Theo thống kê, từ khi Thổ Nhĩ Kỳ tham chiến, LNA đã mất tới 7 hệ thống Pantsir-S1, trong đó 3 tổ hợp bị phá hủy và bắt sống tại căn cứ không quân Al-Watiya, như vậy trên thực tế gần như toàn bộ số lượng Pantsir-S1 của họ đã bị tiêu diệt.Việc LNA bị mất gần như toàn bộ số lượng Pantsir-S1 theo nhận định có liên quan đến việc Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng một trạm trinh sát điện tử thụ động đặc biệt.Khí tài trên cho phép máy bay không người lái Thổ Nhĩ Kỳ định vị chính xác nơi triển khai các tổ hợp Pantsir-S1 trong khu vực do LNA kiểm soát và âm thầm tiếp cận để tiêu diệt chúng.Giới phân tích cho rằng tổ hợp trinh sát điện tử thụ động (radar thụ động) trên chính là loại Kolchuga-M do Ukraine sản xuất, hoặc một biến thể của nó.Theo thông tin xuất hiện trước đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã mua một số hệ thống phòng không từ Ukraine, trong đó các trạm trinh sát điện tử thụ động rất có thể đã đi kèm.Thổ Nhĩ Kỳ được cho là đã học tập kinh nghiệm của Israel, khi Tel Aviv sử dụng những khí tài tác chiến điện tử của họ nhằm dẫn đường cho máy bay không người lái tiêu diệt tổ hợp Pantsir-S1 của Syria.Quay lại với Kolchuga-M, đây là hệ thống radar thụ động do Ukraine phát triển, nó có thể phát hiện các mục tiêu bay từ cự ly 800 km ở mọi độ cao, ngoài ra còn định vị được nguồn phát sóng điện từ trên mặt đất, ví dụ như radar của tổ hợp phòng không.Mỗi hệ thống Kolchuga-M bao gồm 3 đài thu tín hiệu sóng điện từ, có thể bố trí cách nhau 10 km, cùng 1 đài điều khiển xử lý tín hiệu trung tâm.Tổ hợp này có thể phát hiện và bám sát các loại phương tiện bay thông qua nguyên tắc giao hội sóng điện từ giữa 3 đài thu tín hiệu, nó còn có thể định vị chính xác nguồn phát sóng từ mặt đất thông qua nguyên tắc trên.Kolchuga-M có thể cùng lúc bám sát tín hiệu của 32 mục tiêu với đủ 3 tham số (cự ly, góc tà và phương vị). Đài thu và trạm điều khiển trung tâm đề được đặt trên khung gầm xe tải việt dã Kraz 6x6.Kolchuga-M được coi là một trong những hệ thống cảnh báo sớm đường không đặc biệt hiệu quả, nó có thể phát hiện các loại máy bay tàng hình hiện có hoặc sẽ được trang bị trong tương lai thông qua sóng vô tuyến.Theo tính toán, nếu đặt ở độ cao 100 m so với mặt đất và mục tiêu bay ở độ cao 10 km thì Kolchuga-M có thể phát hiện từ cự ly 450 km, còn mục tiêu bay ở độ cao 20 km thì cự ly phát hiện đạt tới 620 km.Hơn nữa, do Kolchuga-M là hệ thống cảm biến thụ động nên nó có khả năng sống sót cao vì không phát sóng mà chỉ thu, khiến các loại tên lửa chống bức xạ diệt radar không thể nương theo cánh sóng để bay tới tìm diệt.Hiện tại chưa rõ tầm xác định mục tiêu đối với phương tiện phát sóng điện từ triển khai trên mặt đất của Kolchuga-M là bao nhiêu, nhưng con số này được dự báo cũng không hề nhỏ và đủ để giúp máy bay không người lái tìm tới chính xác vị trí Pantsir-S1 hoạt động.
Theo thống kê, từ khi Thổ Nhĩ Kỳ tham chiến, LNA đã mất tới 7 hệ thống Pantsir-S1, trong đó 3 tổ hợp bị phá hủy và bắt sống tại căn cứ không quân Al-Watiya, như vậy trên thực tế gần như toàn bộ số lượng Pantsir-S1 của họ đã bị tiêu diệt.
Việc LNA bị mất gần như toàn bộ số lượng Pantsir-S1 theo nhận định có liên quan đến việc Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng một trạm trinh sát điện tử thụ động đặc biệt.
Khí tài trên cho phép máy bay không người lái Thổ Nhĩ Kỳ định vị chính xác nơi triển khai các tổ hợp Pantsir-S1 trong khu vực do LNA kiểm soát và âm thầm tiếp cận để tiêu diệt chúng.
Giới phân tích cho rằng tổ hợp trinh sát điện tử thụ động (radar thụ động) trên chính là loại Kolchuga-M do Ukraine sản xuất, hoặc một biến thể của nó.
Theo thông tin xuất hiện trước đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã mua một số hệ thống phòng không từ Ukraine, trong đó các trạm trinh sát điện tử thụ động rất có thể đã đi kèm.
Thổ Nhĩ Kỳ được cho là đã học tập kinh nghiệm của Israel, khi Tel Aviv sử dụng những khí tài tác chiến điện tử của họ nhằm dẫn đường cho máy bay không người lái tiêu diệt tổ hợp Pantsir-S1 của Syria.
Quay lại với Kolchuga-M, đây là hệ thống radar thụ động do Ukraine phát triển, nó có thể phát hiện các mục tiêu bay từ cự ly 800 km ở mọi độ cao, ngoài ra còn định vị được nguồn phát sóng điện từ trên mặt đất, ví dụ như radar của tổ hợp phòng không.
Mỗi hệ thống Kolchuga-M bao gồm 3 đài thu tín hiệu sóng điện từ, có thể bố trí cách nhau 10 km, cùng 1 đài điều khiển xử lý tín hiệu trung tâm.
Tổ hợp này có thể phát hiện và bám sát các loại phương tiện bay thông qua nguyên tắc giao hội sóng điện từ giữa 3 đài thu tín hiệu, nó còn có thể định vị chính xác nguồn phát sóng từ mặt đất thông qua nguyên tắc trên.
Kolchuga-M có thể cùng lúc bám sát tín hiệu của 32 mục tiêu với đủ 3 tham số (cự ly, góc tà và phương vị). Đài thu và trạm điều khiển trung tâm đề được đặt trên khung gầm xe tải việt dã Kraz 6x6.
Kolchuga-M được coi là một trong những hệ thống cảnh báo sớm đường không đặc biệt hiệu quả, nó có thể phát hiện các loại máy bay tàng hình hiện có hoặc sẽ được trang bị trong tương lai thông qua sóng vô tuyến.
Theo tính toán, nếu đặt ở độ cao 100 m so với mặt đất và mục tiêu bay ở độ cao 10 km thì Kolchuga-M có thể phát hiện từ cự ly 450 km, còn mục tiêu bay ở độ cao 20 km thì cự ly phát hiện đạt tới 620 km.
Hơn nữa, do Kolchuga-M là hệ thống cảm biến thụ động nên nó có khả năng sống sót cao vì không phát sóng mà chỉ thu, khiến các loại tên lửa chống bức xạ diệt radar không thể nương theo cánh sóng để bay tới tìm diệt.
Hiện tại chưa rõ tầm xác định mục tiêu đối với phương tiện phát sóng điện từ triển khai trên mặt đất của Kolchuga-M là bao nhiêu, nhưng con số này được dự báo cũng không hề nhỏ và đủ để giúp máy bay không người lái tìm tới chính xác vị trí Pantsir-S1 hoạt động.