháo gắn khẩu súng máy 14,5 mm và đặt vào vị trí đó 4 đạn tên lửa 9M31 trong 4 ống phóng kiêm ống bảo quản xoay được 360 độ khi tìm mục tiêu và có thể bẻ ngang hạ sát xuống nóc xe khi hành quân. Nguồn ảnh: Wiki.SA-9 Gaskin được bắt đầu phát triển vào năm 1960 và chính thức biên chế cho quân đội Liên Xô năm 1968. Đạn tên lửa 9M31 của hệ thống có chiều dài 1,803 m; đường kính 0,12 m; trọng lượng 32 kg; đầu đạn nổ phá mảnh nặng 2,6 kg; tầm bắn tối đa 4,2 km. Nguồn ảnh: Military Russia.Đến năm 1970, SA-9 được cải tiến thành SA-9B với tên lửa 9M31M bổ sung bộ phận làm lạnh đầu dò hồng ngoại, giúp đối phó tốt hơn trước mồi bẫy nhiệt cũng như một vài phương tiện đối kháng điện tử khác của đối phương. Nguồn ảnh: Russian Arms.Radar 9S16 của SA-9 có ưu điểm là thu được sóng thụ động, giúp ẩn mình kỹ hơn trước các biện pháp trinh sát kỹ thuật và có thể bất ngờ “tặng” cho đối phương 2 quả tên lửa cùng lúc. Hiện nay SA-9 Gaskin đã bị thay thế vị trí trong đội hình phòng không của quân đội Nga bởi SA-13 hoàn thiện hơn. Nguồn ảnh: militaryrussia.ru.Hệ thống phòng không tầm thấp này được báo cáo đã xuất khẩu tới gần 30 quốc gia trên khắp thế giới, hầu hết là đồng minh cũ của Liên Xô như Cuba, Ấn Độ, Algeria, Ai Cập, Yemen… đặc biệt trong đó có cả Việt Nam. Nguồn ảnh: Russian Arms.Tuy nhiên giống như SA-6, đến nay vẫn chưa có hình ảnh nào chứng minh sự có mặt của SA-9 Gaskin trên dải đất hình chữ S, mặc dù phiên bản nâng cấp của nó là SA-13 đã xuất hiện rất nhiều. Nguồn ảnh: Russian Arms.Do vậy, khả năng rất cao là báo cáo trên đã dẫn số liệu sai từ một nguồn cung cấp có độ tin cậy chưa được đảm bảo. Hoặc cũng có thể tương tự trường hợp tiêm kích MiG-23, nước ngoài đã nhầm lẫn với phương tiện được Liên Xô triển khai trên lãnh thổ Việt Nam nhằm bảo vệ căn cứ quân sự của họ thành vũ khí của chúng ta. Nguồn ảnh: Russian Arms.Một góc ảnh có sự xuất hiện của cả 9K31 Strela-1 và hậu duệ của nó sau này là 9K35 Strela-10. Hiện tại, 9K31 Strela-1 vẫn xuất hiện trong biên chế quân đội một số nước Đông Âu chứ chưa bị loại biên hoàn toàn. Nguồn ảnh: Russian Arms.
9K31 Strela-1 là một tổ hợp tên lửa đất đối không điều khiển bằng hồng ngoại tầm thấp, cự ly ngắn và có độ cơ động cao. Nguyên bản của hệ thống này được Liên Xô chế tạo có tên định danh GRAU là 9K31, NATO gán tên ký hiệu cho hệ thống này là SA-9 Gaskin. Nguồn ảnh: Modern Weapon
Toàn bộ hệ thống được đặt trên khung xe cơ sở của xe trinh sát bọc thép BRDM-2 đã được cải tiến tháo bỏ tháp pháo gắn khẩu súng máy 14,5 mm và đặt vào vị trí đó 4 đạn tên lửa 9M31 trong 4 ống phóng kiêm ống bảo quản xoay được 360 độ khi tìm mục tiêu và có thể bẻ ngang hạ sát xuống nóc xe khi hành quân. Nguồn ảnh: Wiki.
SA-9 Gaskin được bắt đầu phát triển vào năm 1960 và chính thức biên chế cho quân đội Liên Xô năm 1968. Đạn tên lửa 9M31 của hệ thống có chiều dài 1,803 m; đường kính 0,12 m; trọng lượng 32 kg; đầu đạn nổ phá mảnh nặng 2,6 kg; tầm bắn tối đa 4,2 km. Nguồn ảnh: Military Russia.
Đến năm 1970, SA-9 được cải tiến thành SA-9B với tên lửa 9M31M bổ sung bộ phận làm lạnh đầu dò hồng ngoại, giúp đối phó tốt hơn trước mồi bẫy nhiệt cũng như một vài phương tiện đối kháng điện tử khác của đối phương. Nguồn ảnh: Russian Arms.
Radar 9S16 của SA-9 có ưu điểm là thu được sóng thụ động, giúp ẩn mình kỹ hơn trước các biện pháp trinh sát kỹ thuật và có thể bất ngờ “tặng” cho đối phương 2 quả tên lửa cùng lúc. Hiện nay SA-9 Gaskin đã bị thay thế vị trí trong đội hình phòng không của quân đội Nga bởi SA-13 hoàn thiện hơn. Nguồn ảnh: militaryrussia.ru.
Hệ thống phòng không tầm thấp này được báo cáo đã xuất khẩu tới gần 30 quốc gia trên khắp thế giới, hầu hết là đồng minh cũ của Liên Xô như Cuba, Ấn Độ, Algeria, Ai Cập, Yemen… đặc biệt trong đó có cả Việt Nam. Nguồn ảnh: Russian Arms.
Tuy nhiên giống như SA-6, đến nay vẫn chưa có hình ảnh nào chứng minh sự có mặt của SA-9 Gaskin trên dải đất hình chữ S, mặc dù phiên bản nâng cấp của nó là SA-13 đã xuất hiện rất nhiều. Nguồn ảnh: Russian Arms.
Do vậy, khả năng rất cao là báo cáo trên đã dẫn số liệu sai từ một nguồn cung cấp có độ tin cậy chưa được đảm bảo. Hoặc cũng có thể tương tự trường hợp tiêm kích MiG-23, nước ngoài đã nhầm lẫn với phương tiện được Liên Xô triển khai trên lãnh thổ Việt Nam nhằm bảo vệ căn cứ quân sự của họ thành vũ khí của chúng ta. Nguồn ảnh: Russian Arms.
Một góc ảnh có sự xuất hiện của cả 9K31 Strela-1 và hậu duệ của nó sau này là 9K35 Strela-10. Hiện tại, 9K31 Strela-1 vẫn xuất hiện trong biên chế quân đội một số nước Đông Âu chứ chưa bị loại biên hoàn toàn. Nguồn ảnh: Russian Arms.