Giám đốc Ủy ban Công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ (SSB), ông Ismail Demir cho biết, máy bay đã hoàn thành tốt nội dung thử nghiệm cất cánh và duy trì trạng thái bay liên tục. Các trang thiết bị điện tử trên trực thăng hoạt động đáp ứng yêu cầu đặt ra.Những trang thiết bị mới được tích hợp lên trực thăng ATAK FAZ-2 bao gồm các hệ thống tác chiến điện tử và một số nâng cấp ở thiết bị cảnh báo radar (RWR), thiết bị cảnh báo laser (LWR), máy phá sóng (RFJ)... Những thông số cơ bản khác của T129 ATAK vẫn được giữ nguyên trên ATAK FAZ-2.Như vậy, ngoài khả năng chống tăng-thiết giáp và chi viện hỏa lực bộ binh như ở T129 ATAK thì biến thể trực thăng tấn công ATAK FAZ-2 sẽ còn có thể thực hiện nhiệm vụ đối kháng điện tử, trinh sát, thu thập tin tức tình báo.Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ dự kiến sẽ nhận được 20 chiếc ATAK FAZ-2 tính từ nay tới cuối năm sau.Giới quan sát nhận định, cũng giống như Nga, Thổ Nhĩ Kỳ đã dùng chiến trường Syria để thử vũ khí của mình.Dòng trực thăng tấn công T129 ATAK đã được đem sang chiến trường này ngay trong giai đoạn đầu khi nước này quyết định triển khai các chiến dịch quân sự trên đất Syria.Trực thăng tấn công này đã gây ra những tổn thất nghiêm trọng cho dân quân người Kurd và cả quân đội chính phủ Syria.Thậm chí theo một số ý kiến chuyên gia phân tích, loại trực thăng này còn đáng sợ hơn cả "xe tăng bay" Mi-24 của Nga.Trực thăng T129 ATAK là sản phẩm hợp tác giữa Tập đoàn nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ Aerospace Industries (TUSAS/TAI) và hãng Augusta Westland của Italy.Đây là loại trực thăng tấn công dựa trên mẫu A-129 Mangusta mà Augusta Westland sản xuất cho Không quân Italy.Máy bay bắt đầu được biên chế cho quân đội Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 2014.Là trực thăng vũ trang nên T-129 có khả năng mang theo tới hơn 1 tấn vũ khí bao gồm pháo, tên lửa và rocket.Đầu tiên phải kể đến là pháo nòng xoay 3 nòng cỡ 20mm với 500 viên đạn.Hai bên hông máy bay được bố trí 2 cánh nhỏ với 4 điểm treo cho phép mang rocket, tên lửa.Trên T-129 còn có 4 ống phóng rocket cỡ 70mm có điều khiển Cirit do Thổ Nhĩ Kỳ tự phát triển, dùng đầu tự dẫn laser bán chủ động, tầm bắn 1,5-8km.Trực thăng T-129 còn có thể mang theo tên lửa không đối không (có thể là loại AIM-92 Stinger hay MBDA Mistra).T-129 được trang bị tổ hợp ngắm quang – điện dùng để trinh sát, dẫn đường tên lửa đặt ngay trước mũi, trên ụ pháo 20mm.Về kích thước, trực thăng T-129 có chiều dài 12,2m; chiều cao 11,9m.Trọng lượng cất cánh tối đa của T-129 là 5.000kg; tải trọng vũ khí: 1.150kg.Vận tốc cực đại của trực thăng T-129 là 278km/h; vận tốc hành trình: 269km/h.Trực thăng T-129 có tầm bay 1.000km và trần bay là 6.096m.Cơ động cao, hỏa lực mạnh, T-129 được coi là một trong những sát thủ diệt tăng đáng sợ nhất hiện nay.
Giám đốc Ủy ban Công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ (SSB), ông Ismail Demir cho biết, máy bay đã hoàn thành tốt nội dung thử nghiệm cất cánh và duy trì trạng thái bay liên tục. Các trang thiết bị điện tử trên trực thăng hoạt động đáp ứng yêu cầu đặt ra.
Những trang thiết bị mới được tích hợp lên trực thăng ATAK FAZ-2 bao gồm các hệ thống tác chiến điện tử và một số nâng cấp ở thiết bị cảnh báo radar (RWR), thiết bị cảnh báo laser (LWR), máy phá sóng (RFJ)... Những thông số cơ bản khác của T129 ATAK vẫn được giữ nguyên trên ATAK FAZ-2.
Như vậy, ngoài khả năng chống tăng-thiết giáp và chi viện hỏa lực bộ binh như ở T129 ATAK thì biến thể trực thăng tấn công ATAK FAZ-2 sẽ còn có thể thực hiện nhiệm vụ đối kháng điện tử, trinh sát, thu thập tin tức tình báo.
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ dự kiến sẽ nhận được 20 chiếc ATAK FAZ-2 tính từ nay tới cuối năm sau.
Giới quan sát nhận định, cũng giống như Nga, Thổ Nhĩ Kỳ đã dùng chiến trường Syria để thử vũ khí của mình.
Dòng trực thăng tấn công T129 ATAK đã được đem sang chiến trường này ngay trong giai đoạn đầu khi nước này quyết định triển khai các chiến dịch quân sự trên đất Syria.
Trực thăng tấn công này đã gây ra những tổn thất nghiêm trọng cho dân quân người Kurd và cả quân đội chính phủ Syria.
Thậm chí theo một số ý kiến chuyên gia phân tích, loại trực thăng này còn đáng sợ hơn cả "xe tăng bay" Mi-24 của Nga.
Trực thăng T129 ATAK là sản phẩm hợp tác giữa Tập đoàn nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ Aerospace Industries (TUSAS/TAI) và hãng Augusta Westland của Italy.
Đây là loại trực thăng tấn công dựa trên mẫu A-129 Mangusta mà Augusta Westland sản xuất cho Không quân Italy.
Máy bay bắt đầu được biên chế cho quân đội Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 2014.
Là trực thăng vũ trang nên T-129 có khả năng mang theo tới hơn 1 tấn vũ khí bao gồm pháo, tên lửa và rocket.
Đầu tiên phải kể đến là pháo nòng xoay 3 nòng cỡ 20mm với 500 viên đạn.
Hai bên hông máy bay được bố trí 2 cánh nhỏ với 4 điểm treo cho phép mang rocket, tên lửa.
Trên T-129 còn có 4 ống phóng rocket cỡ 70mm có điều khiển Cirit do Thổ Nhĩ Kỳ tự phát triển, dùng đầu tự dẫn laser bán chủ động, tầm bắn 1,5-8km.
Trực thăng T-129 còn có thể mang theo tên lửa không đối không (có thể là loại AIM-92 Stinger hay MBDA Mistra).
T-129 được trang bị tổ hợp ngắm quang – điện dùng để trinh sát, dẫn đường tên lửa đặt ngay trước mũi, trên ụ pháo 20mm.
Về kích thước, trực thăng T-129 có chiều dài 12,2m; chiều cao 11,9m.
Trọng lượng cất cánh tối đa của T-129 là 5.000kg; tải trọng vũ khí: 1.150kg.
Vận tốc cực đại của trực thăng T-129 là 278km/h; vận tốc hành trình: 269km/h.
Trực thăng T-129 có tầm bay 1.000km và trần bay là 6.096m.
Cơ động cao, hỏa lực mạnh, T-129 được coi là một trong những sát thủ diệt tăng đáng sợ nhất hiện nay.