Tại triển lãm quốc phòng Army 2018, Bộ Quốc phòng Nga đã ký hợp đồng với tổ hợp chế tạo hàng không Sukhoi để sản xuất hàng loạt 16 tiêm kích Su-57 cho tới năm 2027.Số lượng trên bị đánh giá là quá nhỏ nhoi nếu đặt cạnh 700 chiếc F-35 của Mỹ, hay hơn 100 tiêm kích J-20 mà Trung Quốc đã tuyên bố sẽ sớm đưa vào thành phần tác chiến.Có vẻ như không muốn gây thất vọng, Tổng thống Vladimir Putin đã công bố một kế hoạch tham vọng, đó là Nga dự định sẽ gia tăng phi đội Su-57 của mình lên tới con số 76 thay vì chỉ 16 chiếc.Với số lượng như trên, đơn giá máy bay đã giảm bớt tới 20% do chi phí nghiên cứu chế tạo được phân bổ đều hơn cho từng sản phẩm riêng lẻ, mốc thời hạn tiếp nhận vẫn được xác định là năm 2027.Mặc dù vậy mới đây đã xuất hiện thông tin đầy bất ngờ, đó là không quân Nga dự kiến sẽ nhận số lượng lớn máy bay chiến đấu tàng hình Su-57 trước thời hạn, cụ thể con số lên tới 80 chiếc chỉ trong 2 - 3 năm tới.Nhận định trên được đưa ra bởi phi công danh dự của không quân Nga -Thiếu tướng Vladimir Popov trong một cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn New Inform.Ông Popov nói: "Chúng tôi không vội vàng chuyển sang tiêm kích thế hệ năm vì đã có những chiến đấu cơ thế hệ 4+ và 4 ++ rất tốt - đó là MiG-35 dựa trên MiG-29, MiG-31; cũng như Su-30SM và Su-35 được chế tạo trên cơ sở Su-27"."Về tính năng kỹ chiến thuật, các tiêm kích này có thể so sánh với máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, nhưng chúng rẻ hơn trong sản xuất và vận hành"."Với tình hình trên, tại sao chúng ta lại phải tạo ra sự căng thẳng về kinh tế để khẳng định rằng nước Nga ngang tầm với các quốc gia tiên tiến nhất trên thế giới"?"Chúng tôi đã có Su-57 thuộc thế hệ thế hệ thứ năm, đến nay số lượng còn ít nhưng trong 2 hoặc 3 năm nữa, Nga sẽ đưa vào biên chế 80 chiếc, hoặc thậm chí nhiều hơn nếu cần", Thiếu tướng Vladimir Popov khẳng định.Tuyên bố như trên của vị Thiếu tướng Nga đã làm nổ ra một cuộc tranh cãi, bởi vì hiện tại thậm chí chưa có một tiêm kích tàng hình Su-57 sản xuất hàng loạt nào phục vụ trong lực lượng hàng không vũ trụ Nga.Bên cạnh đó, trong điều kiện khó khăn của các cơ sở sản xuất hiện tại, hoàn toàn không thể thực hiện kế hoạch tham vọng như vậy chỉ trong vòng 2 - 3 năm.Cần nhắc lại rằng tiêm kích tàng hình Su-57 sản xuất loạt đầu tiên được kỳ vọng sẽ phục vụ không quân Nga vào cuối năm ngoái, nhưng trong một chuyến bay thử nghiệm nó đã bị rơi ở vùng lãnh thổ Khabarovsk.Sau đó thông tin cho rằng máy bay Su-57 tiếp theo sẽ được bàn giao cho lực lượng hàng không vũ trụ Nga vào tháng 5-2020, tuy nhiên cho đến nay điều này vẫn chưa được thực hiện.Vướng mắc lớn nhất theo phán đoán đó là Nga vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác của vụ rơi Su-57 vào năm ngoái, khiến dây chuyền lắp ráp chưa thể tái khởi động.
Tại triển lãm quốc phòng Army 2018, Bộ Quốc phòng Nga đã ký hợp đồng với tổ hợp chế tạo hàng không Sukhoi để sản xuất hàng loạt 16 tiêm kích Su-57 cho tới năm 2027.
Số lượng trên bị đánh giá là quá nhỏ nhoi nếu đặt cạnh 700 chiếc F-35 của Mỹ, hay hơn 100 tiêm kích J-20 mà Trung Quốc đã tuyên bố sẽ sớm đưa vào thành phần tác chiến.
Có vẻ như không muốn gây thất vọng, Tổng thống Vladimir Putin đã công bố một kế hoạch tham vọng, đó là Nga dự định sẽ gia tăng phi đội Su-57 của mình lên tới con số 76 thay vì chỉ 16 chiếc.
Với số lượng như trên, đơn giá máy bay đã giảm bớt tới 20% do chi phí nghiên cứu chế tạo được phân bổ đều hơn cho từng sản phẩm riêng lẻ, mốc thời hạn tiếp nhận vẫn được xác định là năm 2027.
Mặc dù vậy mới đây đã xuất hiện thông tin đầy bất ngờ, đó là không quân Nga dự kiến sẽ nhận số lượng lớn máy bay chiến đấu tàng hình Su-57 trước thời hạn, cụ thể con số lên tới 80 chiếc chỉ trong 2 - 3 năm tới.
Nhận định trên được đưa ra bởi phi công danh dự của không quân Nga -Thiếu tướng Vladimir Popov trong một cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn New Inform.
Ông Popov nói: "Chúng tôi không vội vàng chuyển sang tiêm kích thế hệ năm vì đã có những chiến đấu cơ thế hệ 4+ và 4 ++ rất tốt - đó là MiG-35 dựa trên MiG-29, MiG-31; cũng như Su-30SM và Su-35 được chế tạo trên cơ sở Su-27".
"Về tính năng kỹ chiến thuật, các tiêm kích này có thể so sánh với máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, nhưng chúng rẻ hơn trong sản xuất và vận hành".
"Với tình hình trên, tại sao chúng ta lại phải tạo ra sự căng thẳng về kinh tế để khẳng định rằng nước Nga ngang tầm với các quốc gia tiên tiến nhất trên thế giới"?
"Chúng tôi đã có Su-57 thuộc thế hệ thế hệ thứ năm, đến nay số lượng còn ít nhưng trong 2 hoặc 3 năm nữa, Nga sẽ đưa vào biên chế 80 chiếc, hoặc thậm chí nhiều hơn nếu cần", Thiếu tướng Vladimir Popov khẳng định.
Tuyên bố như trên của vị Thiếu tướng Nga đã làm nổ ra một cuộc tranh cãi, bởi vì hiện tại thậm chí chưa có một tiêm kích tàng hình Su-57 sản xuất hàng loạt nào phục vụ trong lực lượng hàng không vũ trụ Nga.
Bên cạnh đó, trong điều kiện khó khăn của các cơ sở sản xuất hiện tại, hoàn toàn không thể thực hiện kế hoạch tham vọng như vậy chỉ trong vòng 2 - 3 năm.
Cần nhắc lại rằng tiêm kích tàng hình Su-57 sản xuất loạt đầu tiên được kỳ vọng sẽ phục vụ không quân Nga vào cuối năm ngoái, nhưng trong một chuyến bay thử nghiệm nó đã bị rơi ở vùng lãnh thổ Khabarovsk.
Sau đó thông tin cho rằng máy bay Su-57 tiếp theo sẽ được bàn giao cho lực lượng hàng không vũ trụ Nga vào tháng 5-2020, tuy nhiên cho đến nay điều này vẫn chưa được thực hiện.
Vướng mắc lớn nhất theo phán đoán đó là Nga vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác của vụ rơi Su-57 vào năm ngoái, khiến dây chuyền lắp ráp chưa thể tái khởi động.